Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Hòa Bình: Nâng tầm thương hiệu gà Lạc Thủy

Mô hình chăn nuôi gà Lạc Thủy theo chuỗi liên kết của hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng tầm thương hiệu "gà Lạc Thủy".
Sẽ có khoảng 3.000.000 lượt khách đến với Khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy mỗi năm

Trong bối cảnh nhiều hộ nuôi gà cả nước lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, thị trường tiêu thụ gà thương phẩm không ổn định do hệ lụy của đại dịch Covid-19 thì các thành viên hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình cùng 100 hộ vệ tinh vẫn kinh doanh hiệu quả, được tiêu thụ khắp cả nước, đem lại lợi nhuận cao cho thành viên và các hộ vệ tinh.

Với mong muốn thay đổi tư duy, phương thức sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết với quy mô lớn, nâng cao giá trị giống gà Lạc Thủy, hợp tác xã thực hiện liên kết với 100 hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện. Việc chăn nuôi theo chuỗi với quy mô lớn sẽ đảm bảo được đầu ra với mức giá ổn định cho bà con, giúp bà con không bị tồn hàng.

Hòa Bình: Nâng tầm thương hiệu gà Lạc Thủy

Gà Lạc Thủy là giống gà bản địa, có ngoại hình đẹp, khả năng chống chịu dịch bệnh, thời tiết khí hậu tốt nên dễ nuôi, lớn nhanh

Hợp tác xã cung cấp con giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, cam kết thu mua trứng và gà thương phẩm cho tất cả các hộ vệ tinh. Ngược lại, các hộ vệ tinh cũng phải cam kết chăn nuôi theo đúng kỹ thuật hợp tác xã đã tập huấn, trang bị kiến thức. Tất cả những việc làm này đều hướng tới mục tiêu đưa hợp tác xã trở thành thương hiệu mạnh, giúp các thành viên và hộ vệ tinh cũng như người chăn nuôi trên địa bàn huyện hình thành thói quen làm việc theo chuỗi liên kết, có trách nhiệm trước cộng đồng về những sản phẩm mình làm ra.

Việc liên kết chăn nuôi gà Lạc Thủy đã giúp thành viên và các hộ vệ tinh của hợp tác xã dịch vụ Tuấn Chuyền "sống khỏe” trong đại dịch Covid-19. Từ sự mạnh dạn đầu tư vốn, liên kết để chăn nuôi, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền giải quyết việc làm cho khoảng 40 lao động địa phương. Thu nhập bình quân người lao động trong hợp tác xã đạt từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. Năm 2021, doanh thu của hợp tác xã đạt 100 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 5 tỷ đồng.

Mô hình chăn nuôi gà Lạc Thủy theo chuỗi liên kết của hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng tầm thương hiệu "gà Lạc Thủy". Việc liên kết theo chuỗi không chỉ giúp người chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định giá và đầu ra sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, mà còn tạo động lực giúp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tham gia liên kết với các hợp tác xã, trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn trên địa bàn huyện tạo sự bền vững, phát triển thương hiệu "gà Lạc Thủy".

Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là

Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là 'vàng xanh'

Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Bài 2:  Nỗi lo phát triển quá nóng

Bài 2: Nỗi lo phát triển quá nóng

Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Xem thêm