Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?

Hội thảo đánh giá phát triển chiếu sáng tại các đô thị chỉ ra các thuận lợi cũng như vướng mắc khó khăn để từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển.
Doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang tăng khả năng cạnh tranh nhờ tiết kiệm điện Nguyễn Xuân Thiện nhà sáng lập thương hiệu đèn Led cao cấp KingLux: Tôi muốn tạo ra ánh sáng hoàn hảo nhất Quảng Bình: Phát hiện hơn 1.000 sản phẩm đèn led nhập lậu

Ngày 9/5, Cục Hạ tầng Kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựngNgân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã đồng tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả đánh giá thực trạng phát triển chiếu sáng đô thị quốc gia và tập huấn cơ sở dữ liệu chiếu sáng đô thị. Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ Hỗ trợ kỹ thuật “Quỹ Quy hoạch đầu tư phát triển và xây dựng năng lực ngành năng lượng Đông Nam Á”.

Thiếu quy hoạch, thiếu cơ chế huy động vốn

Theo bà Nguyễn Thị Như Vân, Chuyên gia hiệu quả năng lượng và cơ sở dữ liệu (VETS), hệ thống chiếu sáng đô thị Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nhất định trong những năm qua. Cụ thể, hệ thống chiếu sáng tại các đô thị loại I, II, III đã được phủ sóng trên 90%, con số này ở các đô thị loại IV, V đạt khoảng 80%.

Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?
Hệ thống chiếu sáng tại các đô thị loại I, II, III đã được phủ sóng trên 90%, con số này ở các đô thị loại IV, V đạt khoảng 80%. - Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống chiếu sáng đô thị Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Bà Vân cho biết, tỉ lệ chiếu sáng trung bình của các đô thị còn thấp do thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể. Hệ thống chiếu sáng chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư manh mún, tự phát, gây mất an toàn giao thông, an ninh khu vực và ảnh hưởng đến tiện nghi sinh hoạt của người dân.

Đặc biệt, tỉ lệ sử dụng đèn LED tại các đô thị còn thấp so với mục tiêu đề ra. Trong khi đó, tiềm năng sử dụng loại đèn tiết kiệm năng lượng này còn rất lớn.

Cùng đánh giá, ông Dương Chí Công, Chuyên gia hiệu quả năng lượng (VETS) cho biết, một trong những thách thức lớn nhất của hệ thống chiếu sáng đô thị Việt Nam hiện nay là việc thiếu quy hoạch. Hiện chỉ có 3 đô thị là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ đã lập quy hoạch chiếu sáng đô thị. Việc thiếu quy hoạch dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực như: Gia tăng sự khó kiểm soát chiếu sáng tư nhân, ô nhiễm ánh sáng và lãng phí năng lượng.

Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển chiếu sáng đô thị hiện nay chủ yếu theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, nhưng hiệu quả còn hạn chế. Các địa phương cũng thiếu cơ chế, chính sách cụ thể để huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.

Làm sao tháo gỡ các nút thắt?

Ông Nguyễn Đức Trung Kiên – Chuyên gia chính sách (VETS), cho biết lộ trình phát triển chung về chiếu sáng đô thị của các nước trên thế giới bao gồm 3 giai đoạn: LED hoá – Chiếu sáng thông minh – Phát triển chiếu sáng lấy con người làm trung tâm.

LED hóa: Thay thế các loại đèn chiếu sáng truyền thống bằng đèn LED tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

Chiếu sáng thông minh: Ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vạn vật (IoT) để điều khiển hệ thống chiếu sáng một cách tự động và hiệu quả, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.

Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?
Ông Nguyễn Đức Trung Kiên – Chuyên gia chính sách (VETS), cho biết lộ trình phát triển chung về chiếu sáng đô thị của các nước trên thế giới bao gồm 3 giai đoạn: LED hoá – Chiếu sáng thông minh – Phát triển chiếu sáng lấy con người làm trung tâm. - Ảnh: Thế Duy

Phát triển chiếu sáng lấy con người làm trung tâm: Tập trung vào việc nâng cao chất lượng ánh sáng, đảm bảo an toàn và tạo ra môi trường chiếu sáng thoải mái, phù hợp với nhu cầu của con người.

Theo ông Kiên, hệ thống chiếu sáng thông minh tập hợp tất cả các ưu điểm của công nghệ chiếu sáng LED, khả năng kết nối, thiết bị Internet vạn vật và nền tảng quản lý sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI).

Đối với các vấn đề về thực trạng chiếu sáng đô thị ở Việt Nam, ông Kiên đề xuất 5 nhóm giải pháp: Quy hoạch và kế hoạch phát triển – Đầu tư phát triển – Cơ chế chính sách đầu tư – Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ - Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế.

Trong đó, nhóm giải pháp số 3 về cơ chế chính sách đầu tư, ông Kiên đề xuất loại bỏ chính sách huy động vốn góp của người dân và nhà nước cùng thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp. Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP).

Theo ông Kiên, tổng nhu cầu vốn đầu tư của chương trình đầu tư quốc gia về phát triển chiếu sáng đô thị (2026-2030) dự kiến khoảng 51.000 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến nguồn vốn được phân bổ: 15-20% vốn ngân sách, 60% nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, 20-25% nguồn vốn đầu tư theo mô hình ESCO (mời các công ty dịch vụ năng lượng, quỹ đầu tư tham gia đầu tư).

“Một ADB” sẽ là giải pháp vốn hữu hiệu?

Tạo hội thảo, ông Vũ Quang Đăng – Chuyên gia tư vấn năng lượng trong nước (Ngân hàng đầu tư phát triển châu Á - ADB) công bố một thông tin quan trong từ các nghiên cứu trường hợp trên toàn cầu. Theo đó, hiệu quả năng lượng là một phương pháp hiệu quả để giảm chi phí năng lượng và vận hành, nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng.

Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?
Ông Vũ Quang Đăng – Chuyên gia tư vấn năng lượng trong nước (Ngân hàng đầu tư phát triển châu Á - ADB) cho rằng hiệu quả năng lượng là một phương pháp hiệu quả để giảm chi phí năng lượng và vận hành, nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng. - Ảnh: Thế Duy

Chi phí vốn đầu tư cao cho các công nghệ tiết kiệm năng lượng sẽ được bù đắp bằng việc giảm chi phí năng lượng và O&M (giảm chi phí vận hành và bảo trì) trong suốt thời gian của dự án. Ngoài ra việc này cũng giúp giảm phát thải thông qua các biện pháp can thiệp EE (mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050).

Theo ông Đăng, hiện ở Việt Nam hai hình thức đầu tư được ưu tiên là quỹ cho cho dự án EE thông qua LDIF (quỹ đầu tư phát triển địa phương) và hình thức ESCO (Công ty dịch vụ năng lượng) công cộng.

Đại diện ADB đưa ra cách tiếp cận vốn và đơn vị này gọi là “Một ADB”. Cách tiếp cận này bao gồm phân tích đa ngành tổng hợp, hợp tác giữa các vốn vay có và không có bảo lãnh chính phủ và PPP, cũng như phối hợp giữa các hoạt động tri thức và tài chính.

Cách tiếp cận này sẽ tập trung và các tỉnh/thành phố khi ADB sẽ cung cấp một khoản vay có thể kèm theo các ưu đãi cho một tỉnh/ thành phố. “Một ADB” cũng tiếp cận đa ngành như giao thông, nông nghiệp, giáo dục…

Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?
Hội thảo đánh giá phát triển chiếu sáng tại các đô thị chỉ ra các thuận lợi cũng như vướng mắc khó khăn để từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển. Ảnh: Thế Duy

Một cách tiếp cận khác của ADB là Policy-based loan (khoản vay dựa trên chính sách). Theo đó, các khoản vay này sẽ không gắn với các dự án hoặc lĩnh vực cụ thể mà nhằm mục đích hỗ trợ các mục tiêu phát triển và cải cách chính sách rộng hơn của cả quốc gia. ADB sẽ cung cấp khoản vay chính phủ cho chính phủ và hỗ trợ kỹ thuật cho chính phủ Việt Nam. Các khoản vay có thể áp dụng khi thuộc dự án ưu tiên, quan trọng quốc gia.

Lấy dẫn chứng cho cách tiếp cận trên, ông Đăng đưa ra trường hợp của Chính phủ Campuchia. Nước này đã vay gói dựa trên chính sách trị giá 50 triệu USD (40 triệu USD vay từ ADB, 10 triệu USD từ quỹ ACGF). Trong số này có 23 triệu USD đầu tư hỗ trợ chuyển đổi năng lượng.

Từ khoản vay này, Campuchia đã phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng pin nối lưới đầu tiên của nước này. Hệ thống chiếu sáng ở các tỉnh Kampot và Kep hiệu quả đã chứng minh và trình diễn tiết kiệm chi phí và lợi ích cho du lịch, an toàn công cộng. Thông qua cải cách chính sách, sản lượng điện tái tạo đến năm 2027 dự kiến sẽ tăng ít nhất 25% so với mức cơ bản vào năm 2021.

Đối với vấn đề vay vốn, đại diện ADB cho biết đơn vị này sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghiên cứu phát triển và tài trợ cho quỹ EE và SuperESCO (Công ty dịch vụ năng lượng lớn).

Cũng tại hội thảo, ông Ron Slangen, Phó Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam khẳng định: “ADB sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và Bộ Xây dựng huy động nguồn tài chính xanh, tiếp cận các khoản vay ưu đãi, xây dựng quan hệ đối tác công tư và triển khai các giải pháp phù hợp để thực hiện chiến lược phát triển chiếu sáng đô thị quốc gia, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát biểu tại hội thảo, bà Đặng Anh Thư, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật nhấn mạnh: “Cục Hạ tầng kỹ thuật đánh giá cao sự hỗ trợ của ADB trong việc hiện đại hóa hệ thống chiếu sáng đô thị tại Việt Nam. Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến sẽ góp phần nâng cao hiệu quả năng lượng, đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chiếu sáng chất lượng cao cũng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo dựng hình ảnh đô thị sôi động và hấp dẫn, góp phần thực hiện cam kết Net Zero của Việt Nam vào năm 2050”.

Tính đến năm 2023, Việt Nam có hơn 2 triệu đèn chiếu sáng, trong đó hơn 40% là đèn LED, với tổng chiều dài hệ thống chiếu sáng đạt khoảng 98 nghìn km và công suất lắp đặt 217 MW. Việc chuyển đổi sang sử dụng đèn LED và áp dụng các công nghệ chiếu sáng thông minh, tiết kiệm năng lượng có tiềm năng giúp Việt Nam tiết kiệm 3,5 triệu MWh điện năng, tương đương 8 nghìn tỷ đồng và 2 triệu tấn CO2 trong giai đoạn từ 2024 đến 2030.
Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Sau 15 xây dựng và phát triển, Tổng công ty Điện lực -TKV đã góp phần vào sự phát triển của TKV nói riêng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung.
Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề ra nhiều quy định đáng chú ý, phản ánh nỗ lực của cơ quan xây dựng luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý.
EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

Đến 13h00 ngày 28/10, EVNCPC đã cơ bản hoàn tất việc khắc phục sự cố và khôi phục cấp điện cho tất cả khách hàng bị ảnh hưởng do bão số 6 (Trà Mi).
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1: Một dự án đặc biệt

Trong gần 7 năm xây dựng, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã phải đối mặt với không ít khó khăn, và “đặc biệt” hơn nhiều dự án nhiệt điện khác.
Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Sóc Trăng: Công trình phân pha đường dây 110kV chính thức đi vào hoạt động

Công ty Điện lực Sóc Trăng vừa hoàn tất và đưa vào vận hành công trình phân pha đường dây 110kV 2 mạch Sóc Trăng 2 – Sóc Trăng.

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi): Minh bạch giá điện và phát triển bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi) đưa ra những chính sách giá điện mới nhằm thúc đẩy phát triển nguồn điện bền vững, tăng cường an ninh năng lượng,...
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thiết lập loạt kỷ lục mới, đóng góp 9,2% GDP cả nước

Từ năm 2020 trở lại đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã liên tục thiết lập nhiều kỷ lục về sản xuất kinh doanh, trong đó có nộp ngân sách 9,2% GDP.
Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Thúc đẩy điện gió ngoài khơi: Giải pháp từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề xuất các cơ chế và chính sách cụ thể, góp phần thúc đẩy điện gió ngoài khơi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn

Tổng công ty truyền tải điện quốc gia vừa đóng điện thành công trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối, vượt trước tiến độ 4 ngày.
EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

EVNCPC: Đã cấp điện trở lại cho hơn 502.600 khách hàng mất điện do bão số 6

Đến 15h ngày 27/10, EVNCPC đã khôi phục được 140 sự cố lưới điện, cấp điện lại cho 502.613 khách hàng, chiếm 71,9% khách hàng bị mất điện do bão số 6.
Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Kiên Giang

Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Kiên Giang

Việc đầu tư các công trình điện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt tại TP. Phú Quốc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực mới cho điện khí, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã bổ sung những điều khoản quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của ngành điện khí.
Hàng trăm nghìn hộ dân miền Trung – Tây Nguyên mất điện do bão số 6

Hàng trăm nghìn hộ dân miền Trung – Tây Nguyên mất điện do bão số 6

Đến 11h10 ngày 27/10, 100% lưới điện 110V bị ảnh hưởng bởi bão số 6 đã được khôi phục. Đã khôi khục 72/186 sự cố mất điện khắp miền Trung – Tây Nguyên.
Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỳ vọng thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), đón kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc cần nhiều động lực mới mà trong đó Luật Điện lực (sửa đổi) nếu được thông qua trong 1 kỳ họp sẽ là một thành công lớn.
Trạm biến áp 500kV Sông Mây được nâng công suất lên 2.300MVA

Trạm biến áp 500kV Sông Mây được nâng công suất lên 2.300MVA

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia vừa hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 500kV Sông Mây lên 2.300MVA, tăng cường cung cấp điện cho tỉnh Đồng Nai.
Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề xuất các chính sách mới để tạo điều kiện phát triển bền vững cho các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư chỉ đạo huy động toàn lực khẩn trương ứng phó bão số 6

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư chỉ đạo huy động toàn lực khẩn trương ứng phó bão số 6

Tổng Giám đốc EVNCPC chủ trì cuộc họp khẩn triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi) đang tiến sát các địa phương ven biển miền Trung.
Quy hoạch điện: Linh hoạt, hiệu quả hơn nhờ Luật Điện lực (sửa đổi)

Quy hoạch điện: Linh hoạt, hiệu quả hơn nhờ Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi Luật Điện lực được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch, phát triển hệ thống điện quốc gia.
Điện khí hóa nông thôn: Động lực mới nào từ Luật Điện lực (sửa đổi)?

Điện khí hóa nông thôn: Động lực mới nào từ Luật Điện lực (sửa đổi)?

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đưa đến các giải pháp hữu ích nhằm đảm bảo nguồn điện ổn định cho các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo...
EVN đặt mục tiêu mỗi năm nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng

EVN đặt mục tiêu mỗi năm nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng

Đề án cơ cấu lại EVN đặt mục tiêu phấn đấu doanh thu toàn EVN đến hết năm 2025 tăng trưởng bình quân từ 7 - 10%, nộp ngân sách trên 23.000 tỷ đồng/năm.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Ngày 25/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Kon Tum

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Kon Tum

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh có buổi làm việc với Công ty Điện lực Kon Tum về sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Lâm Đồng: Đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 110 kV Xuân Thọ và đường dây 110 kV đấu nối

Lâm Đồng: Đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 110 kV Xuân Thọ và đường dây 110 kV đấu nối

Công ty Điện lực Lâm Đồng phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện và đưa vào vận hành dự án Trạm biến áp 110 kV Xuân Thọ và đường dây 110 kV đấu nối.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty CP Tư vấn đầu tư Hoàng Hải

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty CP Tư vấn đầu tư Hoàng Hải

Bộ Công Thương đã quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Hoàng Hải.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Đắk Lắk

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Đắk Lắk

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Điện lực Đắk Lắk về tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động