Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Mật ngọt trên đất Sơn La

Các xã vùng cao của Sơn La có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho đàn ong cư trú. Đây cũng là 1 trong những nguồn sinh kế bền vững cho bà con vùng dân tộc địa phương.
Sơn La: 12 sản phẩm của huyện Mai Sơn đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Điều kiện thuận lợi cho phát triển đàn ong

Với 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, Sơn La là vùng đất thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm. nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu Sơn La chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Sơn La nóng ẩm vào mùa xuân, nắng nóng vào lúc giao mùa hạ, se se lạnh vào mùa thu, lạnh buốt vào mùa đông. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.

Mật ngọt trên đất Sơn La
Mật ong là món quà quý của núi rừng

Bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi Sơn La bám đất đồi để sống. Đất đồi cho cây trái, cho hoa lá quanh năm. Vào mùa hè, hoa nhãn, hoa xoài đua nhau nở trắng cả núi đồi. Vào mùa xuân là những vạt hoa cà phê nở thành chùm, kết thành những dải hoa dài trên cành khẳng khiu, dụ ong bướm đến làm mật. Những cánh rừng tự nhiên với bạt ngàn hoa lá cũng là điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho đàn ong địa phương, tạo nên một sản phẩm đặc trưng, chất lượng, là nguồn sinh kế bền vững cho rất nhiều bà con đồng bào dân tộc như Mường, Thái, H’mông, Dao… ở địa phương.

Khai thác lợi thế của địa phương có nhiều nguồn hoa, nhất là hoa nhãn, thời gian qua, bà con dân tộc các hộ dân ở huyện Sông Mã đã phát triển mô hình nuôi ong lấy mật, liên kết thành lập Hợp tác xã nuôi ong mật Sông Mã, mở ra hướng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Anh Lê Văn Kính - Giám đốc HTX nuôi ong mật Sông Mã, thông tin: HTX hiện có 16 thành viên nuôi ong, trung bình mỗi hộ nuôi 150 đàn, chủ yếu là giống ong mật nhập ngoại. Với vùng cây ăn quả lớn; hoa nhãn, xoài và hoa rừng đã tạo cho sản phẩm mật ong chất lượng tốt. Sản lượng mật của HTX luôn đạt năng suất 30 lít/đàn/năm, với giá thu mua giao động từ 70.000-150.000 đồng/lít tùy loại, thu nhập bình quân của thành viên HTX đạt trên 200 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí. HTX quan tâm xây dựng thương hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đến nay, mật ong của HTX không chỉ được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh mà còn tại một số tỉnh thành lớn trên cả nước.

Sông Mã là vựa nhãn lớn nhất tỉnh, đây cũng là nguồn hoa chất lượng để phát triển nuôi ong. Việc nuôi ong lấy mật dưới tán cây nhãn có vốn đầu tư ban đầu không lớn, không tốn nhiều nhân lực, mà còn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Sau nhiều năm chia tổ để tăng đàn, đến nay gia đình đã có 500 đàn ong, mỗi năm thu khoảng 16 tấn mật các loại, với giá bán 150.000 đồng/lít mật, trừ chi phí cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm từ bán ong giống và mật ong.

Ngoài Sông Mã là vùng nuôi ong lớn của Sơn La, nhiều địa phương khác cũng coi nuôi ong là một trong những nguồn sinh kế quan trọng của bà con đồng bào dân tộc. Mật ong là đặc sản quý giá của Sơn La đã có từ rất lâu. Với khí hậu ôn hòa, hoa trái quanh năm, diện tích hàng ngàn hecta cây ăn quả, cây công nghiệp cùng những cánh rừng bạt ngàn các loại hoa cỏ tự nhiên cho mật và phấn hoa có chất lượng tốt, giúp cho mật ong Sơn La có vị thơm ngon đặc biệt.

Mật ong Sơn La được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất, mang hương vị đặc biệt của các loài hoa rừng. Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc nuôi, chăm sóc đàn ong, đảm bảo chất lượng mật khai thác, thực hiện tốt khâu bảo quản sản phẩm, mật ong Sơn La ngày càng đạt chất lượng tốt hơn, giữ được lâu hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

Mật ngọt trên đất Sơn La
Mật ong là sản phẩm cho giá trị cao

Một năm, trên địa bàn tỉnh có 7 mùa hoa để ong lấy mật. Người nuôi ong hiểu rõ kỹ thuật chăm sóc đàn ong và nắm được thời gian các mùa hoa trong năm, thì một đàn ong có thể cho sản lượng từ 40-50 kg mật/năm. Với giá bán 200 nghìn đồng/kg mật ong và 110-120 triệu đồng/tấn phấn hoa thì việc thu hồi vốn nuôi ong chỉ chưa đến một năm sau đầu tư.

Nghề nuôi ong ngoài khai thác mật còn có thể khai thác nhiều sản phẩm khác từ ong như: Phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong, keo ong, nhộng ấu trùng ong... Nhờ nghề nuôi ong lấy mật và khai thác các sản phẩm khác từ ong đã giúp những hộ nuôi ong có thu nhập khá cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.

Những năm gần đây, trung bình, sản lượng mật thu được của toàn tỉnh khoảng 3.600 tấn/năm. Giá trị từ nuôi ong và các phụ phẩm từ nuôi ong trong toàn tỉnh ước đạt 230-250 tỷ đồng. Qua đánh giá, có 90% số hộ nuôi ong có thu nhập từ 80 đến 200 triệu đồng/năm và 10% số hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm từ nghề nuôi ong lấy mật. Đây thật sự là con số đáng quý và là khối lượng hàng hóa lớn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân Sơn La

Toàn tỉnh hiện có 48 chi hội nuôi ong mật, với hơn 2.100 hội viên; có 7 hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong. Các hộ nuôi ong mật đã áp dụng phương pháp nuôi ong theo thùng kế (tức là từ thùng ong chính thực hiện kê thêm một tầng nữa).

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với nuôi ong ở thùng đơn truyền thống. Bởi nuôi theo thùng kế, đàn ong lớn nhanh nên năng suất mật cao; hàm lượng thủy phần dưới 20%. Khi thu hoạch mật, người nuôi chỉ cần lấy các cầu ở tầng kế ra mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động đẻ trứng của ong chúa và nuôi dưỡng ấu trùng của ong thợ ở tầng trệt. Nhờ đó, mật ong thơm ngon hơn phương pháp nuôi ong truyền thống.

Nâng cao giá trị mật ong Sơn La

Với giá trị lớn về chất lượng và dinh dưỡng, năm 2014, mật ong Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Sau đó, mật ong được công nhận là sản phẩm OCOP từ năm 2019. Hiện nay, mật ong Sơn La không những có mặt thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...

Năm 2023, tỉnh Sơn La triển khai tổ chức trao đổi kinh nghiệm nuôi ong giữa các hộ nuôi ong các huyện, thành phố, đổi mới phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của các hộ nuôi ong, góp phần nâng cao chất lượng mật ong gắn với tiêu thụ sản phẩm...

Mật ngọt trên đất Sơn La
Quảng bá sản phẩm mật ong ở các sự kiện xúc tiến thương mại

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng phối hợp triển khai mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại, giúp hộ nuôi ong tiếp cận với giao dịch và quảng bá sản phẩm mật ong theo công nghệ 4.0. Tham gia quảng bá nông sản tại các hội chợ được tổ chức trong và ngoài tỉnh. Phấn đấu toàn tỉnh có khoảng 90.000 đàn ong, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, định danh thương hiệu mật ong Sơn La trên thị trường.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Sáng nay (24/5), huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024.
Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.
3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc số có nguy cơ mai một tại 3 địa phương.
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động