Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
21/07/2023 10:50
Longform|Bài 3: Lãng phí điện - Ai chịu trách nhiệm?

21/07/2023 10:50

Lãng phí điện không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, tổ chức hay Chính phủ. Lãng phí điện là một vấn đề xã hội mà tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm.
Longform|Bài 3: Lãng phí điện - Ai chịu trách nhiệm?

Trách nhiệm trước tình trạng lãng phí điện, sử dụng điện thiếu hiệu quả không chỉ thuộc về một bên duy nhất mà chia sẻ giữa nhiều bên liên quan, bao gồm cả Chính phủ, các bộ ngành, doanh nghiệp, cộng đồng và cá nhân. Do đó các bên cần hợp tác và đóng góp để giải quyết triệt để vấn đề lãng phí điện và xây dựng một hệ thống sử dụng điện hiệu quả và bền vững.

Longform|Bài 3: Lãng phí điện - Ai chịu trách nhiệm?

Ông Mã Khai Hiền, Giám đốc Trung tâm ENTERTEAM, đánh giá tỷ lệ lãng phí điện hàng năm tại Việt Nam tương đối khá cao so với tình hình chung của thế giới. Theo như nghiên cứu trước đó thì ước hiệu suất sử dụng điện từ chuyển đổi từ năng lượng sơ cấp đến năng lượng đầu cuối tại nơi sử dụng (phục vụ cho chiếu sáng, làm mát, truyền động…) chỉ khoảng xấp xỉ 35% (bình quân thế giới là 33%). Tức là để sử dụng 1kWh điện ở đầu cuối tại hộ sử dụng thì cần đến 3kWh phát điện ở đầu cấp từ nguồn năng lượng sơ cấp.

“Do đó, hoạt động tiết kiệm điện tại chỗ của doanh nghiệp, hộ gia đình đóng góp rất đáng kể và hiệu quả nhất vào tiết kiệm điện quốc giá”, ông Hiền nhấn mạnh.

Theo các báo cáo và nghiên cứu trước đó, ước tính Việt Nam đang mất hàng tỷ kWh điện hàng năm do lãng phí. Chẳng hạn, một báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào năm 2019 cho hay lượng điện bị mất mát (bao gồm cả lãng phí kỹ thuật và thương mại) trong hệ thống điện quốc gia là khoảng 8-9%. Theo dự báo, với sản lượng điện tiếp tục tăng, lượng điện bị mất mát cũng sẽ tăng theo.

Tổng hợp của Bộ Công Thương, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP Hồ Chí Minh (ECC)… trước đó cũng cho thấy, mức lãng phí điện của Việt Nam rất cao, từ 10-50% theo từng ngành. Điều này cho thấy tiềm năng tiết kiệm điện ở nước ta còn rất lớn và có khả năng đem lại lợi ích kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, để thực hiện được tiết kiệm điện hiệu quả, cần có sự cam kết, hỗ trợ từ các doanh nghiệp, Chính phủ và các tổ chức liên quan.

Đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ duy trì hệ thống quản lý năng lượng và kiểm toán năng lượng vẫn còn khá thấp. Mặc dù có quy định pháp luật yêu cầu các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng hệ thống quản lý năng lượng và kiểm toán năng lượng, nhưng việc thực hiện và tuân thủ quy định này vẫn chưa được giám sát và xử lý một cách nghiêm túc. Trong khi đó, xây dựng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng đòi hỏi nguồn lực tài chính và nhân lực đáng kể. Đối với một số cơ sở, việc đầu tư và duy trì hệ thống này có thể gặp khó khăn do hạn chế về nguồn lực.

Bên cạnh đó, chính sự thiếu ý thức về việc tiết kiệm năng lượng và tầm quan trọng của việc thực hiện hệ thống quản lý năng lượng có thể dẫn đến sự lơ là và không chú trọng trong việc duy trì và thực hiện các biện pháp tiết kiệm. Để giải quyết tình trạng này, cần có sự tăng cường giám sát, thúc đẩy việc tuân thủ quy định về hệ thống quản lý năng lượng và kiểm toán năng lượng, cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các cơ sở, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng sản xuất và công nghiệp.

Longform|Bài 3: Lãng phí điện - Ai chịu trách nhiệm?

Thiếu nhận thức và ý thức tiết kiệm điện, công nghiệp với thiết bị, công nghệ lạc hậu và thiếu hiệu quả, thiếu giám sát và kiểm soát hiệu suất sử dụng năng lượng trong các quy trình sản xuất, tiêu thụ… được xem là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lãng phí điện tại Việt Nam.

Chuyên gia Mã Khai Hiền nhận định, để xảy ra lãng phí điện tại Việt Nam là do ý thức về sử dụng điện và năng lượng hiệu quả còn kém. Hoạt động tuyên truyền và tập huấn về tiết kiệm điện chưa được phát huy hiệu quả, thực tiễn để áp dụng.Mặt bằng kỹ thuật - công nghệ về nhu cầu sử dụng điện chưa cao. Hiệu suất của thiết bị, hệ thống còn kém nên tiêu hao điện năng lớn gây lãng phí điện trong quá trình vận hành hoạt động sản xuất.

Một số ngành có chi phí điện năng (năng lượng) chiếm trong giá thành sản xuất hay dịch vụ thấp, nên chưa được quan tâm đúng mức về tiết kiệm điện, đặc biệt cấp quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. Biểu giá điện bình quân của lĩnh vực sản xuất còn thấp so với biểu giá các nước khác trong khu vực và thế giới cũng chính là trở ngại trong nâng cao ý thức tiết kiệm điện của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị chỉ chú trọng đến ưu tiên sản xuất và bán được hàng hoá mà chưa mang tính bền vững, tối ưu hoá ngay từ khâu phát triển dự án, xây dựng nhà máy và cả trong sản xuất vận hành. Như chỉ quan tâm đến chi phí đầu tư ban đầu của các thiết bị, hệ thống, chứ chưa đánh giá cả vòng đời sử dụng thiết bị hệ thống đó bao gồm cả chí phí năng lượng, bảo trì bảo dưỡng…

Tương tự, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, nguyên nhân chính của việc sử dụng điện thiếu hiệu quả, lãng phí điện là do sự thiếu nhận thức về quản lý năng lượng và lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở sản xuất.

“Khi các cơ sở sản xuất, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, không nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng, họ sẽ không thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả và không tận dụng được tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất của mình”, chuyên gia Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Longform|Bài 3: Lãng phí điện - Ai chịu trách nhiệm?

Longform|Bài 3: Lãng phí điện - Ai chịu trách nhiệm?

Trong bối cảnh nguồn cung ứng điện đang gặp nhiều thách thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây yêu cầu trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ, giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện dưới 6% vào năm 2025, giảm bớt công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500 MW vào năm 2025.

Đồng thời phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Đến hết năm 2025, phấn đấu 100% chiếu sáng đường phố sử dụng đèn LED. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân nghiêm túc, quyết liệt thực hiện triển khai việc tiết kiệm điện.

Thực tế, từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã đặc biệt quan tâm vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cân đối năng lượng như điện, xăng dầu. Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - những tập đoàn năng lượng lớn của đất nước. Thủ tướng đã quyết liệt chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc để hồi sinh, đưa vào hoạt động dự án nhiệt điện Thái Bình 2 và đang tiếp tục thúc đẩy triển khai chuỗi dự án Khí - Điện lô B Ô Môn… Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính quan tâm, thúc đẩy các dự án năng lượng quan trọng này cho thấy sự quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết vấn đề thiếu điện, đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định cho phát triển kinh tế và xã hội.

Longform|Bài 3: Lãng phí điện - Ai chịu trách nhiệm?

Theo Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đầu năm nay, Bộ Công Thương đã phối hợp với ngành điện tập trung triển khai các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện, đặc biệt là kêu gọi người dân, doanh nghiệp tăng cường sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, các chính quyền địa phương và với các khách hàng sử dụng điện, nhất là khách hàng sử dụng điện lớn để quán triệt, tăng cường công tác tiết kiệm điện. Bộ Công Thương cũng đã phát động “Tiết kiệm điện toàn quốc năm 2023”. Chương trình nhận được sự cam kết của 63 tỉnh, thành phố, các công ty điện lực và đặc biệt là các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm. Tổ chức các hội nghị, toạ đàm về tiết kiệm điện với mục tiêu đẩy mạnh các giải pháp, các sáng kiến và nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng về việc tiết kiệm điện, đảm bảo nguồn cung ứng điện cho năm 2023, đặc biệt trong mùa nắng nóng.

Bộ Công Thương tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương, với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng để kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành Chỉ thị 20 của Thủ tướng về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn đến năm 2025. Đồng thời, thúc đẩy chuyển đổi thị trường phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao, loại bỏ trang thiết bị hiệu suất thấp, lạc hậu thông qua chương trình kiểm soát hiệu suất năng lượng đối với các phương tiện tiêu thụ năng lượng lớn trên thị trường.

Chuyên gia năng lượng Mã Khai Hiền cho rằng, chính sách tiết kiệm điện tại Việt Nam trong thời gian qua đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, đặc biệt đối với ngành công nghiệp cũng như hộ gia đình. Các doanh nghiệp đã nâng cao được ý thức tiết kiệm điện, chủ động triển khai thực hiện kiểm toán năng lượng định kỳ 3 năm/lần (nếu doanh nghiệp thuộc danh sách các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm). Từ đó kịp thời đưa ra các quyết định triển khai thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp nhằm cắt giảm chi phí vận hành, sản xuất.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều chương trình hỗ trợ, nguồn quỹ kết nối giữa doanh nghiệp với các đơn vị tín dụng nhằm thúc đẩy đầu tư hiệu quả năng lượng, đầu tư xanh, chuyển đổi công nghệ sản xuất hiện đại hiệu quả năng lượng cao. Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 (Bộ Công Thương) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm) trong công nghiệp, toà nhà... liên quan đến hoạt động tiết kiệm năng lượng. Khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi các nguồn năng lượng phân tán, nhiên liệu bền vững trong hoạt động sản xuất, như khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo áp mái tự dùng, nhiên liệu sinh khối…

“Tổng thể, chính sách tiết kiệm điện tại Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong ngành công nghiệp và hộ gia đình. Tuy nhiên, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ và giám sát là cần thiết để duy trì và nâng cao hiệu quả của các biện pháp tiết kiệm điện trong tương lai”, ông Hiền nhấn mạnh.

Longform|Bài 3: Lãng phí điện - Ai chịu trách nhiệm?

Hoàng Hưng

Có thể bạn quan tâm

AB InBev với chiến dịch

AB InBev với chiến dịch 'Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn'

AB InBev phối hợp với tập đoàn Begroup phát động chiến dịch "Thưởng Thức Bia Có Trách Nhiệm Vì Ai Đó Cần Bạn".
Vụ sập cầu Phong Châu: Cử tri từng kiến nghị đầu tư thay thế

Vụ sập cầu Phong Châu: Cử tri từng kiến nghị đầu tư thay thế

Trước khi cầu Phong Châu sập, vào năm 2022, cử tri Phú Thọ từng có kiến nghị thay thế cây cầu này. Bộ Giao thông vận tải đã có ý kiến về việc này.
Hàng loạt công trình đền bù giá

Hàng loạt công trình đền bù giá '0 đồng' tại xã Nam Sơn (Hà Nội): Ai chịu trách nhiệm?

Do sổ đỏ cấp cho người dân xã Nam Sơn không đúng quy định nên nhiều diện tích đất, nhà ở, công trình của người dân bị tính giá đền bù 0 đồng.

Xem thêm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Ghi dấu ấn đậm nét và là điểm sáng tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, song vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đối diện nhiều thách thức.
Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những khó khăn thách thức từ yêu cầu sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần coi đây là cơ hội để thay đổi và bứt phá.
Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Nhờ các sáng kiến cải tiến trong quản lý vận hành lưới điện, kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng - Giám đốc TTĐ Hà Tĩnh - đã làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện.
Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ

Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ 'vượt gió' trên dãy Hoành Sơn

Để dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đóng điện toàn tuyến trước 2/9, những vị trí cuối cùng của dự án nằm trên dãy Hoành Sơn đang gấp rút hoàn thiện.
Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Chỉ còn một ngày nữa cung đoạn Nam Định 1– Phố Nối của dự án đường dây 500kV mạch 3 sẽ chính thức đóng điện, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất.
Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Đi qua nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng cao về khả năng tăng trưởng đạt, vượt mục tiêu.
Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 'quốc bảo' sâm Ngọc Linh

Các địa phương, cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc bảo vệ, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho cây sâm Ngọc Linh.
Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Nam Định 1- Phố Nối đang dần về đích, trong điều kiện mưa bão của miền Bắc hiện nay, công tác kéo dây càng trở lên khó khăn hơn.
Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các hoạt động xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Dù đã gặt hái được nhiều kết quả sau thời gian dài trầm lắng, song ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đối diện nhiều thách thức về xuất khẩu.
Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hơn 1 thập kỷ qua, Hội chợ thương mại Việt - Lào đã góp phần thiết thực trong việc thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Việc xây dựng lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP26 để giảm phát thải khí nhà kính là cần thiết, tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức cho TKV.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Cho dù cả cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ nhưng ông vẫn kiên trung, bất khuất, tự hào.
Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

184 lái xe tại TP. Đà Nẵng tiên phong tham gia Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab TP. Đà Nẵng, đứng vào hàng ngũ tổ chức công đoàn Việt Nam.
Những

Những 'chiến binh dũng cảm' trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Mặc nắng gắt, nhiệt độ thân cột “nóng bỏng tay” hay mưa dông những người thợ truyền tải điện vẫn đu mình trên cao, đẩy nhanh tiến độ thi công lắp dựng cột.
Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Trong quá trình thi công đường dây 500kV mạch 3, nhờ đoàn kết, sáng tạo, những người lính truyền tải đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Hơn một nửa quân số của Truyền tải điện Nghệ An đang tham gia tăng cường cho dự án đường dây 500kV mạch 3, Phó giám đốc cũng tham gia thi công, dựng cột.
Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Nắng gắt rồi mưa xối xả liên tiếp, không vì thế mà “cản” tiến độ của những người lính truyền tải trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối.
Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Việc chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã mở ra những cơ hội phát triển mới, khẳng định uy tín, chất lượng, giá trị thương hiệu...
Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Cuộc chiến với tội phạm ma túy là cuộc chiến thầm lặng, vô cùng hiểm nguy nhưng các chiến sĩ biên phòng trên mặt trận chống ma túy vẫn luôn kiên cường bám trụ.
Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Nhờ bám sát dân, nhiều khu vực được coi là điểm nóng về buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy tại Sơn La đã kịp thời được Bộ đội biên phòng ngăn chặn, xóa sổ.
Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Biên giới Việt Nam – Lào đoạn qua tỉnh Sơn La luôn là một trong những điểm nóng về vận chuyển, buôn bán ma túy trái phép từ bên kia biên giới.
Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Tin tưởng, hy vọng và chờ đợi, diện mạo mới của du lịch vùng đất hoa lửa Điện Biên sẽ mang đến cho nhân dân và du khách quốc tế những trải nghiệm bất tận…
Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Xác định di tích lịch sử là khởi điểm, là cầu nối để Điện Biên phát triển các loại hình du lịch, thời gian qua Điện Biên tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng.
Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Di tích lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5 rực màu hoa phượng đỏ, từng đoàn khách du lịch tấp nập về với vùng đất hoa lửa trong niềm hân hoan.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Ở giữa biển khơi mênh mông ấy, những người chiến sĩ hải quân với làn da sạm nắng và nụ cười ấm áp, họ vẫn kiên định, vững vàng trước sóng gió biển khơi.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Trong hành trình này, tôi đã có dịp gặp gỡ với những thiên thần – những người đã mang đến cuộc đời mới cho những người không may gặp nạn ở Trường Sa.
|< < 1 2 3 4 > >|