Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Huyện Bạch Thông – Bắc Kạn: Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững

Huyện Bạch Thông được coi là một trong những điểm sáng của tỉnh Bắc Kạn với mô hình chuỗi tiêu thụ bền vững nông sản.
Rộng đường tiêu thụ cho nông sản Đắk Nông Lễ hội trái cây Khánh Sơn: Cơ hội kết nối, tiêu thụ nông sản địa phương

Chủ động xây dựng sản phẩm chất lượng

Là huyện miền núi, nơi tập trung đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số, mới đây, huyện Bạch Thông vinh dự là một trong những địa phương được Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn ưu tiên chọn lựa để xây dựng Điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP. Đây là điểm bán tương đối đặc biệt vì không nằm ở trung tâm của Bắc Kạn. Có được điều này là do Bạch Thông đang có lợi thế về những sản phẩm nông sản tiêu biểu, chất lượng, có khả năng tìm được đầu ra.

Huyện Bạch Thông – Bắc Kạn: Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững
Huyện Bạch Thông có thế mạnh về thảo dược, có thể phát triển thành sản phẩm hàng hoá (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn)

Những năm gần đây, huyện Bạch Thông đã tập trung khai thác, phát huy lợi thế về sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển các vùng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa gắn với phát triển du lịch. Với mục tiêu xây dựng các chuỗi liên kết chặt chẽ, bền vững, năm 2024, Bạch Thông lựa chọn xây dựng, phát triển mô hình dược liệu theo chuỗi giá trị gắn với văn hóa, tri thức bản địa của người Dao, xã Vi Hương.

Dù là địa phương còn nhiều khó khăn nhưng xác định những lợi thế ở mảng sản phẩm dược liệu, thời gian qua, địa phương đã phát triển vùng nguyên liệu 20 ha với 50 hộ liên kết phục vụ sản xuất; hợp tác xã trực tiếp chế biến 400 tấn thảo dược nguyên liệu (tươi), thành phẩm dự kiến đạt 100 tấn thảo dược khô/năm; giải quyết việc làm cho 70 lao động ở địa phương, với thu nhập trung bình 4,5 triệu đồng/tháng.

Có sản phẩm chất lượng còn chưa đủ, quan trọng là phải có các doanh nghiệp, hợp tác xã giúp chế biến và bao tiêu sản phẩm. Theo đó, hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành Hợp tác xã Thiên An (HTX) là một trong những hợp tác xã đi đầu trong việc trồng, khai thác và chế biến cây dược liệu gắn với văn hóa, tri thức bản địa của người Dao. Năm 2020, HTX Thiên An đã thực hiện Dự án liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thảo dược theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, theo đó đã phát triển 10 ha vùng nguyên liệu trên địa bàn xã. Ngoài ra, HTX còn khai thác một số loại dược liệu bản địa từ rừng tự nhiên phục vụ sản xuất.

Hiện nay, HTX đã tự trang bị được loại máy sấy lạnh, sấy nhiệt, máy nghiền, máy đóng gói tự động đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm dược khô được Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận, tuy nhiên chưa có các loại máy móc để thực hiện sản xuất, đóng gói các loại thảo dược dạng lỏng, cô đặc... Ngoài ra, HTX đã xây dựng được 320 m2 nhà xưởng để sản xuất mỹ phẩm CGMP (Thực hành tốt sản xuất); gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm 18 m2, phòng tắm dược liệu 15 m2.

Để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng, HTX đã đầu tư các hạng mục cho khu trải nghiệm như nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày sản phẩm, các phòng tắm thảo dược, chòi trải nghiệm văn hóa dân tộc, hệ thống sân, nhà vệ sinh, tường rào, cầu qua suối, bể xử lý nước thải, hệ thống điện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trải nghiệm cho du khách. Nhờ đó đến nay, các sản phẩm của HTX đã thu hút đông đảo khách du lịch.

Đặc biệt, HTX được hỗ trợ phát triển thương mại điện tử và hiện nay đã có trang web giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp; Fanpage giới thiệu các sản phẩm trên mạng xã hội; nền tảng kết nối thương mại điện tử dành cho nông sản AgriConnect được xây dựng để kết nối các gian hàng trên các sàn Buudien.vn, Tiki, Shopee... giúp rộng mở đầu ra cho sản phẩm.

Tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương, thời gian tới, huyện Bạch Thông xác định đã, đang và sẽ triển khai các bước tuyên truyền, rà soát các tổ chức kinh tế, hỗ trợ, tư vấn khuyến khích đăng ký sản phẩm tham gia OCOP để nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm địa phương. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với các đơn vị tư vấn hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện thủ tục hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm; tư vấn hoàn thiện nhà xưởng, máy móc, thiết bị; tư vấn hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm…

Đồng thời, huyện cũng bố trí từ nguồn ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia khác và nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ cho các hoạt động hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, tem nhãn cho những sản phẩm có chất lượng; xây dựng, củng cố các địa điểm giới thiệu, trưng bày sản phẩm OCOP. Đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua hình thức tuyên truyền, các chương trình triển lãm, kết nối, giới thiệu sản phẩm do tỉnh tổ chức.

Bên cạnh đó, xác định đầu ra cho sản phảm là quan trọng, UBND huyện Bạch Thông phối hợp với Sở Công Thương, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tổ chức Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại HTX Thiên An, tại phố Ngã Ba, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông.

Điểm bán có 30 sản phẩm OCOP Bắc Kạn được xếp hạng từ 3 sao trở lên và các sản phẩm thế mạnh của địa phương nói chung. Đây sẽ là địa chỉ uy tín, là kênh quan trọng giúp tiêu thụ hiệu quả sản phẩm địa phương.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức thành công đã thông qua Quyết tâm thư với 6 nhiệm vụ và chỉ tiêu chính.
Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Đẩy mạnh chuyển đổi số bằng cách đưa nông sản lên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội là giải pháp tiêu thụ nông sản Bắc Kạn hiệu quả.
Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu hiện có diện tích chè kinh doanh rộng 8.400 ha, năng suất và sản lượng chè tăng trưởng. Toàn tỉnh đang hướng đến phát triển bền vững cây chè.

Tin cùng chuyên mục

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Việt Nam có hàng ngàn sản phẩm miền núi có chất lượng cao. Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị.
Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Yên Bái đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản đến tay người tiêu dùng.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Sau hơn 3 năm triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

57 năm qua, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, chính trị vùng biên.
Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Bằng việc liên kết chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp, giá trị cà phê Sơn La đã không ngừng tăng cao.
Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Thời gian qua, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã hỗ trợ tiêu thụ rất nhiều loại nông sản của các địa phương miền núi.
Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Năm nay, ca cao liên tục giữ giá, nhiều người trồng cao cao phấn khởi. Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp ca cao ổn định đầu ra, giá bán cao.
Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’ tạo sự vượt trội về chất lượng, uy tín của sản phẩm và ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Longform |

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Phát triển sản phẩm quế hữu cơ hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp quan trọng để đưa quế, hồi của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.
Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm cam Cao Phong của Hoà Bình đã và đang được hỗ trợ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử, giúp mở rộng đầu ra, gia tăng giá trị.
Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Nhiều năm đi vào vận hành, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã đồng hành với bà con nông dân miền núi trong tiêu thụ nông sản.
Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Cùng với quốc lộ 2, hiện nhiều tuyến đường liên huyện, xã của Hà Giang cũng bị sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu được tỉnh ưu tiên.
Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Tỉnh Bắc Kạn đang tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Chè là một trong những sản phẩm thế mạnh của huyện miền núi Hải Hà - Quảng Ninh và được địa phương này triển khai nhiều giải pháp quảng bá, nâng cao giá trị.
Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh thành, Bắ Kạn đã giới thiệu đặc sản, dịch vụ đặc sắc, với các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh.
Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi 2024 là cơ hội để nông sản vùng cao đến với người tiêu dùng.
Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Thời gian qua, Bưu điện tỉnh Điện Biên đã triển khai gian hàng OCOP tại Bưu điện thành phố Điện Biên Phủ và đưa sản phẩm lên sàn buudien.vn
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Đến nay, tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ đưa 1.911 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Buudien.vn (trong đó có 45 sản phẩm OCOP; 1.869 sản phẩm nông sản).
Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Thời gian qua, đã có nhiều sản phẩm nông sản Đắk Nông được tiêu thụ hiệu quả qua sàn thương mại điện tử.
Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sơn La tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử tiếp tục trở thành công cụ hữu ích hỗ trợ tỉnh Sơn La tiêu thụ nông sản thế mạnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động