Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chiếc "phanh" giúp công nghiệp chạy nhanh vẫn an toàn, không "chệch hướng"

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc

Doanh nghiệp kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm giúp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 1: Doanh nghiệp Việt cần lực đẩy mới Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 2: Kỳ vọng động lực mới Cần chính sách đột phá thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp quan trọng

Lãnh đạo các hiệp hội cho hay cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm khi được thực thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển bền vững và giải quyết những khó khăn đang tồn tại để tạo động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp và ngành công nghiệp nói chung, qua đó đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Kỳ vọng ngành dệt may vượt khó, tăng tốc bứt phá

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam - cho biết, ngành công nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Các vấn đề như thiếu hụt dòng tiền, khó tiếp cận được vốn vay, không có đơn hàng, đơn giá giảm sâu… đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này làm cho doanh nghiệp phải chịu áp lực tài chính và đang tìm cách tối ưu hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh. Việc giảm giờ làm, tiết kiệm tối đa các chi phí là biện pháp tạm thời nhằm duy trì hoạt động và giữ chân người lao động.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho ngành, giúp ngành phát triển bền vững. Ảnh: Cấn Dũng

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng việc xây dựng, triển khai Luật Công nghiệp trọng điểm có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ giúp ngành dệt may vượt qua giai đoạn khó khăn. Cụ thể, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ quy định các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cụ thể cho ngành. Điều này bao gồm giãn, hoãn nộp thuế, phí, tiền thuê đất, hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi và các chính sách khác nhằm giúp ngành dệt may tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn lao động, môi trường của các thị trường nhập khẩu chính.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ định hướng và hỗ trợ ngành dệt may nâng cao năng lực cạnh tranh, từ việc đầu tư các khu công nghiệp lớn, thu hút các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu với công nghệ và trang thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy hợp tác và liên kết ngành để tăng cường giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ của ngành.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm bớt các thủ tục hành chính, hạn chế khó khăn trong quá trình đầu tư và kinh doanh. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành dệt may hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, có đủ nguồn lực đầu tư mới và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất.

Đồng thời khuyến khích và hỗ trợ việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ trong ngành. Điều này giúp ngành dệt may nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong sản xuất.

Tóm lại, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho ngành, giúp ngành phát triển bền vững, tận dụng tốt hơn các Hiệp định thương mại tự do FTA và góp phần vào phát triển kinh tế chung của đất nước.

Doanh nghiệp điện tử hướng đến phát triển bền vững

Bà Đỗ Thị Thuý Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), cho biết ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang có nhiều cơ hội lớn để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng giá trị nội địa.

Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn trong chuỗi cung ứng công nghiệp điện tử đã dịch chuyển từ thị trường nước ngoài vào Việt Nam, tìm kiếm nhà máy sản xuất và triển khai chuỗi cung ứng. Đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính và mới thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, gia tăng xuất khẩu tại chỗ các linh kiện, cấu kiện điện tử.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Tương tự, doanh nghiệp điện tử Việt Nam hy vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ mang lại những chính sách thuận lợi và hỗ trợ cụ thể để phát triển bền vững, tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Cấn Dũng

Xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất cũng tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư FDI lớn và chất lượng trong ngành công nghiệp điện tử. Ngoài ra, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư trong các ngành công nghệ cao, đặc biệt là điện tử.

Tuy vậy, bà Hương nhấn mạnh rằng, con đường phát triển cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn còn rất dài và đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi và nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi cung ứng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

Để tận dụng hiệu quả cơ hội và đáp ứng yêu cầu của thị trường, cộng đồng doanh nghiệp ngành điện tử kỳ vọng Luật Công nghiệp trọng điểm đang được xây dựng sẽ đem lại những chính sách hỗ trợ và định hướng phát triển phù hợp để giải quyết những khó khăn, bất cập hiện tại. Trong đó, ưu tiên và chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó có ngành công nghiệp điện tử, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong ngành điện tử có thể phát triển và mở rộng sản xuất.

Xác định rõ ràng các tiêu chuẩn và mục tiêu phát triển cho ngành công nghiệp điện tử, cùng với các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài đầu tư và sản xuất tại Việt Nam.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp điện tử Việt Nam tiếp cận nguồn vốn vay, giải ngân đúng hạn, và giảm thiểu khó khăn về dòng tiền, giúp họ duy trì hoạt động và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp điện tử tăng cường năng suất, chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất, từ đó tăng cường cạnh tranh và có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp điện tử mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới và khó tính bằng cách đảm bảo các thỏa thuận thương mại tự do đã ký như CPTPP và EVFTA được triển khai hiệu quả.

Tựu chung, doanh nghiệp điện tử Việt Nam hy vọng Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ mang lại những chính sách thuận lợi và hỗ trợ cụ thể để ngành công nghiệp điện tử có thể phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kiến tạo thị trường ngành cơ khí

TS. Nguyễn Chỉ Sáng Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) - cho rằng, ngành cơ khí là để chế tạo máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành công nghiệp khác như: Hóa chất, giao thông, khai thác dầu khí, nông nghiệp…. Đầu tư cho cơ khí đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, lợi ích ngắn hạn không cao, nhưng về dài hạn lợi ích nó đem lại rất lớn cho quốc gia.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Cộng đồng doanh nghiệp cơ khí mong mỏi những cơ chế, chính sách cụ thể để các doanh nghiệp có định hướng trong đầu tư, để ngành cơ khí có thể phát triển đáp ứng đươc yêu cầu về phát triển kinh tế. Ảnh: Cấn Dũng

Ví dụ, để thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí thủy công, các doanh nghiệp cơ khí trong nước cần mua thiết kế hoặc nhận chuyển giao công nghệ thiết kế. Nếu việc mua thiết kế này tính vào giá thành cho một dự án thì doanh nghiệp sẽ lỗ vốn, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn mua thiết bị của nước ngoài. Nhưng nếu doanh nghiệp mua thiết kế sau đó có thể thực hiện cho 3 dự án trở lên thì giá thành chế tạo trong nước sẽ rất cạnh tranh.

Đơn cử, giá thành của thiết bị này cho dự án thủy điện Lai Châu, Sơn La rẻ hơn giá thiết bị từ Trung Quốc, thời gian thi công ngắn hơn đem lại lợi ích hàng tỷ USD cho các dự án. Điều này có nghĩa, việc nội địa hóa không chỉ đem lại công ăn, việc làm doanh nghiệp cơ khí mà còn đem lại nhiều lợi ích trực tiếp, gián tiếp cho nhà nước. Những chương trình cơ khí như thế này nếu không có quyết tâm của Chỉnh phủ sẽ không thể thành công. Nếu gắn kết việc phát triển ngành cơ khí với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia thì lợi ích đem lại sẽ rất lớn.

Cụ thể, thứ nhất, máy móc thiết bị có dung lượng thị trường rất lớn nó đem lại nguồn công việc cho doanh nghiệp và người dân, tạo sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP. Theo quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, có thể sơ bộ đánh giá độ lớn thị trường cho ngành cơ khí giai đoạn 2021 – 2045 khoảng 800 tỷ USD, đây là thị trường lớn để phát triển kinh tế của quốc gia.

Thứ hai, nếu chúng ta làm chủ việc thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, tự chủ trong việc thực hiện dự án, đặc biệt cho các nhà máy công nghiệp, các công trình lớn của đất nước. Thông thường, giá thành máy móc thiết bị hoặc công trình công nghiệp chế tạo trong nước rẻ hơn mua từ nước ngoài 10 đến 30%.

Thứ ba, tự chủ trong đầu tư, khi làm chủ về công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, ta có thể làm chủ về đầu tư các dự án, các công trình của đất nước, không lệ thuộc vào nhà thầu nước ngoài dẫn đến chậm trễ, tăng giá khi thực hiện dự án…

Với cơ khí giao thông như tàu cao tốc, đường sắt trong thành phố, nếu làm chủ về công nghệ, không những giá đầu tư rẻ mà giá cho vận hành, bảo hành, bảo trì rất rẻ.

Cơ khí nông nghiệp nếu được nghiên cứu, sản xuất bởi các nhà chế tạo trong nước sẽ phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam và đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm. Ví dụ máy và thiết bị phục vụ ngành nông nghiệp ước tính dung lượng thị trường xấp xỉ một tỷ USD/năm nhưng giá trị gia tăng cho các nông sản, thực phẩm có thể đạt vài tỷ USD/năm.

Bên cạnh đó, phát triển ngành cơ khí kết hợp với phát triển công nghiệp điện tử, viễn thông giúp Việt Nam có thể có được nguồn vũ khí giá rẻ và hiện đại để đảm bảo đủ sức mạnh đối phó trong tình huống chiến tranh.

Tuy vậy để ngành công nghiệp cơ khí phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường từ nay đến năm 2045, cần xây dựng một chiến lược tổng thể và các cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển các ngành công nghiệp có giá trị đầu tư lớn và quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia.

Trong đó, các biện pháp và lộ trình cụ thể: Với ngành công nghiệp ô tô, cần xây dựng lộ trình và cơ chế để thúc đẩy nội địa hóa sản xuất các linh kiện và phụ tùng ô tô. Đây là một ngành có thị trường trong nước lớn và khi đã phát triển, các doanh nghiệp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tạo điều kiện và cơ chế để nội địa hóa sản xuất các turbin điện gió, cột, cánh chế tạo trong nước. Tìm kiếm cách mua hoặc liên doanh để làm chủ công nghệ cho phần máy phát, hộp giảm tốc, điều khiển và các linh kiện khác, với mục tiêu nội địa hóa từ 50% trở lên cho phần này.

Nâng cao nội địa hóa trong ngành giao thông đường sắt và tàu điện và tăng cường nội địa hóa trong ngành khai thác và chế biến bô xít và điện khí. Xây dựng các nhà máy, công trình công nghiệp, thiết bị cảng biển, nhà máy khai thác và chế biến bô xít trong nước làm tổng thầu với tỷ lệ nội địa hóa từ 50% trở lên về giá trị. Đối với ngành điện khí, đưa ra mục tiêu nội địa hóa từ 50% trở lên về giá trị.

Tiếp tục thúc đẩy chương trình "công nghiệp hỗ trợ" với các cơ chế chính sách bổ sung và cập nhật cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đặc biệt, cần bỏ giấy phép con trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét lại việc đánh thuế cho sản phẩm hoàn chỉnh và các chi tiết của sản phẩm, bỏ việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với các cá nhân đã được đào tạo và tốt nghiệp đúng theo các chuyên ngành làm việc, bỏ việc các doanh nghiệp nhà nước phải đấu thầu lựa chọn nhà thầu phụ khi đã đấu thầu để có được hợp đồng, đề nghị các doanh nghiệp khi nhận chuyển giao công nghệ được thừa hưởng năng lực của bên chuyển giao công nghệ…

Những biện pháp và mục tiêu trên được kỳ vọng sẽ giúp ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam phát triển mạnh mẽ và gia tăng thị phần cho mặt hàng thông dụng, đồng thời tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy con đường phát triển này còn rất dài và đòi hỏi sự cố gắng đồng thuận từ cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ, và các bên liên quan. Hy vọng dự án Luật Công nghiệp trọng điểm sẽ xây dựng những cơ chế, chính sách cụ thể để các doanh nghiệp có định hướng trong đầu tư, để ngành cơ khí có thể phát triển đáp ứng đươc yêu cầu về phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

Thay cho lời kết

Từ lâu, Đảng ta đã xác định trong bối cảnh nguồn lực quốc gia có hạn, để tiến hành công nghiệp hóa đất nước cần ưu tiên phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực cho một số ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, mũi nhọn, ưu tiên (gọi chung là các ngành công nghiệp trọng điểm) để tạo tác động lan tỏa đến cả nền công nghiệp. Việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về công nghiệp hóa và phát triển công nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia cần bám sát định hướng này.

Luật Công nghiệp trọng điểm - Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng những chính sách mới sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển bền vững và đóng góp tích cực vào nền kinh tế. Ảnh: Cấn Dũng

Theo các chuyên gia kinh tế, các ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò hết sức quan trọng, là động lực để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp nói riêng cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế nói chung. Với tầm quan trọng then chốt của các ngành công nghiệp trọng điểm đối với việc thúc đẩy phát triển nền công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, trong bối cảnh nguồn lực quốc gia có hạn, chính sách phát triển công nghiệp quốc gia cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm để triển khai thành công quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Điều này cũng phù hợp với chủ trương "ưu tiên nguồn lực, có các cơ chế, chính sách đột phá, phù hợp để phát triển các cực tăng trưởng, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ" tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy việc ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm trong tình hình, bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách, giúp tạo ra cơ chế và chính sách đột phá, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp quan trọng, giúp đất nước đạt được mục tiêu phát triển bền vững và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm sắp tới.

Ngô Hằng - Hoàng Hưng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Công nghiệp trọng điểm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Liên quan đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng ngành hóa chất Việt Nam đang phát triển dưới tiềm năng.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng cho biết chắc chắn sẽ đạt kế hoạch năm 2024, thậm chí có doanh nghiệp lạc quan sẽ vượt tới 40 - 50% kế hoạch.
Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Từ ngày 11 - 13/12/2024, Triển lãm ASEAN Ceramics & ASEAN Stone 2024 (tương lai của ngành gốm sứ và đá tự nhiên Đông Nam Á) sẽ được tổ chức tại TP.HCM.

Tin cùng chuyên mục

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan toả, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương ban hành công văn gửi đơn vị liên quan về việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công.
Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương có đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Việc diễn tập thực binh ứng phó sự cố hóa chất sẽ giúp các đơn vị kinh doanh hóa chất, địa phương chủ động, linh hoạt để ứng phó khi sự cố xảy ra.
Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng đem lại hiệu quả trong tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Nhằm bảo vệ môi trường, xanh hoá ngành hoá chất, những năm qua, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp.
Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 25/10/2024 tại Hà Nội diễn ra Đại hội Hội những nhà sản xuất nhôm thanh định hình phục vụ Xây dựng và công nghiệp Việt Nam khoá II, nhiệm kỳ 2024-2029.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Chuyển đổi số trong sản xuất tại TP. Đà Nẵng đang diễn ra mạnh mẽ. Tại nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi số trong quản trị, vận hành sản xuất đã cho hiệu quả thực.
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sáng 25/10, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng cảm biến sợi quang đã chứng minh được tính đột phá khi áp dụng thực tiễn trong Hải quân Việt Nam.
‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày 24/10/2024 diễn ra Tọa đàm “Xanh hóa” sản xuất hóa chất và phân bón: Cơ hội cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Sáng 24/10, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức bàn giao máy móc thiết bị thuộc chương trình khuyến công năm 2024.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thì phải thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 diễn ra ngày 7 - 8/11 tại cơ sở Hoà Lạc của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động