Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor

Lễ ăn trâu, phản ánh đậm nét văn hóa cổ truyền của dân tộc Cor nhằm tạ ơn thần linh đã phù hộ cho dân làng được bình yên, no ấm và mùa màng bội thu.
Người có uy tín dân tộc Cor Đấu chiêng, cách diễn tấu đặc sắc của dân tộc Cor

Với dân tộc Cor, mọi sự vật, hiện tượng đều có linh hồn và thần linh ngự trị. Lễ ăn trâu của đồng bào Cor hay còn gọi là xa ố kpiêu nghĩa là lễ hội ăn con trâu. Đây là một trong những lễ hội lớn, mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của đồng bào Cor tỉnh Quảng Ngãi.

Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor
Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor

Lễ ăn trâu được tổ chức trong nhiều ngày với các giai đoạn khác nhau: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn tổ chức và giai đoạn kết thúc với nhiều nghi thức đậm nét văn hóa dân tộc Cor. Lễ ăn trâu không theo chu kỳ vòng đời, canh tác hay chu kỳ năm như các lễ hội khác. Người Cor tổ chức lễ ăn trâu khi làm ăn khấm khá, được mùa, khi mừng nhà mới hoặc di dời làng đến nơi ở mới hay khi làng có nhiều người ốm đau dịch bệnh, mục đích để cảm tạ các vị thần Cơi Pnon, Cơi Vách, nữ thần Mo Cả, Mo huýt… và cầu bình an, sung túc cho gia đình, cho buôn làng. Trong lễ ăn trâu, văn hóa cổ truyền như nghệ thuật diễn xướng với chiêng và nhảy múa, hát xaru, nghệ thuật ẩm thực, các lễ thức dân gian... hết sức phong phú được phô diễn, lan tỏa để củng cố mối quan hệ cộng đồng.

Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor
Nhiều nghi thức đậm nét văn hóa dân tộc Cor
Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor
Cây nêu là tâm điểm của lễ hội ăn trâu

Trong lễ hội ăn trâu của dân tộc Cor dứt khoát phải có cây nêu. Cây nêu là tâm điểm của lễ hội. Trụ nêu làm bằng cây chò chỉ, khắc họa hoa văn công phu. Trước khi đi lấy cột nêu chủ lễ phải cúng cáo và rước nêu về nhà để trên đôi giá bắt chéo. Tuyệt đối không để cây nêu nằm trên đất và không để ai bước qua.

Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor
Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor
Nghi thức cúng trong nhà
Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor
Thầy cúng thực hiện các nghi thức cúng ngoài trời
Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor
Thầy cúng cầu xin thần linh che chở, phù hộ cho dân làng có cuộc sống bình yên

Lễ vật đã chuẩn bị xong, chủ lễ sẽ thực hiện nghi lễ cúng trong nhà rồi cúng ngoài trời với lời khấn: Hôm nay, dân làng chúng con sắm lễ vật: Con trâu (ngày nay đồng bào Cor chỉ làm biểu tượng, không phải trâu thật), heo, gà, trầu, cau, rượu, chúng con đã chuẩn bị các điều kiện lễ vật đầy đủ để hiến dâng cống nạp. Đây lễ vật, chúng con xin cống nộp toàn bộ và cầu mong thần linh, ông bà phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no, cầu mong con cháu luôn được bình an, luôn mạnh giỏi, dân làng luôn gắn kết với nhau trong cuộc sống, đùm bọc, đoàn kết cùng nhau phát triển.

Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor
Nhảy múa xung quanh cây nêu với cồng chiêng và những điệu múa truyền thống
Lễ ăn trâu, nét văn hóa cổ truyền dân tộc Cor
Điệu múa thể hiện động tác đâm trâu của dân tộc Cor

Trong các lễ thức ăn trâu, dân làng tụ tập đánh chiêng, đánh trống, hát và múa suốt đêm không ngớt xung quanh cây nêu. Lễ ăn trâu phản ánh đậm nét văn hóa cổ truyền của dân tộc Cor qua nghệ thuật diễn xướng với chiêng và nhảy múa. Lễ ăn trâu là dịp để lan tỏa để củng cố mối quan hệ cộng đồng, cùng nhau giữ gìn văn hóa truyền thống và thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của bà con buôn làng.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Xem thêm