Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp cũng như bối cảnh trong nước chưa thực sự ổn định sẽ tác động đến ngành Công Thương trong ngắn và dài hạn.
Bộ Công Thương đấu giá nhập khẩu 126.000 tấn đường Xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn đối diện những 'biến số' khó lường

Nhiều yếu tố tác động

Theo phân tích từ Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương, còn nhiều yếu tố bất lợi tác động tới ngành Công Thương.

Cụ thể với sản xuất công nghiệp, xung đột địa chính trị trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng toàn cầu, đẩy giá các mặt hàng năng lượng tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất và chi phí vận tải của các doanh nghiệp trong nước. Chi phí sản xuất cao sẽ làm tăng giá cả hàng hóa, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nguy cơ bị tấn công đối với các tàu hàng khi đi qua các tuyến đường biển trọng yếu (biển Đỏ, vùng Vịnh,...) cũng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nhiều mặt hàng quan trọng, bao gồm cả nguyên liệu phục vụ sản xuất. Do đó, Việt Nam có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu hoặc giá thành tăng cao, ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Xung đột tại Bangladesh sẽ khiến nhiều nước nhập khẩu gấp rút tìm kiếm nguồn cung thay thế và với lợi thế sẵn có, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có cơ hội lớn để tiếp cận tìm kiếm các đơn hàng sản xuất.

Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, cần tập trung: Phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tiếp tục đối mặt với nguy cơ đứt gãy nguồn cung. Ảnh minh hoạ

Tại thị trường trong nước, Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đang xin ý kiến, trong đó có đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng về mức 8% nếu được thông qua sẽ tạo ra những động lực mới cho cộng đồng doanh nghiệp, từ đó khuyến khích đầu tư và thúc đẩy sản xuất.

Mục tiêu đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành sớm công trình Đường dây 500 kV mạch 3 sẽ tạo ra động lực cho sản xuất phát triển bằng việc tăng nguồn cung điện cho miền Bắc, phục vụ nguồn điện ổn định cho sản xuất và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.

Đối với thương mại, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương phân tích rõ, xung đột địa chính trị tác động đến dòng chảy thương mại toàn cầu, tạo nên nguy cơ đứt gãy các tuyến đường vận tải trọng yếu của thế giới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ mà còn làm phát sinh thêm chi phí logistics cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường sẽ khiến doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào nước này tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp. Đây là một trong những khó khăn, trở ngại rất lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu.

Cùng đó, Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá, Uỷ ban châu Âu và Đài Loan (Trung Quốc) xem xét điều tra chống bán phá giá đối với một số nhóm hàng của Việt Nam là những diễn biến không thuận lợi cho xuất khẩu của nước ta sang các thị trường này. Doanh nghiệp và các cơ quan chức năng không chỉ phải chuẩn bị hồ sơ phục vụ điều tra, chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa, mà những động thái này còn tác động trực tiếp đến quy mô và sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp

Trong nước, nhu cầu của thị trường nội địa tăng trưởng sẽ là động lực cho nền kinh tế, đặc biệt vào thời điểm từ nay đến cuối năm do tính chất mùa lễ hội, kỳ vọng là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước phát triển.

Giải pháp ứng phó

Qua phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương có thể thấy, ngành Công Thương tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới. Cho dù thị trường trong nước có dấu hiệu khởi sắc nhưng với độ mở lớn, nền kinh tế của Việt Nam vẫn sẽ chịu nhiều rủi ro trước biến động thị trường.

Để sản xuất công nghiệp, thương mại trong nước ‘chắc chân’ trước biến động thị trường, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương đề xuất nhiều giải pháp căn cơ.

Xuất khẩu sơ mi rơ moóc thương hiệu Thaco Trailers sang thị trường Mỹ. Ảnh: THACO INDUSTRIES
Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương khuyến nghị nhiều giải pháp giúp ngành Công Thương ứng phó với biến động thị trường. Ảnh minh hoạ

Trong đó, các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện đồng bộ giải pháp để khuyến khích, thúc đẩy tiêu dùng trong nước thông qua các chương trình kích cầu. Áp dụng giải pháp về thuế, tín dụng tiêu dùng để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, việc đề xuất các phương án giảm thuế giá trị gia tăng và đưa Luật Giá vào cuộc sống sẽ góp phần bình ổn giá cả hàng hoá.

Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mở rộng hợp tác quốc tế để ứng dụng và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nhằm tranh thủ tìm kiếm và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ trong bối cảnh mới. Thường xuyên bám sát và theo dõi diễn biến tại các thị trường truyền thống, thị trường trọng điểm để có thể kịp thời đưa ra các giải pháp ứng phó với những biến động về chính trị, xã hội và những điều chỉnh về chính sách (nếu có) của các nước này.

Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia, bao gồm dự án 500 kV mạch 3 và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp và thương mại.

Cơ quan hữu quan cung cấp bổ sung nhiều lập luận về việc đáp ứng đầy đủ sáu tiêu chí kinh tế thị trường theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ để tiếp tục đề nghị phía Hoa Kỳ thực hiện cam kết về việc phối hợp mang tính xây dựng và tiến tới sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Tiếp tục phát huy vai trò của các thương vụ, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài trong việc cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác đầu tư với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp trong thương mại quốc tế.

Đối với việc Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tháp gió, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu tháp gió sang Hoa Kỳ cần liên hệ với Bộ Thương mại Hoa Kỳ khi xuất khẩu để được tính toán mức thuế riêng, nếu không sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá 58,24%.

Đối với kế hoạch điều tra chống bán phá giá của Uỷ ban châu Âu và Đài Loan (Trung Quốc), Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội Xi măng Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này cần nghiên cứu kỹ các thông tin tài liệu và hợp tác đầy đủ, toàn diện với bên khởi xướng điều tra để cung cấp thông tin, tài liệu theo đúng thể thức và thời hạn quy định; thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xem thêm