Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Lý giải nguyên nhân vì sao xuất khẩu dừa sang thị trường Hoa Kỳ gặp khó

Nếu như trước đây thị trường Hoa Kỳ cho phép trái dừa xuất khẩu chỉ cần gọt hết vỏ xanh thì nay họ 'siết chặt' lại và yêu cầu phải gọt đến tận sọ. Đây là quy định không mới. Tuy nhiên, với việc 'siết chặt' này khiến xuất khẩu dừa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ gặp khó từ đầu năm 2022 đến nay.

Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây trong đó có xuất khẩu dừa sang thị trường Hoa Kỳ, trao đổi với phóng viên Vuasanca , ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group - cho hay, lượng dừa của doanh nghiệp xuất khẩu đến thị trường Hoa Kỳ rất lớn, trung bình xuất khẩu từ 20 - 30 container/tháng.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu dừa của doanh nghiệp gặp khó do quy định từ phía thị trường Hoa Kỳ. Việc không xuất khẩu được dừa sang thị trường Hoa Kỳ khiến doanh nghiệp bị thiệt hại. Doanh nghiệp không xuất khẩu được khiến người nông dân trồng dừa bán giá cũng không được tốt. Hiện, giá thu mua dừa tại Bến Tre cho bà con cũng đang giảm từ 15 - 20%.

Nghẽn thị trường, xuất khẩu dừa của các doanh nghiệp tại Bến Tre giảm mạnh.
Nghẽn thị trường, xuất khẩu dừa của các doanh nghiệp tại Bến Tre giảm mạnh

Xuất khẩu trái cây lâu năm sang thị trường Hoa Kỳ, theo ông Nguyễn Đình Tùng, có những yếu tố ngoài tầm kiểm soát. Chúng tôi xuất khẩu trái dừa vẫn đang rất tốt sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2017, và đến thời điểm này (tức sau 5 năm) mới phát sinh việc này. Trong điều luật của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) có đưa ra quy định về gọt vỏ trái dừa. Trước đây, người làm kiểm dịch của Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) vẫn đồng ý chỉ cần gọt hết vỏ xanh và để vỏ trắng. Nhưng hiện nay, Hoa Kỳ không cho nhập khẩu dừa tươi gọt còn vỏ trắng mà phải gọt tới phần sọ dừa. Việc này khiến việc bảo quản dừa xuất khẩu không được tốt.

“Quy định này đã có từ trước và hiện thị trường này đang siết lại nhưng doanh nghiệp không biết và không nắm được”, ông Nguyễn Đình Tùng cho biết, đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khi đàm phán cần chi tiết, đầy đủ, bên cạnh đó, cần thông tin đầy đủ các quy định về thị trường để doanh nghiệp có thể nắm được.

“Hiện Bộ NN&PTNT đang đàm phán lại với cơ quan chức năng Hoa Kỳ và đưa điều khoản này vào để việc xuất khẩu dừa của doanh nghiệp có thể trở lại bình thường”, ông Nguyễn Đình Tùng cho biết thêm.

Thông tin về việc trái dừa gặp khó trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho hay, thị trường này quy định về gọt vỏ nhưng cách hiểu của mỗi chuyên gia Hoa Kỳ lại khác nhau. Trước đây, họ cho rằng chỉ cần gọt hết vỏ xanh là được, nhưng hiện cho lại cho rằng việc này không được và yêu cầu phải gọt hết vỏ trắng và đến tận sọ dừa.

Cũng theo ông Đặng Phúc Nguyên, nếu chúng ta đàm phán được với Hoa Kỳ để họ chấp thuận cho Việt Nam xuất khẩu theo hướng cũ thì sẽ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, dễ bảo quản. Tuy nhiên, nếu thị trường quy định như vậy thì doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ. Dừa Thái Lan xuất khẩu đi cũng gọt đến tận sọ.

Về ý kiến cho rằng, việc gọt đến sọ dừa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dừa xuất khẩu vì thời gian vận chuyển kéo dài, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, đây là do công nghệ bảo quản của mình. Thái Lan làm được sao Việt Nam lại không làm được?

Nếu chúng ta làm được như Thái Lan thì sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển rất lớn. Thùng đựng dừa thay vì chúng ta đựng 8 trái, nếu chúng ta gọt vỏ đến tận sọ thì có thể đựng được 10-12 trái. Như vậy, chi phí vận chuyển logistics rất hiệu quả. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được với hàng Thái Lan. “1 container chúng ta chỉ đi được 10.000 trái dừa, trong khi đó, Thái Lan có thể đi được 15.000 trái, chi phí vận chuyển thấp sẽ tạo sức cạnh tranh rất lớn đối với sản phẩm cùng loại của chúng ta”, ông Đặng Phúc Nguyên chia sẻ.

Riêng tại Bến Tre, lượng dừa xiêm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 40%. Nghẽn thị trường, xuất khẩu dừa của các doanh nghiệp tại Bến Tre giảm mạnh. Theo Sở Công Thương Bến Tre, quý I/2022, các doanh nghiệp tỉnh Bến Tre xuất khẩu dừa xiêm (dừa uống nước), giảm hơn 50% về lượng so với cùng kỳ năm trước.

Đây là quy định của thị trường Hoa Kỳ, do đó, các doanh nghiệp vẫn đang phải chờ động thái của hai nước. Về giải pháp của các doanh nghiệp, trước mắt sẽ chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường như: Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… “Thị trường Hoa Kỳ là thị trường rất lớn, chúng tôi cũng hi vọng sắp tới Bộ NN&PTNT sẽ đàm phán nhanh được việc này”, ông Nguyễn Đình Tùng cho hay.

Tại Việt Nam, thị trường tiêu thụ có mùa nóng, mùa lạnh, trong đó, tại thị trường phía Bắc, lượng tiêu thụ dừa mùa lạnh chậm. Tuy nhiên, tại thị trường Hoa Kỳ, dừa tiêu thụ quanh năm, mức tiêu thụ tại thị trường này rất tốt, giá cả ổn định. Trong khi đó, dừa cho ra trái liên tục (khoảng hơn 20 ngày cho ra trái/1 đợt), do đó, cần sự ổn định về thị trường. Nếu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ không được sẽ dẫn đến dừa bị rớt giá, nhất là vào mùa lạnh.

Khẳng định, Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiềm năng đối với trái dừa Bến Tre. Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong thời gian tới, doanh nghiệp mong muốn, ngành chức năng nhanh chóng kết nối với các thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường các nước.

Ngoài mặt hàng dừa gặp khó thì theo ông Nguyễn Đình Tùng, xuất khẩu trái cây của doanh nghiệp sang thị trường Hoa Kỳ từ đầu năm vẫn rất tốt, tăng khoảng 15-16% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái. Uyển chuyển theo cơ chế thị trường, năm nay, chúng tôi cũng đặt mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng từ 30 - 40%.

Đồng quan điểm về vấn đề này, nhận định chung về thị trường Hoa Kỳ, ông Đặng Phúc Nguyên cho hay, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong quý I/2022 sang thị trường này tăng trưởng hơn 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu này nhanh hơn so với các thị trường khác.

Đây cũng là thị trường tiềm năng và có rất nhiều mặt hàng có thể xuất khẩu sang đây. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng là thị trường có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và nông dân. Nếu xuất khẩu được thì giá bán ở thị trường Hoa Kỳ vẫn tốt hơn các thị trường khác. Thích ứng với quy định của thị trường sẽ giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này. “Dừa Thái Lan từ trước đến nay xuất khẩu họ cũng gọt hết vỏ trắng, thậm chí họ còn gắn cái khui lên vỏ sọ dừa, người tiêu dùng chỉ cần giật nắp như vỏ lon nước ngọt là có thể sử dụng”, ông Đặng Phúc Nguyên nêu ví dụ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hoa Kỳ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%

9 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266% về lượng, tăng 1.132% về kim ngạch nhưng giảm 9,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 610,56 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD. Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng của cả nước.
Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Hòa Phát xuất khẩu thành công tủ lạnh thế hệ mới vào thị trường Hoa Kỳ

Điện lạnh Hòa Phát vừa xuất khẩu dòng tủ lạnh Double Inverter hai cánh ngăn đá trên, có dung tích 286 lít sang Hoa Kỳ.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) lớn thứ 2 cho thị trường Trung Quốc, sau Nga, với gần 3 tỷ USD trong 20 năm qua.
Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón các loại trong 9 tháng

9 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón, tương đương gần 530,66 triệu USD, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không

2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không 'về đích' như kỳ vọng

Thị trường khó đoán định và ảnh hưởng của siêu bão Yagi có thể là nguyên nhân khiến xuất khẩu gỗ và lâm sản không về đích 17,5 tỷ USD như kỳ vọng.
Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào

Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào

Bộ Công Thương vừa xây dựng Dự thảo Thông tư quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Căng thẳng Israel - Iran leo thang, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo lắng ngừng đơn hàng

Căng thẳng Israel - Iran leo thang, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo lắng ngừng đơn hàng

Trước tình hình căng thẳng Israel - Iran leo thang gần đây, các doanh nghiệp lo lắng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Israel.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức vượt 100 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt 100 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm. Hoa Kỳ duy trì là thị trường lớn nhất của hàng hoá Việt Nam.
Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào

9 tháng 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào đạt 1,5 tỷ USD. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam - Lào.
Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

Thị trường nào cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam trong 9 tháng năm 2024?

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu ngô từ 5 thị trường chính, trong đó nhập khẩu từ Argentina 4,61 triệu tấn, chiếm 57% tổng lượng nhập khẩu ngô của cả nước.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì vị trí Top đầu thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì vị trí Top đầu thế giới

Dù có sự điều chỉnh giảm 15-19 USD/tấn so với cuối tháng trước nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí số 1 thế giới.
Xuất khẩu rau quả ghi nhận kỷ lục mới

Xuất khẩu rau quả ghi nhận kỷ lục mới

9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 5,64 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Nông dân phấn khởi nhờ xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

Nông dân phấn khởi nhờ xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc tăng mạnh

Chỉ sau gần 2 tháng được xuất khẩu chính ngạch, lượng dừa Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh với các đơn hàng lên đến hàng nghìn container.
Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với giá là bao nhiêu?

Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu của Brazil với giá là bao nhiêu?

Dù ghi nhận tăng 22,1% so với cùng kỳ nhưng giá tiêu xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam là mức thấp nhất trong số 20 nước nhập khẩu hàng đầu của quốc gia này.
Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 16,88% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024, thấp hơn so với mức 18,06% của 8 tháng đầu năm 2023.
Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc

Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024, với lượng nhập khẩu đạt 459,94 nghìn tấn, trị giá 189,82 triệu USD.
Vì sao xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó?

Vì sao xuất khẩu dệt may sang Canada ngày một khó?

Bên cạnh thị trường suy giảm, việc không còn được hưởng ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường khiến xuất khẩu hàng dệt may vào Canada sẽ gặp khó.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil tăng trưởng ổn định

Lũy kế xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil tính đến ngày 15/9/2024 ghi nhận tăng trưởng dương 26% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 81 triệu USD.
Hoa Kỳ đang là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam

Hoa Kỳ đang là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, xuất siêu của Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao nhất, tiếp đó là thị trường EU và Nhật Bản.
9 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm cao nhất trong nhóm thủy sản

9 tháng, kim ngạch xuất khẩu tôm cao nhất trong nhóm thủy sản

9 tháng, trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, tôm mang về kim ngạch xuất khẩu cao nhất, ước đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu gạo Việt Nam giữ giá cao giữa cuộc cạnh tranh khu vực

Xuất khẩu gạo Việt Nam giữ giá cao giữa cuộc cạnh tranh khu vực

Dù Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu, giá gạo Việt vẫn ổn định nhờ chuyển dịch sang các dòng gạo thơm dẻo như ST25, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Hơn 67% vải may mặc của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Trong 9 tháng năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm hơn 67% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Sóc Trăng: Xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 1,3 tỷ USD

Sóc Trăng: Xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 1,3 tỷ USD

Trong 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu của tỉnh Sóc Trăng ước đạt 1.345 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ý nghĩa hai văn kiện hợp tác ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc

Ý nghĩa hai văn kiện hợp tác ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc

Việc ký hai văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ sở để Bộ Công Thương duy trì, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, xuất khẩu nông sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động