Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 05:30

Hướng tới nền nông nghiệp bền vững

Thủ tướng Chính phủ đang có nhiều động thái để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trong đó phải kể đến gói tín dụng 100 ngàn tỷ đồng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Chủ trương này đã được rất nhiều người dân, doanh nghiệp hưởng ứng và kỳ vọng đây sẽ là lời giải cho bài toán nông nghiệp ở Việt Nam.
TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR)

Tuy nhiên, để các hỗ trợ của Chính phủ đi trúng đích cũng như hướng đến mục tiêu nông nghiệp phát triển bền vững, cần phải có rất nhiều những cải thiện về thể chế. TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), thành viên Liên minh Nông nghiệp đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vuasanca về nội dung này.

Thưa ông, Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu nâng gói hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao từ 60 nghìn tỷ lên đến 100 nghìn tỷ đồng, ông đánh giá thế nào về gói tín dụng này?

Những động thái của Chính phủ thời gian qua cho thấy, nhà quản lý đang rất quan tâm đến việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp - trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Lâu nay, vì thiếu nguồn lực, vốn ít nên kinh tế nông nghiệp phát triển vẫn bấp bênh. Bởi vậy, tôi cho rằng, gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng mà Chính phủ đưa ra là rất đáng quý, sẽ giúp hỗ trợ lĩnh vực này về mặt nguồn lực. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao phải tạo được thị trường cho nông dân, lúc đó người ta mới sử dụng tín dụng có hiệu quả. Còn nếu chúng ta chỉ đẩy tín dụng vào với giá rẻ, có thể có nguy cơ luồng tín dụng đó không đến được những điểm cần đến. Dù vậy, tôi vẫn cho rằng, trong thời điểm khó khăn hiện nay, lượng tín dụng lớn như vậy là điều đáng quý cho nông nghiệp.

Lâu nay, cộng đồng doanh nghiệp vẫn phản ánh, khó khăn lớn nhất của họ là tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ. Vậy làm thế nào để giải tỏa khó khăn này cho các doanh nghiệp thưa ông?

Tiếp cận tín dụng trong nông nghiệp hoàn toàn khác so với các ngành khác như bất động sản, công nghiệp, sản xuất chế biến vì họ có nhà xưởng, kho bãi và các chứng nhận về tài sản rõ ràng để thế chấp. Với nông nghiệp, tín dụng luôn là vấn đề khó vì thế chấp đất đai, tài sản trên đất khó hơn rất nhiều. Vì thế vai trò của các hiệp hội, tổ chức, hợp tác xã trong quá trình thực hiện gói tín dụng rất quan trọng đối với việc chứng thực các khoản vay, cùng giúp nhau đảm bảo các khoản tín dụng này. Tôi nghĩ phải khai thác yếu tố này để các khoản tính dụng có thể đến tay nông dân, các hộ sản xuất và đặc biệt là các hộ sản xuất nhỏ.

Về vấn đề bảo hiểm tiền vay cho nông nghiệp, nông thôn sẽ được triển khai thế nào khi trong bối cảnh hiện nay có rất ít ngân hàng tổ chức đảm bảo tiền vay trong nông nghiệp, thưa ông?

Hiện nay, vấn đề bảo hiểm trong nông nghiệp chưa có nhiều công cụ, phương tiện tài chính để giúp đỡ cho người nông dân. Bản chất của nông nghiệp thì rủi ro cao trong khi khả năng về mặt kỹ thuật đối với cán bộ kiểm soát nắm tình hình này lại khá hạn chế. Do đó, đây là vấn đề khá đau đầu hiện nay. Tôi cho rằng, cần thí điểm ở các ngân hàng có thị trường đầu ra tốt, đặc biệt có khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó vừa phát triển hợp đồng bảo hiểm đồng thời có thể đưa người nông dân vào khuôn khổ thực thi hợp đồng, tuân thủ hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm mới có ý nghĩa.

Thưa TS, vừa rồi Liên minh Nông nghiệp có tổ chức Diễn đàn nông nghiệp mùa xuân 2017 với mục tiêu cải thiện thể chế hướng tới nền nông nghiệp bền vững, theo ông, vấn đề thể chế của chúng ta cần phải cải thiện ra sao để đạt được mục tiêu nói trên?

Tôi cho rằng, nền nông nghiệp Việt Nam vừa cần sự phát triển bền vững, vừa cần tổ chức lại sản xuất cũng như cần trách nhiệm lớn hơn đối với người tiêu dùng, những nhà nhập khẩu hàng hóa để tạo thương hiệu. Nhìn từ đó để thấy có rất nhiều, rất nhiều điều cần phải hoàn thiện thể chế cho ngành nông nghiệp. Trong đó phải kể đến các quy định về chất lượng, quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm… Nhưng điều quan trọng nhất phải kể đến đó là tổ chức thị trường. Đây là yếu tố cốt lõi để thay đổi được những vấn đề bấp bênh của sản xuất nông nghiệp hiện nay. Theo đó, vai trò hiệp hội trong từng ngành hàng cần chủ động, có quyền tự chủ, tự quản độc lập, tự họ tham gia và có trách nhiệm vào ngành đó. Và với vai trò trách nhiệm của mình, nhà quản lý cần cho các hiệp hội, tổ chức, hợp tác xã có thời gian để họ kiện toàn chứ không nên can thiệp quá sâu, gây méo mó.

Nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam bắt đầu đi xuống. Theo ông, vấn đề thể chế đối với ngành lúa gạo sẽ thế nào, thưa ông?

Chúng ta có thành tựu xuất khẩu lâu dài, suốt từ thời mở cửa đến nay Việt Nam đã vươn lên trở thành cường quốc về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên hiện xuất khẩu gạo đang gặp khá nhiều trở ngại. Trong đó phải kể đến chính sách đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tôi muốn nói đến Nghị định 109. Nghị định 109 cần có cải cách để tháo gỡ một số khó khăn cho doanh nghiệp. Về phía nội bộ của ngành, như tích tụ đất đai, thay đổi cơ chế đầu vào, tín dụng, vai trò của hợp tác xã… đều cần phải đẩy lên bước tiến mới.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của các hợp tác xã hiện nay?

Các tổ chức hiệp hội, hợp tác xã… có ý nghĩa then chốt với tổ chức sản xuất nông nghiệp nhưng đáng tiếc vẫn tổ chức mô hình kiểu cũ, có sự can thiệp sâu của chính quyền trung ương, địa phương. Thực tế này làm mất tính độc lập, tự chủ, tính minh bạch, chính xác công bằng nên vai trò của hội không còn. So với các nước và vùng lãnh thổ xung quanh như Nhật Bản, Đài Loan, mô hình tổ chức của họ rất độc lập, rõ vai trò. Bởi vậy, tôi cho rằng, cần thay đổi trong khuôn khổ luật về hội mới hỗ trợ được nhà nước về mặt quản lý, hỗ trợ DN về mặt thị trường, nâng cao chất lượng các tổ chức hiệp hội. Mà ở đây, hợp tác xã giữ vai trò then chốt.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Vũ Vũ thực hiện

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại