Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Làm giàu trên vùng đất khó

Xã Yên Bình (Thạch Thất, Hà Nội) ở vùng sâu, đồng bào dân tộc Mường sinh sống khá đông. Mặc dù diện tích rộng tới hơn 2.000ha nhưng sản xuất và giao thương hàng hóa không thuận lợi nên đời sống người dân trong xã gặp không ít khó khăn.

CôngThương - Tuy nhiên, mấy năm gần đây, được sự tiếp sức của chính quyền, những cách làm ăn mới được đưa về xã và nhanh chóng lan rộng, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Bỏ phố… lên rừng

Men theo con đường lổn nhổn sỏi đá về xã Yên Bình, tiếp tục qua con dốc dài ngoằn ngoèo, chúng tôi có mặt ở lưng chừng đồi thôn Dục. Ngắm khu trang trại trồng đủ loại cây trái tươi tốt, bên trong là các dãy chuồng trại đầu tư xây dựng quy củ, chúng tôi cảm phục nghị lực của chủ nhân trang trại đã biến mảnh đất sỏi đá cằn cỗi này trở lên trù phú.

Chị Trương Kim Hoa, chủ trang trại, vốn là người Yên Phụ (Hà Nội). Trước khi lên vùng đất "khỉ ho, cò gáy" này, chị cũng từng có công việc ổn định ở một ngân hàng. "Tôi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân và Cao học Quản lý kinh tế của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhưng cuối cùng thì lại chọn cho mình nghề… chăn lợn. Để có vốn làm ăn, năm 2004, gia đình đã phải bán đi 2 căn nhà dưới thành phố, được hơn 2 tỷ. Từ bỏ phố phường tấp nập lên đây, anh em, họ hàng nhiều người khuyên can, có người còn cho là "gàn dở" nhưng tôi vẫn quyết". - Chủ nhân trại lợn rừng quy mô 5.000 con ở thôn Dục mở đầu câu chuyện về hành trình chinh phục vùng đất khó của mình.

Chị Hoa tâm sự, để chinh phục vùng đất này không dễ. Lúc mới lên, nơi đây rất heo hút, chỉ có vài nóc nhà. Thôn bị ngăn cách bởi 3 con suối và rất nhiều khe nhỏ bao bọc nên cách trở, không có đường vào và rắn thì nhiều vô kể. Ban đầu, chị nuôi gà Ai Cập, nuôi bò nhưng đều thất bại. Với suy nghĩ lợn rừng rất đắt, giá 300.000-400.000 đồng/kg mà lại dễ nuôi, chuồng trại cũng rất đơn giản. Lợn rừng không ăn cám công nghiệp, chỉ ăn rau, củ quả... trồng ngay trên đồi nên vốn đầu tư không nhiều. Suy đi tính lại, chị Hoa mạnh dạn mua giống về nuôi. Từ vài chục con ban đầu, đàn lợn nhanh chóng nhân lên quy mô 5.000 con trên diện tích 60ha. Với quy trình khép kín, trên là cây ăn quả, chè khổng lồ, cỏ VA 06 và các cây thảo dược trồng xen kẽ dưới tán cây vừa có tác dụng che mát cho lợn vừa là nguồn thức ăn. Chất thải của lợn vừa để bón cây, vừa nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn lại cải tạo được môi trường. Đặc biệt, lợn rừng có sức đề kháng rất cao nên hầu như không bị bệnh. Nếu bị bệnh, thuốc chữa cũng là các loại cây cỏ trên rừng như cỏ nhọ nồi, lá ổi, lá sim, lá hoàn ngọc, cỏ hoa tím, khổ sâm, cỏ sữa…

Không phụ công người, đất khó đã cho quả ngọt. Đến nay, doanh thu mỗi năm từ trang trại của gia đình chị Hoa đạt khoảng 10 tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị Hoa còn tạo việc làm ổn định cho 100 lao động địa phương làm các công việc như cắt cỏ, trồng rau, thảo dược và chăm sóc lợn với mức thu nhập 3-7 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, chị Hoa còn sẵn sàng giúp cung ứng con giống, chuyển giao KHKT cho những ai có nhu cầu.

Nhân rộng cách làm hay

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bình Đặng Hồng Học, trước đây, ngoài trồng lúa, người dân trong xã cũng chăn nuôi trâu bò, gà lợn… nhưng chủ yếu là thả rông nên chậm lớn và thường xuyên gặp rủi ro bởi dịch bệnh… Đời sống của người dân còn khó khăn. Từ mô hình của gia đình chị Hoa, một số hộ trong xã đã học tập và chuyển hướng sang nuôi lợn rừng. Đến nay, cả xã có hàng chục mô hình làm kinh tế giỏi như trại lợn rừng của gia đình ông Hà Văn Thắng, quy mô 1.500 con; hộ gia đình chị Trần Thị Ngọc, nuôi 200 con … Mỗi trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho 2-10 lao động địa phương và quan trọng hơn, đã góp phần mang đến "nếp" làm ăn mới cho người dân nơi đây. Nghề nuôi lợn rừng tương đối ổn định. "Hiện tại, giá lợn rừng giống ở Hà Nội khoảng 350.000 đồng/kg và lợn thương phẩm từ 250.000 đồng/kg trở lên. Tuy đắt nhưng sức tiêu thụ thịt lợn rừng quá lớn, sản phẩm của trang trại xuất chuồng bao nhiêu được các công ty chế biến thực phẩm bao tiêu toàn bộ nên không lo đầu ra". - Chị Hoa cho biết.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Hoàng Chí Lượng nhận định, Yên Bình có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, kinh tế rừng và chăn nuôi… Nếu được tập trung nhân rộng, có thể tạo ra các bước đột phá lớn nâng cao thu nhập cho người dân và tiếp sức xây dựng nông thôn mới. Ngoài các mô hình chăn nuôi đã khẳng định được giá trị, huyện Thạch Thất đã và đang triển khai hàng loạt mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã như mô hình trồng hoa diện tích 3ha ở thôn Tân Lập cho hiệu quả 4 năm nay với giá trị thu nhập khoảng 800 triệu đồng/hécta/năm, hay mô hình trồng rau sạch quy mô15ha ở thôn Thu Mộ đang trong quá trình triển khai. Từ phát triển kinh tế nông nghiệp, nhiều gia đình trong xã đã có cuộc sống sung túc. Thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 12,8 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,9%.

Theo HNM

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động