Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Làn điệu Khặp – nét đẹp văn hóa của người Thái ở xứ Thanh

Làn điệu Khặp là nét đẹp văn hóa của người Thái ở huyện Lang Chánh. Khi điệu Khặp cất vang là lúc đồng bào người Thái sum họp bên nhau để xua đi những mệt nhọc.
Thanh Hóa: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống giúp đồng bào dân tộc Thái xã Lũng Niêm thoát nghèo bền vững Độc đáo nhạc cụ Bẳng bu của dân tộc Thái

Người Thái gọi dân ca của mình bằng một cái tên Khặp hoặc khắp. Khặp có nghĩa là hát, các làn điệu Khặp “yếu đu lắm ne” là đặc trưng riêng của người Thái ở Thanh Hoá. Hàng ngày, hàng mùa, hàng năm, trong những ngày vui, ngày lễ, ngày xuân ở các bản mường (Mường đen, Mường Chếnh…) ở Lang Chánh lại đầy ắp làn điệu Khặp vừa khoẻ, vừa trong, vừa tha thiết trữ tình.

Cộng đồng người Thái đã dùng thơ để hát, biến những câu thơ thành giai điệu đặc sắc như: Khặp mừng nhà mới, Khặp lao động sản xuất, khặp rước dâu… tất cả đều có những nét cơ bản đặc trưng cơ bản.

Khặp Xư (hát thơ) thể hiện bằng giọng đọc để người nghe hiểu được nội dung câu chuyện trong thơ nên người Khặp dùng giọng ngân nga hơi dài; Khặp Mo - dùng trong nghi lễ và diễn ca sử thi Tay Pú Xơc toát lên vẻ nghiêm trang, mạnh mẽ. Khặp Mo còn dùng làm ma thuật chữa bệnh, loại hình thanh nhạc mang tính cảm thụ tôn giáo làm cho người nghe sùng bái các điều tín; Khặp Chương dùng cho giọng nam trung, nam trầm diễn các tập sử thi anh hùng ca; Khắp Ôi dùng hát đối đáp nam nữ, hát giao duyên, giọng Khặp Ôi cũng rất phong phú, lời Khặp thơ rất lý lẽ, chặt chẽ giọng điệu trữ tình và sâu lắng.

Làn điệu Khặp – nét đẹp văn hóa của người Thái ở xứ Thanh

Các hạt nhân Khặp Thái tham gia giao lưu Khặp Thái, Xường Mường xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa lần thứ nhất năm 2020.

Khặp của người Thái ở Lang Chánh vô cùng đa dạng và phong phú về thể loại, ngữ điệu và lối gieo vần câu trước câu sau, ngữ nghĩa phải được liên kết hết sức chặt chẽ để người nghe cảm thấy du dương êm ái, sâu lắng, trìu mến mà thân thương. Thơ Thái bao gồm các thể thơ từ đơn giản đến phức tạp, từ ít chữ đến nhiều chữ, từ hai ba đến bảy tám chữ hoặc nhiều hơn nữa. Có thể độc lập về số chữ, có thể nghiêm túc về luật thơ, có thể tự do phá vần, phá luật. Như bài Khặp: Hát Đi Đường

“Mùa hè gió luồn cửa sổ

Vù vù gió nhẹ trên không

Sao ẩn, sao hiện trong mây

Nhìn trăng lên toả sáng xuống đồng

…”

Với nhiều điệu Khặp, người hát có thể tự do sáng tác, thêm thắt vào những câu hát cho phù hợp với từng hoàn cảnh để thể hiện những tâm tư tình cảm khác nhau. Một lối khắp rất phổ biến mà ta thường hay gặp nhất đó là khắp ở lối hát thơ, tiếng Thái gọi là “Quám Khặp”. Đây là lối hát dùng thanh nhạc làm hình thức để biểu đạt nội dung thơ, có thể coi như thơ đã quy định giai điệu của hát.

Tuy nhiên, không phải cứ có thơ rồi muốn hát như thế nào thì hát, mà phải theo một quy tắc nhất định. Như khi ngâm nga truyện thơ thì phải ngâm theo điệu “Khặp xư”, nhưng khi hát ở trong các tiệc cưới thì phải theo điệu “Khặp báo sao”. Đối với người Thái nói chung, một bài thơ hoặc một truyện thơ bao giờ cũng trở thành một bài hát. Người Thái gọi bài thơ tự sáng tác là “Khặp bắc”, nghĩa là tự nghĩ ra thơ để hát. Ngày xưa người Thái làm thơ được gọi là “Mo khặp bắc” tức là mo hát thơ, “Chang khặp bắc” là người khéo hát thơ, “Sáy khặp bắc” là thầy hát thơ.

Với người Thái ở Lang Chánh, làn điệu Khặp luôn có mặt trong các cuộc sum họp và giữ vai trò quan trọng để tạo nên không khí vui, ấm áp trong các buổi sinh hoạt cộng đồng. Từ lâu Khặp đã gắn liền với cuộc sống của người lao động và có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người Thái. Nhưng hiện nay những làn điệu Khặp đang ngày càng mai một dần.

Trong các buổi sinh hoạt văn hóa, đám cưới, lễ tết và những dịp sum họp trong cộng đồng người Thái ở huyện Lang Chánh vẫn hát Khặp cho nhau nghe nhưng không còn phổ biến nhiều nữa, vì số lượng người biết hát Khặp rất ít và nhiều người không hiểu và không nghe rõ được tiếng hát Khặp.

Để khơi dậy các làn điệu Khặp, cán bộ quản lý văn hóa của huyện Lang Chánh đã bắt tay vào thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn và phát huy Khặp trên toàn địa bàn huyện. Như đưa các nghệ nhân của các xã đi giao lưu và tham gia cuộc thi Khặp trong huyện, tỉnh... Ngoài ra còn mở các lớp tập huấn, bảo tồn, phục dựng những giá trị nghệ thuật, tình thần nhân văn của hát Khặp cho đồng bào Thái và thế hệ trẻ ở các trường học. Đồng thời, sưu tầm các làn điệu dân ca do một số nghệ nhân ghi chép và sưu tầm thêm các bài Khặp để giữ lại cho đời sau có thể tìm được những tài liệu quý này, hoạt động sưu tầm này rất có ý nghĩa vì nguy cơ mai một các làn diệu dân ca ngày càng cao.

Theo thống kê của phòng Văn hóa thông tin huyện Lang Chánh, đến nay, mỗi xã trên địa bàn huyện có khoảng vài chục người biết Khặp, hầu hết những người biết Khặp là những người cao tuổi và một số người trung tuổi nên hoạt động truyền dạy càng phải cần gấp rút được thực hiện. Muốn bảo tồn, phát huy làn điệu Khặp một cách hiệu quả, bền vững hơn, cơ quan quản lý văn hóa phải có một chính sách hợp lý, quan tâm, khuyến khích những nghệ nhân đang tận tụy, gìn giữ những làn điệu Khặp nguyên bản trong các làn điệu dân ca Thái.

Hoàng Minh - Thành Phan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Xem thêm