Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hà Nội: Xây dựng hạ tầng đô thị gắn liền công nghiệp bán dẫn

Chuyên gia nhận định, Hà Nội cần có năng lực về công nghệ điện tử, công nghiệp bán dẫn để xây dựng và vận hành đô thị thông minh.
Hà Nội có nhiều dư địa thúc đẩy công nghiệp bán dẫn Hợp tác "3 nhà" về đào tạo nhân lực bán dẫn tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc Chuẩn bị nhân lực bán dẫn, thu hút ‘đại bàng đến xây tổ’

Sáng 31/7, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức tọa đàm '''Xây dựng hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội, Việt Nam''.

Đề án thành phố Hà Nội thông minh gắn liền công nghiệp bán dẫn

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang trở thành trụ cột quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam và đặc biệt là Hà Nội với những tiềm năng vượt trội, đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ công nghệ thế giới.

Hà Nội, với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế, và giáo dục của cả nước, việc xây dựng một hệ sinh thái toàn diện, từ nghiên cứu, sản xuất, đến ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực, là điều vô cùng cần thiết.

Tại buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ đi theo hai hướng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, dẫn tới việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp mới. Do đó, xây dựng hệ sinh thái bán dẫn cần đặt trong tổng thể của việc xây dựng các ngành công nghiệp số và công nghiệp xanh.

Hà Nội: Xây dựng hạ tầng đô thị gắn liền công nghiệp bán dẫn
TS Nguyễn Nhật Quang trình bày báo cáo trong phiên tham luận. Ảnh: Trần Đình

TS Nguyễn Nhật Quang nhận định, các công nghệ hiện nay trở nên tân tiến hơn nhờ hệ thống dữ liệu và kết nối. Điển hình, các thực thể kết nối với nhau qua internet. Chia sẻ, dùng chung dữ liệu, qua đó mỗi thực thể trở nên thông minh hơn và tổng thể hệ thống hiệu quả hơn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và chip bán dẫn sẽ được tích hợp vào mọi thiết bị cần thiết trong đời sống. Vì vậy, hệ sinh thái bán dẫn cần đặt trong tổng thể của công nghiệp điện tử, viễn thông, IoT,...

Đối với Hà Nội, TS Nguyễn Nhật Quang đề xuất nên xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn với quy mô thành phố thông minh. Cụ thể, thủ đô cần có các đề án quy hoạch chung và quy hoạch xây dựng Hà Nội có nội dung thể hiện quyết tâm xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh.

Cùng với đó, để trở thành thành phố thông minh Hà Nội nên xây dựng hạ tầng thông tin kỹ thuật số mạnh và an toàn. Đồng thời, tất cả các vấn đề về hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, năng lượng, cấp – thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, xử lý rác thải…) sẽ phải được thông minh hóa.

Đáng chú ý, những yếu tố kể trên đòi hỏi sử dụng số lượng lớn chip bán dẫn. Điều này khiến Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cần có năng lực tương ứng về công nghệ điện tử, công nghệ bán dẫn để xây dựng và vận hành các đô thị thông minh một cách an toàn và bền vững.

Theo TS. Nguyễn Nhật Quang, để có hệ sinh thái toàn diện, các nhà hoạch định chính sách nên tham khảo tầm nhìn về vấn đề xây dựng công nghiệp bán dẫn Hà Nội trong tổng thể vùng thủ đô. Cụ thể, cần thành lập vành đai công nghiệp bán dẫn đã bắt đầu hình thành trong vùng Thủ đô (Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang…). Trong đó, Hà Nội cần phát triển hệ sinh thái bán dẫn trong tổng thể phát triển của cả vùng Thủ đô cũng như của cả nước, đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt các địa phương đào tạo nguồn nhân lực, hậu cần và thu hút đầu tư vào các phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị.

Thay đổi tư duy đón sóng đầu tư

Cũng tại buổi tọa đàm, một số chuyên gia nhận định các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam do ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, an ninh, an toàn xã hội.

Đơn cử, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới Klau Schwab đánh giá Việt Nam là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19 nhờ cách tiếp cận toàn diện về quản trị kinh tế vĩ mô.

Hà Nội: Xây dựng hạ tầng đô thị gắn liền công nghiệp bán dẫn
Các chuyên gia cùng bàn luận nhằm tìm hướng phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: Trần Đình

Đặc biệt, kết quả của các chuyến ngoại giao cấp cao của lãnh đạo Việt Nam và của các đoàn ngoại giao cấp cao của các nước tới Việt Nam, mang lại hiệu quả hết sức cụ thể để thu hút đầu tư nước ngoài.

Với lợi thế là trung tâm chính trị, hành chính của Việt Nam đồng thời là trung tâm kinh tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, Hà Nội có nhiều tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, thu hút đầu tư, trở thành một trong những khu vực trọng tâm phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Thời gian qua, Hà Nội là nơi tiếp đón nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới tới thăm Việt Nam như Nvidia, Apple, SpaceX… Hơn nữa, Hà Nội được thí điểm thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm có sử dụng ngân sách để đầu tư vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao. Các dự án phù hợp có thể nhận được ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, ưu tiên và thủ tục hải quan…

Chia sẻ trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn 2024, PGS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhận định, Hà Nội chưa thực sự khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Theo tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6%, thấp hơn mức bình quân 6,42% của cả nước. Thu hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lũy kế đến cuối năm 2023, Hà Nội đạt 41,17 tỷ USD, chiếm 8,8% cả nước.

Trong hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam, Hà Nội hiện mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ cả về số lượng doanh nghiệp cũng như lực lượng lao động. Trong số hơn 5.000 kỹ sư thiết kế vi mạch tại Việt Nam, 85% làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội chỉ chiếm 8%. Nguyên nhân là do việc tiếp cận tư duy, hành động đổi mới sáng tạo vẫn còn diễn ra tương đối chậm. Thêm vào đó là chậm đổi mới mô hình tăng trưởng, chậm cải tiến sự phối hợp giữa chính quyền thủ đô với các bộ ngành trung ương với các viện khoa học, trường đại học.

Góp ý thêm giải pháp, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cho biết, để tận dụng cơ hội sẵn có, Hà Nội cần xây dựng cơ chế riêng, đồng thời có bộ tiêu chí xác định nhà đầu tư chiến lược được hưởng chính sách ưu đãi.

Ông Nguyễn Văn Khoa đánh giá, Hà Nội cần lập chiến lược dài hạn trong 10 năm, học hỏi các quốc gia đi trước, nhất là nơi có hệ sinh thái đào tạo, cung ứng, sản xuất thiết bị điện tử nói chung và bán dẫn nói riêng.

Các chuyên gia tham dự tọa đàm khuyến nghị, để thu hút đầu tư trong công nghiệp bán dẫn, Hà Nội cần triển khai các ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, phát triển công nghiệp bán dẫn tại đây.

Một số đề xuất được nêu ra tại hội thảo bao gồm: Đối với nhà đầu tư nên được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương ban hành công văn gửi đơn vị liên quan về việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công.
Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương có đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Việc diễn tập thực binh ứng phó sự cố hóa chất sẽ giúp các đơn vị kinh doanh hóa chất, địa phương chủ động, linh hoạt để ứng phó khi sự cố xảy ra.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng đem lại hiệu quả trong tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Nhằm bảo vệ môi trường, xanh hoá ngành hoá chất, những năm qua, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp.
Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 25/10/2024 tại Hà Nội diễn ra Đại hội Hội những nhà sản xuất nhôm thanh định hình phục vụ Xây dựng và công nghiệp Việt Nam khoá II, nhiệm kỳ 2024-2029.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Chuyển đổi số trong sản xuất tại TP. Đà Nẵng đang diễn ra mạnh mẽ. Tại nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi số trong quản trị, vận hành sản xuất đã cho hiệu quả thực.
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sáng 25/10, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng cảm biến sợi quang đã chứng minh được tính đột phá khi áp dụng thực tiễn trong Hải quân Việt Nam.
‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày 24/10/2024 diễn ra Tọa đàm “Xanh hóa” sản xuất hóa chất và phân bón: Cơ hội cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Sáng 24/10, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức bàn giao máy móc thiết bị thuộc chương trình khuyến công năm 2024.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thì phải thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 diễn ra ngày 7 - 8/11 tại cơ sở Hoà Lạc của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Việc ứng dụng các trang thiết bị, máy móc mới vào khai thác và chế biến dầu khí giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro vận hành.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động