Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.

Lễ mừng cơm mới - nét văn hóa dân tộc Thái Lễ mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ mừng cơm mới (Crac Băr mêy) của dân tộc S’tiêng mang đậm tính nhân văn. Ngoài việc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt thì Lễ hội còn là dịp để bà con, dân sóc có dịp gặp nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm nuôi dạy con cái, truyền thụ những kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử trong quan hệ gia đình và cộng đồng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Lễ mừng cơm mới, Tết cổ truyền dân tộc S’tiêng
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Lễ hội là dịp để bà con, dân sóc có dịp gặp nhau chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn

Trong dịp này những ai có hiềm khích, hiểu lầm nhau thì cũng xóa bỏ hết, mọi người tay bắt mặt mừng, cùng nhau đoàn kết một lòng, sẻ chia dòng nước mát; phát chung bờ rẫy, bờ ruộng; săn chung con két, con nai; no đói cùng nhau, làm nên một cộng đồng buôn, sóc người S’tiêng ngày càng giàu mạnh.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Đồng bào dân tộc S’tiêng chuẩn bị lễ vật cho lễ mừng cơm mới

Già làng Điểu Nôi, dân tộc S’tiêng đến từ xã An Khương, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước cho biết: Lễ mừng cơm mới thường được tổ chức vào thời điểm cả buôn, sóc đã thu hoạch xong, lúa đã chất về kho, trâu gà đã đầy các chuồng, mùa nông nhàn đã điểm. Tùy theo điều kiện của dân làng trong buôn, sóc, lễ vật phải được tính toán và chuẩn bị chu đáo theo sự phân công của chủ tế và già làng, đảm bảo lễ hội được diễn ra suôn sẻ, thần linh vui lòng không trách phạt.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Tiếng trống, tiếng cồng, tiếng chiêng, nhạc hội vang lên báo hiệu lễ hội bắt đầu

Vào ngày diễn ra lễ mừng cơm mới, Ban tế lễ dưới sự chủ trì của chủ tế và già làng đã thức dậy từ sớm để tiến hành làm lễ dựng nêu; các thành viên được phân công tất bật sửa soạn, chuẩn bị cho ngày hội vui của buôn sóc. Già trẻ, nam thanh, nữ tú quây quần về khu tổ chức Lễ hội; tiếng trống giục rộn rã, tiếng cồng, tiếng chiêng, nhạc hội vang lên báo hiệu lễ hội sắp bắt đầu….

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Lễ cúng rước hồn lúa diễn ra tại kho lúa
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Đặt lễ vật lên kho lúa theo vị trí đã chọn

Theo già làng Điểu Nôi, trong lễ mừng cơm mới, phần nghi lễ được đồng bào tổ chức tại hai nơi: Lễ cúng rước hồn lúa diễn ra tại kho lúa và lễ mừng cơm mới diễn ra tại sân chính Lễ hội. Giờ lành đã điểm bằng ba hồi trống giục giã, rộn vang báo hiệu cho thần linh và dân làng biết buôn, sóc đang chuẩn bị tiến hành làm lễ mừng cơm mới, anh em buôn, sóc khác có thể về chung vui. Sau khi tiếng trống dứt, mọi người trong Ban tế lễ chỉnh trang, chuẩn bị lễ vật hướng về phía kho lúa. Đội cồng chiêng đi trước; đội tế bê mâm lễ vật theo sau, chủ lễ và già làng đi cùng; bà con dân sóc được lựa chọn đi sau hết.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Già làng phát lộc là những hạt lúa cho dân làng

Ban tế lễ sau khi đặt mâm lễ vật lên kho lúa theo vị trí đã chọn, chủ tế và già làng tiến về phía cây nêu cắm giữa kho lúa, dùng máu heo, gà, vịt quét lên cây nêu và khấn: "Ơ Yàng! Lúa đã về kho, ngoài đồng trơ rạ héo khô, trên rừng con ong kết mật… Hôm nay, chúng tôi làm lễ rước hồn lúa, xin lỗi vì vụ mùa vừa qua đã để hồn lúa ngoài rẫy, ngoài ruộng, phải chịu cảnh bùn lầy, chịu nắng nóng, mưa giông, bị con sóc, con chồn, con nai, con két, con heo cắn phá… Nay nhà tôi, buôn, sóc tôi làm lễ đưa ngài về trên nhà kho, dựa hồn núi cao, ở trong nhà dài, trú chỗ khô ráo. Mùa sau dù bị con sóc, con chồn, con nai, con két, con heo cắn phá cũng xin ngài đừng buồn, đừng giận, đừng bỏ lên rừng, lên núi, lên non, hãy ở lại giúp dân sóc lúa bắp đầy kho, đầy bồ."

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Nghi thức lấy huyết gà vấy lên cây nêu
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Thực hiện nghi lễ mừng cơm mới

Sau nghi thức cúng hồn lúa, đội cồng chiêng dẫn đầu, chủ tế tay bưng thúng lúa cắm cây nêu nhỏ tượng trưng hồn lúa dẫn Ban tế lễ rước hồn lúa tiến về phía sân chính lễ hội chuẩn bị cho phần lễ chính. Khi Ban tế lễ đi ra đến sân lễ hội, đội cồng chiêng đi vòng tròn quanh sân lễ, chủ tế đặt thúng lúa cắm cây nêu nhỏ tượng trưng hồn lúa vào vị trí đã định, già làng tiến lên phía cây nêu, thực hiện nghi thức hiến sinh và lấy huyết gà vấy lên cây nêu, khấn to: “Ơ Yàng! Hôm nay ngày lành tháng tốt, buôn sóc tôi dựng nêu, mổ heo, giết gà thiết đãi tạ ơn các thần. Mời các thần về đây làm lễ cúng cơm mới, có ăn heo, ăn gà, ăn vịt, có uống rượu cần; có nổi chiêng, nổi trống, múa cò, hát hội. Xin các thần về đây thụ hưởng. Sau khi nhận lễ vật hãy ban phép cho vụ mùa năm tới mưa thuận gió hòa, cây rừng đâm chồi nảy lộc, chim thú gọi bạn săn mồi, bà con trong sóc trỉa lúa lúa tốt, trồng bầu bầu leo, cho heo gà đầy sân, cho thóc gạo đầy bồ…”.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng
Múa hát mừng lễ hội mừng cơm mới

Khi nghi thức cúng lễ mừng cơm mới vừa dứt, chủ tế và già làng nhận lấy một ống lồ ô nước đã chuẫn bị té lên cây nêu lớn tắm mát cho những bông lúa tượng trưng cho hồn lúa, sau đó ba hồi trống được đánh rộn vang báo hiệu vào hội, đội cồng chiêng đứng lên bắt đầu tấu bản lễ mừng cơm mới; già làng và chủ tế tiến về phía rượu cần cầm ống hút rượu cần và ống bầu rượu cúng mời các thần linh, mời bà con dân sóc nối đuôi nhau múa hát theo nhịp cồng chiêng...

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc S’tiêng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Tín dụng chính sách đã trở thành “chủ công” hỗ trợ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bố Trạch vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV năm 2024.
Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Ngày 20/4, Craft Link đã tổ chức buổi trình diễn nghề “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô".
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động