Phiên chợ đồ cổ, đồ cũ chỉ có duy nhất tại |
Chợ được họp ngay trên vỉa hè phố Đinh Công Tráng thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), thu hút được nhiều đối tượng yêu thích sưu tầm vì có rất nhiều món hàng đa dạng. Với nhiều người mê đồ cổ ở Nghệ An và Hà Tĩnh, khi nói tới khu chợ đồ cổ này thì không ai không biết. Có người tìm tới khu chợ này để mua bán trao đổi, có người lại tới chỉ để nhâm nhi ly cà phê rồi ngắm những món đồ. Chợ họp vào Thứ 7, Chủ nhật hàng tuần. Phiên chợ bán đồ đồng, đồ cũ, đồ cổ… có món đồ cổ "vài trăm đến cả nghìn năm tuổi" bày bán trên vỉa hè. Người bán kẻ mua đôi khi không quan tâm nhiều về giá mà chỉ bàn luận về món hàng độc đáo. |
Theo ông Giáp - một chủ gian hàng tại chợ chia sẻ, mọi người gọi là chợ nhưng thật ra đây là một địa chỉ uy tín nhằm giao lưu của những người có chung niềm đam mê đồ cổ. Mọi người đến đây để trao đổi, mua bán hoặc để khoe những món đồ mà mình sưu tầm được. Giá trị nằm ở niên hạn của món đồ cũng như độ hiếm có của nó... "Đồ cổ là đam mê, nó ngấm vào máu thịt mình, nên hầu hết anh em ở đây đều lặn lội khắp cả nước để săn tìm cho bằng được những món đồ độc và hiếm để mang tới phiên chợ trao đổi cùng các anh em", ông Giáp nói thêm. |
Theo những người bán đồ cổ ở đây, nhiều năm nay, người yêu và buôn bán đồ cổ tại thành phố Vinh luôn duy trì hoạt động giao lưu, mua bán, trao đổi những món đồ cổ sưu tầm được. Trước đây, "chợ đồ cổ" họp cố định trong nhà. Tuy nhiên, gần 2 tháng nay nó đã được dời ra vỉa hè đường Đinh Công Tráng, thành phố Vinh |
Là "tay chơi" chơi đồ cổ gần như sành sỏi nhất thành Vinh, cũng là người đồng sáng lập chợ đồ cổ này, ông Trần Văn Bình (trú phường Vinh Tân) chia sẻ rằng, bày bán đồ cổ thực ra là thỏa mãn đam mê chứ không quan tâm nhiều đến kinh tế.
“Mặc dù có tuổi đời sâu nhất nhưng chiếc chum sành này không phải là món hàng có giá trị về kinh tế do bị lỗi, vỡ, nứt... và đã được gia cố, gắn lại…” - Ông Bình chia sẻ |
Một chiếc đèn được giới thiệu có tuổi đời khoảng 1.000 năm, tuy nhiên người bán không tiết lộ giá với phóng viên. Mức giá được lập cho từng món hàng tùy thuộc vào độ độc, quý, hiếm, niên đại, độ hoàn mỹ của sản phẩm, cũng như khả năng thẩm định, thương thuyết của người mua và người bán. Chợ được lập ra nhằm để những người yêu, am hiểu và sống bằng nghề buôn đồ cổ trao đổi, mua bán và giao lưu với nhau. Hầu hết họ đã quen biết nhau từ trước và có mối quan hệ làm ăn lâu dài, đã quá hiểu nhau, do vậy các cuộc mặc cả diễn ra khá vui vẻ, hài hước.
|
Những món đồ bằng gốm, sứ như bát, đĩa, thìa... là sản phẩm được bày bán nhiều nhất. |
"Những món hàng có giá trị 70-80 triệu, thậm chí cao hơn thì chúng tôi không mang ra đây bán vì quá trình vận chuyển, bày bán có nhiều rủi ro. Hàng có giá trị cao thường được bán ngay tại nhà, cho những người thực sự có kinh tế và rất am hiểu về nó" - Ông Bình cho hay |
Anh Giáp - một người buôn đồ cổ khá ưng ý với chiếc lục bình bằng gốm mà anh sở hữu. Theo anh, đây là lục bình Bát Tràng, dòng men lam, ngoài họa tiết đắp nổi còn có "minh văn" (dòng chữ viết bên ngoài), có niên đại vào thời cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tuổi đời khoảng 300-400 năm. Ông Thắng (Phường Lê Mao) cho biết: "Tôi rất thích sưu tập đồ cổ, đặc biệt là đồ sứ. Nên giờ có chợ họp ở đây tuần nào tôi cũng ra cố chọn cho mình món đồ yêu thích. Nhưng quan trong giá thành không quá đắt…”. |
Ở đây, những người hoài cổ có thể tìm thấy nhiều món đồ cũ, gợi lại một thời đầy gian khó của đất nước như phụ tùng xe đạp, đồng hồ, đèn pin, chiếc đĩa đèn dầu lạc hay những kỷ vật chiến tranh... Không chỉ khách ở Nghệ An mà khách ngoài tỉnh như Hà Tĩnh hay một số tỉnh thành khác cũng tìm tới mua đồ cũ, đồ cổ ở chợ độc đáo chỉ họp vào dịp cuối tuần này. Có một điều đặc biệt ở khu chợ này này, người bán không được, khách đến không mua được cũng không sao. Chủ yếu là họ được gặp gỡ, bàn luận về một món hàng yêu thích hay "vỡ" ra nhiều kiến thức về cổ vật. Khu chợ độc đáo này cũng làm cho người dân qua tâm hơn đến những giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử. |