Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước có gì đáng chú ý?

Ước thực hiện thu, chi và lập dự toán không sát, giải ngân vốn đầu tư công thấp… là điều đáng chú ý tại Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách 2022.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1% 4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 124.740 tỷ đồng

Lập dự toán chưa đầy đủ, tổng số chi chuyển nguồn tăng

Chiều 30/5, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn sẽ trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Thấy gì qua kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước?
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn

Đánh giá về công tác lập và giao dự toán, Kiểm toán nhà nước chỉ rõ, tại thời điểm xây dựng dự toán năm 2022, dịch Covid-19 bùng phát, nhiều tỉnh, thành phố bị phong tỏa, cách ly, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp ngừng và tạm ngừng hoạt động.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ ước thực hiện thu nội địa, thu xuất nhập khẩu năm 2021 làm cơ sở xây dựng dự toán năm 2022 thận trọng, thực tế thực hiện lớn hơn so với ước thực hiện.

Cụ thể, ước thực hiện thu nội địa (không bao gồm dầu thô) năm 2021 là 1.133.200 tỷ đồng, thực tế thực hiện năm 2021 là 1.313.281 tỷ đồng, bằng 115,9% so với ước thực hiện năm 2021.

Ước thực hiện thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2021 là 335.000 tỷ đồng, thực tế thực hiện năm 2021 là 377.105 tỷ đồng, bằng 112,6% so với ước thực hiện năm 2021 tại thời điểm lập dự toán, bằng 119,7% so với dự toán giao. Qua kiểm toán cho thấy, tại một số địa phương, ước thực hiện năm 2021 làm cơ sở xây dựng dự toán thu năm 2022 thấp hơn 90% so với thực hiện năm 2021.

“Một số địa phương lập dự toán chưa đầy đủ, chưa bao quát hết nguồn thu. Một số chỉ tiêu thu dự báo chưa sát nên lập dự toán chưa phù hợp với thực tế thực hiện; việc lập, giao dự toán nguồn thu xuất nhập khẩu tại một số Cục Hải quan chưa sát với khả năng thu” - báo cáo của Kiểm toán nhà nước nêu rõ.

Kết quả kiểm toán cũng cho thấy, việc lập, giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 tại một số Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương còn hạn chế, nhất là việc dự kiến kế hoạch vốn cho dự án chưa sát thực tế dẫn đến không giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp. Công tác lập, thẩm định, giao kế hoạch vốn chậm so với quy định; bố trí kế hoạch vốn chưa sát thực tế, phải hủy hoặc điều chỉnh kế hoạch vốn; chưa đảm bảo thứ tự ưu tiên; chưa ưu tiên bố trí dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản; bố trí cho dự án khởi công mới khi chưa có chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư…

Tương tự, đối với dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ trình và được Quốc hội bố trí dự toán ngân sách trung ương (NSTW) năm 2022 để xử lý các vấn đề phát sinh trong năm (chi hỗ trợ các địa phương thực hiện chế độ, chính sách mới và thực hiện các nhiệm vụ khác của NSTW) số tiền 43.069 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khoản dự toán này chưa sát thực tế do trong năm có một số nhiệm vụ chưa phân bổ số tiền 16.306,9 tỷ đồng hoặc không phân bổ hết số tiền 16.275 tỷ đồng, ảnh hưởng đến việc xác định chỉ tiêu bội chi (số không phân bổ và chưa phân bổ là 32.581,9 tỷ đồng, bằng 9,3% dự toán bội chi NSTW) và kế hoạch vay của ngân sách nhà nước. Tại một số Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương lập dự toán chi thường xuyên chưa phù hợp quy định; lập dự toán chậm; chưa sát thực tế…

Một trong những nội dung đáng chú ý khác trong Báo cáo kiểm toán là tổng số chi chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 là 1.146.676 tỷ đồng (NSTW 379.276 tỷ đồng; ngân sách địa phương 767.400 tỷ đồng), bằng 39,6% tổng chi ngân sách nhà nước (2.897.466 tỷ đồng) và bằng 65,5% số thực chi (1.750.790 tỷ đồng).

“Số chuyển nguồn tiếp tục tăng cao cả về số tương đối và số tuyệt đối so với năm 2021, trong đó loại trừ nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương 432.350 tỷ đồng, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi 287.374 tỷ đồng, số chuyển nguồn năm 2022 sang 2023 còn lại 426.952 tỷ đồng, tăng 55.917 tỷ đồng so với năm trước (371.035 tỷ đồng)” - Kiểm toán nhà nước đánh giá.

Còn tồn tại nợ thuế và việc tính thiếu thuế, lệ phí

Đối với công tác chấp hành ngân sách, theo số liệu của Kiểm toán nhà nước, thu ngân sách nhà nước quyết toán 1.820.310 tỷ đồng, bằng 128,8% (tương ứng vượt 406.902 tỷ đồng) so với dự toán giao và tăng 14,3% so với thực hiện năm 2021.

Trong đó, thu nội địa vượt 22,9% dự toán giao (một số khoản thu vượt dự toán cao, như: Thu từ doanh nghiệp nhà nước vượt 13,3%, thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vượt 18,2%, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vượt 21,7%, thu tiền sử dụng đất vượt 54,4% so với dự toán Trung ương giao).

Phân tích nguyên nhân thu vượt dự toán, Kiểm toán nhà nước nêu rõ, ngoài nguyên nhân do tại thời điểm lập dự toán Chính phủ thận trọng trong dự báo tình hình phục hồi và phát triển kinh tế thì nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh sớm được kiểm soát, kinh tế nhanh chóng được mở cửa trở lại, việc ban hành các chính sách tài khóa, kích cầu, đầu tư công được triển khai quyết liệt, nền kinh tế tăng trưởng vượt cao so với mục tiêu; thu ngân sách của nhiều ngành, lĩnh vực tăng trưởng đột biến và duy trì mức nộp cao. Ngoài ra, ngành thuế đẩy mạnh công tác quản lý thu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng cũng góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, Kiểm toán nhà nước cũng phát hiện, tình trạng hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu các loại thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác… đã được Kiểm toán nhà nước chỉ ra từ các năm trước vẫn diễn ra tại các đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán nhà nước xác định số phải nộp ngân sách nhà nước tăng thêm 3.841 tỷ đồng.

Đồng thời, số nợ thuế do cơ quan thuế quản lý tiếp tục gia tăng. Tổng số nợ đến ngày 31/12/2022 là 158.914,7 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2021, số tuyệt đối tăng 41.952,9 tỷ đồng. Nợ thuế do cơ quan hải quan quản lý cũng tăng 3,8% (270,7 tỷ đồng) so với năm 2021.

Giải ngân chậm, vốn đầu tư tại nhiều địa phương phải hủy bỏ

Qua kiểm toán công tác chi đầu tư phát triển, Kiểm toán nhà nước chỉ ra 44 dự án nguồn NSTW được kéo dài thời gian giải ngân, thanh toán từ năm 2021 sang năm 2022 nhưng không giải ngân hết trong năm 2022 phải hủy bỏ với số tiền 348,7 tỷ đồng và tiếp tục được bố trí kế hoạch vốn năm 2022 nhưng vẫn không giải ngân được, phải kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 hoặc hủy bỏ với tổng số vốn là 2.029 tỷ đồng, bằng 80% kế hoạch vốn giao năm 2022.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương không giải ngân hết kế hoạch vốn được bổ sung trong năm, phải đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 của 79 dự án với tổng số đề xuất kéo dài 2.335,732 tỷ đồng, chưa đảm bảo thực hiện theo đúng nguyên tắc, tiêu chí điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn NSTW năm 2022.

Trong chi thường xuyên, kết quả kiểm toán chỉ rõ, một số khoản chi sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương thực hiện thấp so với dự toán giao. Tại một số Bộ, cơ quan Trung ương còn tình trạng chi sai quy định phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước, quyết toán kinh phí chậm.

Đáng chú ý, một số địa phương ngân sách tỉnh hụt thu lớn, nhưng chưa kịp thời điều chỉnh giảm chi tương ứng hoặc điều hành ngân sách chưa phù hợp với quy định; có 5/60 địa phương được kiểm toán hỗ trợ không đúng nhiệm vụ chi theo phân cấp; 31/60 địa phương sử dụng sai nguồn 3.296,266 tỷ đồng.

Từ kết quả kiểm toán, Kiểm toán nhà nước kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước đối với niên độ ngân sách năm 2022 là 21.346,33 tỷ đồng, gồm: Các khoản tăng thu 3.841 tỷ đồng; giảm chi ngân sách nhà nước 17.505,33 tỷ đồng (chi thường xuyên 15.319,46 tỷ đồng; chi đầu tư 2.185,87 tỷ đồng); kiến nghị khác 28.595,09 tỷ đồng.

Đồng thời, Kiểm toán nhà nước kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số nội dung không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn của 198 văn bản, gồm: 1 luật, 8 nghị định, 5 quyết định, 27 thông tư và 157 văn bản khác.

Kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 về niên độ ngân sách nhà nước năm 2021 của Kiểm toán nhà nước trong năm 2023 cho thấy, đến ngày 31/12/2023, số kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị khác đã thực hiện là 62.285 tỷ đồng/71.545 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 87,06%, tăng 3,76% so với năm trước (năm 2022, tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2021 về niên độ 2020 là 83,3%); có 98/270 nội dung/văn bản đã được Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; có 68/183 báo cáo kiểm toán có kiến nghị kiểm điểm đã được các đơn vị thực hiện.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kiểm toán nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, giữ chức Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Thủ tướng: Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ‘đúng, đủ, sạch, sống’

Thủ tướng: Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ‘đúng, đủ, sạch, sống’

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để chia sẻ dữ liệu với nhau, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Phó Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất

Phó Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất.
Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Sáng 25/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Việt Nam - Liên Bang Nga mong muốn thúc đẩy triển khai thêm các dự án năng lượng

Việt Nam - Liên Bang Nga mong muốn thúc đẩy triển khai thêm các dự án năng lượng

Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác thêm các dự án năng lượng phù hợp nhu cầu mỗi nước.

Tin cùng chuyên mục

Hôm nay 25/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự

Hôm nay 25/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự

Ngày 25/10, theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục tiến hành công tác nhân sự.
Nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng, thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam - EAEU

Nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng, thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam - EAEU

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Liên minh Kinh tế Á-Âu nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng, vận tải biển, logistics... để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Ngày 24/10, nhân Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Thủ tướng: Triển khai ứng phó bão TRAMI theo phương châm

Thủ tướng: Triển khai ứng phó bão TRAMI theo phương châm 'bốn tại chỗ', không để bị động, bất ngờ

Ngày 24/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 110/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó bão TRAMI.
Thúc đẩy hợp tác đầu tư, sản xuất và xuất khẩu ô tô giữa Việt Nam - Belarus

Thúc đẩy hợp tác đầu tư, sản xuất và xuất khẩu ô tô giữa Việt Nam - Belarus

Tổng thống Belarus đề nghị, Việt Nam - Belarus thúc đẩy hợp tác sản xuất ô tô để xuất khẩu; đẩy mạnh đầu tư, giáo dục, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân…
Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương triển khai hiệu quả kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII, dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Thủ tướng đề xuất 5 kết nối, chia sẻ 3 quan điểm quan trọng tại Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng đề xuất 5 kết nối, chia sẻ 3 quan điểm quan trọng tại Hội nghị BRICS mở rộng

Tại Hội nghị BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 5 kết nối chiến lược để cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Việt Nam và Trung Quốc ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng

Việt Nam và Trung Quốc ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng

Việt Nam và Trung Quốc đã ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng trong chiều nay, nhân chuyến thăm của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Lễ đón Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Hà Nội

Lễ đón Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Hà Nội

Chiều 24/10, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì Lễ đón Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế

Góp ý về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH đề nghị cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế, đáp ứng mong chờ của cử tri.
Thủ tướng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình

Thủ tướng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình

Thủ tướng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm y tế bằng ngân sách

Đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm y tế bằng ngân sách

Thảo luận tại tổ vào chiều 24/10, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ, đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng đặc thù.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đánh giá thực chất tình hình bất động sản các địa phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đánh giá thực chất tình hình bất động sản các địa phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu thành lập đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách nhà ở, nhà ở xã hội tại một số địa phương trọng điểm.
Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1253/QĐ-TTg ngày 24/10/2024 về việc kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Đề xuất nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Đề xuất nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay, mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cấp cơ sở rất thấp, gây khó khăn cho hoạt động và khó thu hút nhân lực tham gia.
Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí là một phần của tổng thể môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Một môi trường truyền thông báo chí lành mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
Việt Nam - Trung Quốc: Ưu tiên đẩy nhanh các tuyến đường sắt, thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế

Việt Nam - Trung Quốc: Ưu tiên đẩy nhanh các tuyến đường sắt, thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế

Mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được củng cố, thúc đẩy theo tinh thần '4 tốt', luôn là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối các nền kinh tế Việt Nam - Lào, Việt Nam - Lào - Campuchia

Đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối các nền kinh tế Việt Nam - Lào, Việt Nam - Lào - Campuchia

Tại Nga, hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Lào nhất trí sẽ sớm chỉ đạo các cơ quan liên quan của hai nước đẩy mạnh triển khai các dự án lớn về kết nối kinh tế
Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân.
Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ: Mở rộng hợp tác, sớm nâng mục tiêu kim ngạch song phương lên 4 tỷ USD

Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ: Mở rộng hợp tác, sớm nâng mục tiêu kim ngạch song phương lên 4 tỷ USD

Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ cần nghiên cứu hình thành những khuôn khổ mới, tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại, đầu tư; sớm đạt mục tiêu kim ngạch song phương 4 tỷ đô.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động