Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hà Nội đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động là vô cùng quan trọng. Vì thế, thành ủy Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 494-BC/TU về Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW, theo đó tình hình tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp xảy ra hàng năm trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp và ở mức độ cao so với cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.

Có thể nói, tình hình TNLĐ giai đoạn 2016 - 2018 có chiều hướng tăng so với giai đoạn 2013 - 2015. Nguyên nhân chính là do quy mô lao động tăng, cùng việc một số doanh nghiệp chấp hành công tác báo cáo TNLĐ tăng lên và thống kê cả khu vực không có quan hệ lao động (lao động tự do, không thuộc sự quản lý của doanh nghiệp, tổ chức). Đồng thời, nền kinh tế phát triển, TP. Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa nên có sự gia tăng đột biến các công trình xây dựng, giao thông, nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng này diễn biến phức tạp hơn.

Theo điều tra TNLĐ hàng năm và báo cáo định kỳ của các đơn vị trong 5 năm qua, toàn thành phố đã xảy ra 1.081 vụ tai nạn lao động, làm bị chết và bị thương 1.134 người; số vụ TNLĐ chết người là 226 vụ, làm 280 người chết. Các vụ TNLĐ xảy ra chủ yếu là tai nạn ngã cao (chiếm 51,72%), điện giật (chiếm 20,73%) và tập trung trong ngành xây dựng (chiếm 65,51%).

Trên địa bàn thành phố hiện có nhiều công trình lớn đang được xây dựng và các công trình xây dựng nhà là dân dụng; các khu trung tâm thương mại, chợ đầu mối, khu nhà cao tầng nên số lượng lao động cũng theo đó mà gia tăng. Tính đến ngày 31/12/2018, TP. Hà Nội có 25.281 doanh nghiệp; 1.350 làng nghề với 300 làng nghề được công nhận; 9 khu công nghiệp, chế xuất đang hoạt động; 111 cụm công nghiệp (CCN), trong đó 70 CCN cơ bản đã được lấp đầy và đi vào hoạt động ổn định. Tổng số lao động trên địa bàn thành phố có khoảng 3,8 triệu lao động làm việc trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, chế biến, các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, du lịch, thương mại... Ngoài ra, hàng ngày có hàng trăm nghìn lượt lao động tự do ra vào thành phố làm việc tập trung trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, dịch vụ.

ha noi day manh cong tac an toan ve sinh lao dong
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động

Nắm bắt kịp thời tình hình đó, nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo đảm vệ sinh lao động, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động TP. Hà Nội đã tổ chức lắp đặt 5.760 pano tuyên truyền tại các tuyến đường trục chính, các KCN & KCX, các CCN; xây dựng 600 tin bài, phóng sự về ATVSLĐ, phát 4.000 cuốn Luật ATVSLĐ; 5.000 cuốn sách “Quy định về kỹ thuật an toàn đối với một số công việc liên quan đến máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ”; cấp phát tới công đoàn cơ sở 3.000 cuốn sách “danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm”, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật ATVSLĐ với 2.000 người tham dự, in 104.700 tờ rơi, ấn phẩm, tranh tuyên truyền, tổ chức 5 hội thảo chuyên đề công tác AT, VSLĐ, 24 phóng sự truyền hình, 38 bài đăng trên các tạp chí, báo về công tác AT, VSLĐ tập trung vào các ngành, nghề có nguy cơ mất ATVSLĐ…

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong thời gian qua cùng với những dự báo về tình hình lao động sản xuất, ATLĐ trong thời gian tới, TP. Hà Nội đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn mới như sau: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về AT, VSLĐ, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về AT, VSLĐ trên địa bàn thành phố; Tăng cường công tác huấn luyện cho người sử dụng lao động và người lao động về công tác AT, VSLĐ, đặc biệt quan tâm đến các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động làm việc ở các làng nghề truyền thống, người lao động làm việc trong môi trường có yêu cầu nghiêm ngặt về AT, VSLĐ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về AT, VSLĐ, đặc biệt xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tái phạm; Xây dựng quy định rõ cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện các quy định của pháp luật về AT, VSLĐ; Tiếp tục mở các lớp huấn luyện, tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ AT, VSLĐ cho cán bộ chuyên trách cấp quận, huyện, phường, xã, các đơn vị, doanh nghiệp để triển khai, tuyên truyền đến người lao động.

Theo đó, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng cần quan tâm đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, đặc biệt là trong những ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trang bị các phương tiện cá nhân thiết yếu, phương tiện cấp cứu, cứu hộ, các trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Ngành Than đồng bộ thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ngành Than đồng bộ thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động

Với đặc thù khai thác khoáng sản trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm… thời gian qua, ngành Than đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Bắc Kạn: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn cho 444 doanh nghiệp

Bắc Kạn: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn cho 444 doanh nghiệp

Theo bà Lò Thị Hoán, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2021, tỉnh đã thực hiện giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 444 đơn vị, với số tiền giảm đóng hơn 1,9 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đóng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Doanh nghiệp đóng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có việc giảm mức đóng bằng 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các doanh nghiệp.
Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro

Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro

Việc người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ ngày 1/7/2021 – 30/6/2022) cho người lao động, đã giúp doanh nghiệp có thêm kinh phí hỗ trợ tốt hơn người lao động.
Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Những ngày sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhiều thiết bị điện như dây cáp đồng, thanh giằng trạm biến áp… trên địa bàn thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) liên tiếp bị mất cắp, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng, gián đoạn việc cung cấp điện cho khách hàng.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Huấn luyện an toàn lao động là một trong những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên năm 2021 ước tính chỉ có khoảng 2 triệu người lao động được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa giới thiệu tổng quan dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu”. Đây là một trong những hoạt động nhằm từng bước chuyển đổi mô hình phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Sáng 4/11 tại Việt Trì (Phú Thọ), Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) kết hợp với Công ty CP Hóa chất Việt Trì tổ chức Hội nghị “Tập huấn các quy định của pháp luật về an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo sử dụng cho ngành nước”. Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, các doanh nghiệp, đối tác trong ngành nước và hóa chất tham dự.
Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

Xác định an toàn vệ sinh lao động là một trong những điều kiện bắt buộc để người lao động yên tâm làm việc, mang lại năng suất cho doanh nghiệp… thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được ngành chức năng, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chú trọng thực hiện.
An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Với việc tổ chức tập huấn, trang bị thiết bị lao động đầy đủ; tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên đến người lao động, người sử dụng lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)… các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra trong quá trình lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã giảm mạnh.
Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Cùng với sản xuất, kinh doanh, kế hoạch bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cũng được Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ (KĐN) xây dựng từ đầu năm, để triển khai thực hiện có hệ thống và nghiêm túc, bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của công ty.
Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhằm cải thiện chất lượng lao động, để có thể đáp ứng kịp thời xu thế.
An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Làng nghề đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm nghìn lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, một số làng nghề luôn đối diện với nguy cơ cao mất an toàn lao động.
Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ký Văn bản số 2749/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động.
Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Trong 5 năm (2016 - 2020) thực hiện Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), công tác ATVSLĐ đã được các cấp, ngành nhiều địa phương trong cả nước quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện.
Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Mới đây tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3, tỉnh Đồng Nai, Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam (Dow Việt Nam) đã phối hợp với Hội Hóa học Việt Nam cùng các đơn vị khác và lực lượng chức năng phòng cháy chữa cháy, y tế, tổ chức diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển.
Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Đây là cách làm của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn lao động trong sản xuất.
Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Cùng với ý thức của mỗi người lao động, việc doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại sẽ giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không tốt đến môi trường, sức khỏe con người.
Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Để kiến tạo môi trường lao động thực sự hiệu quả, mang lại sự an tâm tin tưởng của đối tác, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Nam Định đã nỗ xây dựng môi trường làm việc chuẩn an toàn.
Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

So với các ngành khác, lao động trong nông nghiệp có nguy cơ mắc tai nạn lao động chỉ đứng sau xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ.
An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

Người lao động làm việc tại các công trình xây dựng luôn tiềm ẩn nguy cơ cũng như mức độ nguy hiểm cao. Chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể mất tính mạng.
An toàn lao động để phát triển bền vững

An toàn lao động để phát triển bền vững

Đây là quan điểm của nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nhờ đó, DN duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động nâng cao; đời sống vật chất, tinh thần của người lao động từng bước được cải thiện.
Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Ngành Công Thương có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, và sản xuất công nghiệp là nòng cốt trong tăng trưởng GDP của đất nước. Tuy nhiên, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như khai thác khoáng sản, điện, hóa chất, xăng dầu… luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn lao động. Vì vậy, những năm qua, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN) luôn là nhiệm vụ cấp bách được Bộ Công Thương quan tâm.
Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

Sự việc 7 bệnh nhân làm cùng phân xưởng của công ty sản xuất nhựa tại Thanh Miện, Hải Dương bị nhiễm độc thiếc (trong đó 1 người đã tử vong), mới đây, là lời cảnh tỉnh về vấn đề sức khỏe nghề nghiệp môi trường mới ở nước ta và sự đảm bảo an toàn cho người lao động.
An toàn lao động: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người

An toàn lao động: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người

Chỉ khi ý thức của người lao động, người sử dụng lao động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được chuyển hóa thành hành vi, thì các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) mới được giảm thiểu tối đa.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động