Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 2: Tăng tốc xuất khẩu, “cứu nguy” cho nông lâm, thuỷ sản

Với nhiều loại nông sản xuất khẩu chủ lực có tính chất mùa vụ, dễ gặp áp lực tiêu thụ khi vào mùa vụ thu hoạch, nhất là phải đối mặt với dịch COVID-19 hiện đang diễn biến phức tạp, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để tháo gỡ vướng mắc cho hoạt động sản xuất, lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa, đảm bảo nguyên tắc an toàn tuyệt đối công tác phòng chống dịch.
Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 1: Thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản trong mùa dịch

Tăng tỷ trọng xuất khẩu nông lâm, thủy hải sản

Theo Sở Công Thương Quảng Ninh, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thời gian qua, đã có 1.166 doanh nghiệp (355 doanh nghiệp trong tỉnh, 811 doanh nghiệp ngoài tỉnh) đã tham gia làm thủ tục hải quan qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đã có trên 73,5 nghìn tờ khai hiện thủ tục hải quan qua Hệ thống VNACCS/VCIS với tổng kim ngạch các loại hình là 10.465 triệu USD, tăng 34% về tờ khai và tăng 31% về kim ngạch so với năm 2020. Trong đó các mặt hàng chính vẫn là sản phẩm nông lâm, thủy hải sản của Quảng Ninh và các tỉnh khác trong cả nước.

Đáng chú ý, hiện tỉnh Quảng Ninh có 14 vùng trồng cây ăn quả (3 vùng trồng nhãn, 7 vùng trồng thanh long, 4 vùng trồng vải); 3 cơ sở đóng gói hoa quả tươi, 9 công ty xuất khẩu thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; các sản phẩm có lợi thế của Quảng Ninh được cập nhật thuộc danh mục 48 loài (chi) thủy sản được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 2: Tăng tốc xuất khẩu, “cứu nguy” cho nông lâm, thuỷ hải s

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá nông lâm, thuỷ hải sản qua các cửa khẩu, lối mở biên giới tỉnh Quảng Ninh diễn ra ổn định mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Trong 10 tháng đầu năm 2021, đã có 1.579 tấn nông sản (tăng 100% so với cùng kỳ năm 2020) của tỉnh Quảng Ninh, trị giá 1,06 triệu USD (tăng 100% so với cùng kỳ năm 2020) và 3.182 tấn thủy sản (tăng 355,3% so với cùng kỳ năm 2020), trị giá 14,53 triệu USD (tăng 419,8% so với cùng kỳ năm 2020) của tỉnh Quảng Ninh được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, số nông lâm, thuỷ hải sản qua các cửa khẩu, lối mở biên giới tỉnh Quảng Ninh của các địa phương khác trong cả nước cũng tăng mạnh, trong đó có 1.579 tấn nông sản (tăng 100% so với cùng kỳ năm 2020), trị giá 1,06 triệu USD (tăng 100% so với cùng kỳ năm 2020) và 3.182 tấn thủy sản (tăng 355,3% so với cùng kỳ năm 2020), trị giá 14,53 triệu USD (tăng 419,8% so với cùng kỳ năm 2020).

Có thể nhận thấy, hoạt động xuất khẩu hàng hoá nông lâm, thuỷ hải sản qua các cửa khẩu, lối mở biên giới tỉnh Quảng Ninh trong thời gian gần đây luôn có sự tăng trưởng cao, đã phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng và lối mở biên giới.

Có được kết quả trên là nhờ thời gian qua, công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh Quảng Ninh trong hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông, thủy sản nói riêng đã được thực hiện hiệu quả tại các khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới; được các địa phương khu vực biên giới của tỉnh Quảng Ninh phối hợp thực hiện chặt chẽ.

Đồng thời, trước các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, triển khai thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo rà soát để hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Thêm nhiều giải pháp sớm được thực hiện

Hiện tỉnh Quảng Ninh đang đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có trao đổi, hội đàm để ký kết Nghị định thư về giảm tỷ lệ kiểm tra, kiểm dịch, xây dựng cơ chế kiểm tra nhanh các chứng thư kiểm dịch động, thực vật giữa Trung Quốc và Việt Nam đối với mặt hàng nông sản, thuỷ hải sản xuất khẩu. Đồng thời, tổ chức hội nghị trực tuyến thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực thị trường Đông Bắc Á; hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản với các tham tán thương mại (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ) để tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.

Lời giải cho “bài toán” tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình mới của Quảng Ninh - Bài 2: Tăng tốc xuất khẩu, “cứu nguy” cho nông lâm, thuỷ hải s

Tỉnh Quảng Ninh sẽ sớm chuẩn hóa quy trình về nuôi trồng, sản xuất các loại nông sản, thủy sản

Mặt khác, tỉnh Quảng Ninh sẽ chủ trì, phối hợp với các tỉnh/ thành trong cả nước tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ nông dân áp dụng quy trình chuẩn hóa về nuôi trồng, sản xuất các loại nông sản, thủy sản; hướng dẫn kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, an toàn thực phẩm, mã vùng nuôi, mã doanh nghiệp; phương thức bảo quản, bao bì nhãn mác…để các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện, yêu cầu của nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị các cơ quan chức năng các địa phương có vùng trồng nông sản, hoa quả trọng điểm phối hợp thông tin đến các địa phương biên giới để chỉ đạo điều tiết hợp lý lượng hàng hóa khi vào mùa vụ thu hoạch đưa lên các cửa khẩu nhằm tránh ùn ứ, bị ép giá, hư hỏng hàng hóa. Đồng thời thông báo tới các thương nhân chủ động phân loại, đóng gói, bao bì; phân định rõ chất lượng, chủng loại nông sản phù hợp với các điều kiện vận chuyển, giao nhận để rút ngắn thời gian giao hàng hóa tại cửa khẩu. Đối với các lái xe vận chuyển hàng hoá đề nghị có chính sách tiêm phòng, kiểm soát để đảm bảo công tác phòng dịch...

Với những nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh, các hoạt động kiểm soát an toàn phòng chống dịch bệnh trong xuất nhập khẩu tiếp tục được đảm bảo, tạo điệu kiện lưu thông hàng hoá, là cầu nối góp phần tích cực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản của các tỉnh qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh đang cố gắng sớm triển khai dự án Trung tâm logistics giao dịch nông, lâm thủy sản châu Á Thái Bình Dương tại Km3+4 sông Ka Long, TP. Móng Cái để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản, hoa quả Việt Nam, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nông sản, hoa quả sang thị trường Trung Quốc.
Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.
Đà Nẵng: Lan toả hàng Việt về nông thôn

Đà Nẵng: Lan toả hàng Việt về nông thôn

3 phiên chợ hàng Việt về các xã nông thôn, miền núi tại Đà Nẵng cuối năm 2021 thu hút 58 doanh nghiệp tham gia với 74 gian hàng, doanh số bán hàng ước đạt hơn 650 triệu đồng đã giúp người dân có thêm sự lựa chọn, tăng cơ hội mua sắm.
Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 2: Tận dụng tốt các FTAs

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 2: Tận dụng tốt các FTAs

Nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu TP. Đà Nẵng vượt khó do Covid – 19, hài hòa lợi ích với khách hàng, tận dụng tốt các cơ hội từ các FTAs mang lại…đã giúp xuất khẩu trở thành điểm sáng nhất của kinh tế TP. Đà Nẵng năm 2021.
Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 1: Vượt khó về đích

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 1: Vượt khó về đích

Vượt qua nhiều trở ngại về dịch bệnh, chi phí đầu vào và chi chí sản xuất tăng mạnh, đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng đã về đích cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.
Tăng trưởng thấp, Đà Nẵng điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng thấp, Đà Nẵng điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Kết quả phát triển kinh tế TP. Đà Nẵng trong 2 năm 2020 và 2021 với mức tăng GRDP lần lượt là âm 9,77% và dương 0,18% bộc lộ sự thiếu bền vững, thiếu khả năng chống chịu với các biến động lớn như thiên tai, dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Các cơ sở sản xuất thực phẩm truyền thống vào vụ Tết

Đà Nẵng: Các cơ sở sản xuất thực phẩm truyền thống vào vụ Tết

Bước vào mùa cao điểm phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dưới sức ép chi phí nguyên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, các đơn vị sản xuất thực phẩm truyền thống tại TP. Đà Nẵng cho biết sẽ cố gắng tiết giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thêm đầu ra để tăng sản lượng, từ đó giữ giá ổn định.
Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giữ vững mối liên kết, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đa dạng giải pháp kích cầu hàng hóa dịp cuối năm

Đa dạng giải pháp kích cầu hàng hóa dịp cuối năm

Nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng đã và đang được triển khai nhằm đảm bảo cung cầu và ổn định giá cả thị trường hàng hóa dịp cuối năm.
Startup Đà Nẵng “vượt bão” Covid-19

Startup Đà Nẵng “vượt bão” Covid-19

Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Tuy nhiên, vẫn có nhiều startup coi Covid - 19 như là cơ hội để thay đổi, thích ứng và phát triển.
90 đơn vị tham gia phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt – Đà Nẵng 2021

90 đơn vị tham gia phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt – Đà Nẵng 2021

“Phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt - Đà Nẵng năm 2021” trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm thương mại đặc trưng, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của gần 90 doanh nghiệp sản xuất tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Dương, Thừa Thiên Huế,…).
Đà Nẵng: Gỡ thế khó đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Đà Nẵng: Gỡ thế khó đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Trước những khó khăn của dịch Covid-19, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang từng bước trở thành một kênh bán hàng mới hiệu quả đối với các sản phẩm OCOP TP Đà Nẵng, đưa sản phẩm OCOP của địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng.
Đà Nẵng ra mắt Ban chỉ đạo Tạo thuận lợi thương mại

Đà Nẵng ra mắt Ban chỉ đạo Tạo thuận lợi thương mại

Với việc được lựa chọn và trở thành 1 trong 6 địa phương trong cả nước thực hiện thí điểm thành lập Cơ chế Tạo thuận lợi thương mại cấp địa phương, TP. Đà Nẵng kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA), góp phần nâng cao các chỉ số thành phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của TP. Đà Nẵng.
Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động du lịch theo 3 giai đoạn

Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động du lịch theo 3 giai đoạn

Trong quá trình khôi phục và mở cửa dần dần ngành du lịch hậu dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ngãi xác định từng bước phục hồi hoạt động du lịch với lộ trình phục hồi kinh tế của thành phố.
Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Linh hoạt để thích ứng với bình thường mới

Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Linh hoạt để thích ứng với bình thường mới

Dịch bệnh Covid-19 ở các tỉnh thành miền vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn phức tạp và khó lường, nhưng các doanh nghiệp (DN) trong vùng đã và đang nhanh chóng thích ứng an toàn với đại dịch dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kết nối thành công với các nhà phân phối tại Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021.
TP. Hồ Chí Minh: Triển khai cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu năm 2021

TP. Hồ Chí Minh: Triển khai cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu năm 2021

Năm 2021, doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng cuộc bình chọn danh hiệu “Sản phẩm, dịch vụ TP. Hồ Chí Minh tiêu biểu" không vì thế mà hạ tiêu chí bình chọn để khẳng định giá trị, thương hiệu của những sản phẩm được bình chọn.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản

Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản

Hời hợt với các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, phạm những lỗi cơ bản về bao bì đóng gói và không tìm đúng đối tác là những hạn chế doanh nghiệp trong nước gặp phải trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.
[Longform] Không để nông sản “tắc đường” sang Trung Quốc

[Longform] Không để nông sản “tắc đường” sang Trung Quốc

Từ 1/1/2022, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ chịu những quy định mới. Chuyển nhanh, chuyển mạnh sang chính ngạch là giải pháp duy nhất giúp nông sản không “tắc đường” khi xuất khẩu sang thị trường này.
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh bình thường mới

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh bình thường mới

Trong kế hoạch hành động của ngành Công Thương giai đoạn 2021-2025, đẩy mạnh chuyển đổi số là một trong những chìa khóa quan trọng nhằm góp phần cùng thành phố hướng tới xây dựng nền sản xuất, thương mại, dịch vụ thông minh, gia tăng giá trị. Trong đó, một trong ba lĩnh vực trọng tâm được ngành Công Thương tập trung đẩy mạnh là thương mại điện tử (TMĐT).
Đài Loan là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Đài Loan là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Khi thương mại quốc tế phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng thiếu container đối với hàng hoá liên lục địa, chi phí vận chuyển tăng và sự chậm trễ kéo dài của chuyến hàng, việc tập trung đẩy mạnh xuất khẩu cho các thị trường trong lục địa là điều cần thiết. Trong khi đó, Đài Loan được đánh giá là một thị trường tiềm năng, vẫn còn nhiều dư địa cho hàng hoá Việt Nam.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Ngành Công Thương Hải Phòng: Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Để góp phần vào sự phát triển chung của thành phố, Sở Công Thương Hải Phòng đang từng bước góp phần xây dựng thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững. Phóng viên Vuasanca đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Quang Hải - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng về vấn đề này.
Đà Nẵng: Hợp tác xã vượt khó, khôi phục sản xuất kinh doanh

Đà Nẵng: Hợp tác xã vượt khó, khôi phục sản xuất kinh doanh

Các hợp tác xã trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang chủ động triển khai các hoạt động để khôi phục sản xuất kinh doanh. Sự đồng hành của chính quyền thành phố thông qua các chương trình hỗ trợ tiếp sức cho các hợp tác xã vực dậy sau một thời gian dài bị đình trệ do dịch bệnh.
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Khẩn trương chuyển sang chính ngạch

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Khẩn trương chuyển sang chính ngạch

Các thay đổi mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch để giảm thiểu rủi ro. Ông Tô Ngọc Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên báo Công Thương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.
Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nông dân Bắc Kạn với những trải nghiệm “lần đầu” trên môi trường kinh doanh số

Nông dân Bắc Kạn với những trải nghiệm “lần đầu” trên môi trường kinh doanh số

Chương trình đào tạo “Kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã” do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương chủ trì, Bưu điện Việt Nam và Liên minh hợp tác xã phối hợp tổ chức diễn ra trong 2 ngày 18, 19/11 tại thành phố Bắc Kạn đã mang đến những bài học mới mẻ, bổ ích và kinh nghiệm trong kinh doanh trên nền tảng số cho các chủ hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) và hợp tác xã.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động