Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Mặt trận kinh tế - tờ báo tiền thân của Vuasanca ra đời giữa chiến khu Việt Bắc 74 năm trước

Tờ tin Mặt trận Kinh tế là một trong những tờ báo tiền thân của Vuasanca đã ra đời giữa chiến khu Việt Bắc từ năm 1948, cách đây 74 năm, nay còn lưu giữ.
Vuasanca cần phát huy kết quả, đầu tư, đổi mới có lộ trình các ấn phẩm Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thăm và chúc mừng Vuasanca nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Chạm vào lịch sử

Những ngày này, trong không khí hướng tới mùa thu lịch sử, kỷ niệm Quốc khánh 2/9, chúng tôi tìm đến Thư viện Quốc gia với hi vọng sẽ được “chạm vào lịch sử”, tìm thấy những tờ báo tiền thân, ngọn nguồn của Vuasanca hôm nay.

Cảm xúc lúc lên đường thật đặc biệt vì lý do có cuộc đi tìm này bắt nguồn từ mấy hôm trước, các đồng chí trong Ban Biên tập Vuasanca , giao nhiệm vụ cho chúng tôi với những trăn trở, dặn dò: "Ngành Công Thương vừa kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống, khi Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cắt băng khánh thành phòng truyền thống vào ngày 17/6 vừa qua tại Hội trường Bộ Công Thương số 21 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội càng gợi cho những người làm báo Công Thương mong muốn đi tìm, tái hiện truyền thống vẻ vang của Vuasanca trong trang sử rất dày của ngành. Mới đây, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân phát động và triển khai Phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí”, càng thôi thúc lãnh đạo Vuasanca mong muốn tìm lại được những hiện vật, những câu chuyện để xây dựng được một "góc truyền thống" trong môi trường văn hoá ở toà soạn một cơ quan báo chí có bề dày truyền thống.

Lịch sử còn ghi, ít ngày trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 28/8/1945, Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã thành lập Bộ Quốc dân kinh tế, tiền thân của Bộ Công Thương ngày nay.

Theo sách 70 năm ngành Công Thương, ngày 2/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến đổi tên Bộ Quốc dân Kinh tế thành Bộ Kinh tế và đến ngày 14/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương.

Ngay từ những ngày đầu của chính quyền non trẻ đến những ngày kháng chiến trường kỳ giữa chiến khu Việt Bắc, công tác tuyên truyền luôn được Bộ Kinh tế, đơn vị tiền thân của Bộ Công Thương hết sức quan tâm. Tờ tin Mặt trận Kinh tế, một trong những tờ báo tiền thân của Vuasanca đã xuất bản hai số đầu tiên cuối năm 1948 giữa chiến khu Việt Bắc, đánh dấu mốc son và bề dày truyền thống vẻ vang của Vuasanca , một trong những tờ báo ra đời sớm nhất so với báo chí của các bộ ngành khác.

Nhưng 74 năm đã trôi qua, biết bao thăng trầm, biến cố thời gian, liệu những tờ báo ngày ấy có còn? Suy nghĩ ấy cứ đè nặng lên chúng tôi suốt hành trình từ toà soạn ở phố Phạm Văn Đồng lên thư viện Quốc gia ở phố Tràng Thi. Sau khi xuất trình giấy giới thiệu, nói rõ lý do, mục đích tìm tài liệu, chúng tôi hồi hộp bước vào kho tư liệu.

Nhà báo Cấn Dũng cầm máy ảnh, máy quay phim, mắt chăm chú hướng về phía các đồng chí thủ thư đang tìm kiếm. Anh cũng như chúng tôi rất hồi hộp, cứ hỏi đi hỏi lại: "Có thấy tờ tin Mặt trận Kinh tế không, có thấy tập san Công Thương không?"...

5 phút, 10 phút, rồi 15, 30 phút...cứ chầm chậm trôi qua!

Thấy rồi! Thấy rồi các anh chị ơi! Đã tìm thấy một số tờ tin Mặt trận Kinh tế! - tiếng cô thủ thư vang lên khiến chúng tôi bật dậy, cùng chạy đến. Nhà báo Hồng Gấm run run cầm tập tài liệu lưu trữ. 74 năm, thời gian bằng cả một đời người, vậy mà những số báo đầu tiên tiền thân của Vuasanca dù ngả màu thời gian vẫn hiện lên sáng rõ. Chúng tôi xúc động lật từng trang, từng trang như chạm vào những mạch nguồn lịch sử, lịch sử của đất nước những ngày đầu non trẻ và khó khăn, thiếu thốn, lịch sử nghĩ suy, hành động của những lớp tiền bối ngành công thương đã khai thiên lập địa, dựng xây nền móng kinh tế đất nước...

Từ "Mặt trận Kinh tế" đến "mùa xuân kinh tế"

Cũng dễ hiểu vì sao ngày ấy, tờ báo tiền thân của Vuasanca lại có một cái tên đầy ý nghĩa, gợi đến chiến trường, đến cuộc chiến thầm lặng cùng cả nước đang trường kỳ kháng chiến và kiến quốc: "Mặt trận Kinh tế".

Thư viện Quốc gia hôm nay vẫn còn lưu trữ được hàng chục số đầu tiên của Tờ tin Mặt trận Kinh tế, nhưng thật đáng tiếc số đầu tiên đã thất lạc, chỉ có từ số 2, xuất bản tháng 12 năm 1948. Giai đoạn đầu tờ tin xuất bản khoảng 2-5 tháng một số, từ tháng 1/1950 tờ tin Mặt trận Kinh tế xuất bản đều đặn tháng một số. Lật giở những số đầu tiên, chúng tôi xúc động thấy đầy ắp những thông tin, như được sống trong mặt trận kinh tế của một thời toàn quốc kháng chiến.

Mặt trận kinh tế - tờ báo tiền thân của Vuasanca
 ra đời giữa chiến khu Việt Bắc 74 năm trước
Trang bìa tờ tin Mặt trận Kinh tế số 2 xuất bản tháng Chạp năm 1948

Tờ tin Mặt trận Kinh tế xuất bản mỗi số từ 16 đến 24 trang, với các trang, mục như: Địa lý kinh tế các tỉnh; ABC Kinh tế học; Trên mặt trận kinh tế có gì lạ?; Nói chuyện kinh tế, Luật kinh tế hiện hành…

Trong trang bìa tờ tin Mặt trận Kinh tế số 2 xuất bản tháng Chạp năm 1948, với 4 câu thơ “Tặng chàng chiếc áo em may/Vải này em dệt, sợi này em xe/Chàng đi em vội trở về/Thi đua sản xuất lo bề nông trang” đã khắc họa cho người đọc hiểu được toàn bộ nội dung mặt trận kinh tế nước ta thời bấy giờ “tiền tuyến lo đánh giặc, hậu phương chăm lo sản xuất…”.

Trang nhất của tờ tin Mặt trận Kinh tế số 2 trích nội dung bức thư “Hồ Chủ Tịch gửi ngành Tơ sợi Trung ương”: “Gởi ngành Tơ sợi Trung ương Bộ Kinh tế. Cảm ơn các bạn đã gởi biếu tôi bộ áo dừa. Tôi mong các bạn xung phong THI ĐUA ÁI QUỐC làm sao cho ngành Tơ sợi phát triển cho mau, cho tốt, cho nhiều để giải quyết vấn đề mặc cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ của các bạn trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc”.

Mặt trận kinh tế - tờ báo tiền thân của Vuasanca
 ra đời giữa chiến khu Việt Bắc 74 năm trước
Trang nhất của tờ tin Mặt trận Kinh tế số 2 lại trích nội dung bức thư “Hồ Chủ Tịch gửi ngành Tơ sợi Trung ương”

Cũng trong số này, bài viết “Tiến mạnh trên chiến - tuyến sản - xuất” đã viết rất rõ về tầm quan trọng của sản xuất trong thời kỳ bấy giờ. Với nội dung cụ thể: “Sản xuất là căn bản của kinh tế. Không sản xuất thì không buôn bán, không phân phối, không tiêu thụ. Nói hẹp là một nhà, nói rộng là một nước muốn có ăn, có mặc thì phải làm. Một nước muốn sống, muốn tự túc, không nhờ cậy ai thì ít nhất phải tự làm ra đồ ăn, đồ mặc, đồ dùng.

Nước ta trong hoàn cảnh kháng chiến bị phong tỏa cần phải tự túc thì càng phải cố gắng. Trước nhất là làm ra cho có ăn, có mặc và có đồ đề đánh giặc. Vì một số người bận đánh giặc, bận đào hầm cắt đường, bận sản xuất những đồ đánh giặc nên thiếu tay làm; vì vậy cần phải cố gắng sản xuất thật nhiều đồ ăn, thức mặc thì mới mong đủ ăn, đủ dùng… Tăng gia sản xuất theo lối cá nhân năm xưa đã đem lại kết quả thắng giặc đói. Tăng gia sản xuất theo lối làm việc tập thể mà ta cố gắng bắt đầu phát động năm nay sẽ giúp ta mau thắng giặc Pháp xâm lăng…” - Nội dung bài báo đăng.

Đáng chú ý, có nội dung “Bộ trưởng Bộ Kinh tế gửi Hội đồng Sản xuất kỹ nghệ Liên khu 4”: “Nhân dịp đại hội nghị lần thứ sáu của Hội đồng sản xuất kỹ nghệ Liên khu IV, tôi gửi lời chào thân ái các vị tới dự hội nghị và chúc hội nghị đạt được nhiều kết quả tốt để khuếch trương công kỹ nghệ nước nhà, thực hiện chính sách kinh tế kháng chiến kiến quốc”.

Ngoài ra, trong tờ tin số 2 còn có các bài viết: “Đồng bào Nam bộ thi đua sản xuất và tự túc” của tác giả Ngô Lang; hay bài “Vài ý kiến về vấn đề Tiểu công nghệ hóa miền Thương ban Trung châu và Việt bắc”;

Mặt trận kinh tế - tờ tin tiền thân của Vuasanca
Trang nội dung tờ tin Mặt trận Kinh tế số 2 xuất bản tháng Chạp năm 1948

Ngoài những nội dung về kinh tế, tờ Mặt trận Kinh tế số 2 còn đăng tải những phóng sự ngắn, bài vấn đáp như: “Từ Bờ Lờ… đến Bờ Vờ” của tác giả Lưu Ngọc; hay bài vấn đáp “Bài trừ xa xỉ phẩm trước?” của tác giả Sơn Đạo.

Các chuyên tranh: ABC Kinh tế học; Trên mặt trận kinh tế có gì lạ?; Nói chuyện kinh tế, Luật kinh tế hiện hành… đã cung cấp đầy đủ các thông tin về kinh tế trong nước và quốc tế; pháp luật về kinh tế đến bạn đọc thời bấy giờ.

Cũng nhân dịp ra mắt độc giả, Mặt trận Kinh tế đã mở cuộc thi làm thơ, ca dao, phóng sự về các vấn đề kinh tế và Thi đua phá hoại kinh tế địch.

Số 3 xuất bản tháng Giêng Hai là số Xuân của tờ tin Mặt trận kinh tế. Trên trang nhất số báo này có bài “Năm 1949 trên mặt trận kinh tế chúng ta phải làm gì đây?” của tác giả Bùi Công Trung.

Mặt trận kinh tế - tờ báo tiền thân của Vuasanca
 ra đời giữa chiến khu Việt Bắc 74 năm trước
Số 3 xuất bản tháng Giêng Hai là số Xuân của tờ tin Mặt trận kinh tế

Nội dung bài báo viết: “Tình hình quốc gia và quốc tế đang thuận lợi cho ta, chúng ta bước nhanh trên giai đoạn thứ 2, chúng ta chuẩn bị tổng phản công. Khẩu hiệu năm nay là: Tất cả để chiến thắng. Trong thời kỳ mới của lịch sử, trong giai đoạn mới của thời kỳ kháng chiến, chúng ta phải có một chương trình kế hoạch kinh tế toàn diện. Chương trình kế hoạch ấy phải theo đường lối nào?” - nội dung bài báo viết.

Tác phẩm “Mùa Xuân kinh tế” của tác giả Xuân Long viết: “Xuân đã về trên những bông hoa tươi thắm. Mưa phùn lác đác bay, vạn vật hơn hở trong làn không khí ấm áp của mùa xuân mới. Sau mấy ngày nghỉ tết, từng đoàn nông dân tấp nập ra đồng làm việc, chỗ sới mầu, nơi nhổ cỏ, những câu hát trong vắt của các cô thôn nữ vút trong không gian như giữa lúc thanh bình. Tiếng đe búa ở các lò, các xưởng lanh lảnh vang dội khắp nơi báo trước một ngày mai kiến thiết sán lạn.

Mặt trận kinh tế - tờ báo tiền thân của Vuasanca
 ra đời giữa chiến khu Việt Bắc 74 năm trước
Tác phẩm “Mùa Xuân kinh tế” của tác giả Xuân Long

Nền kinh tế của Việt Nam cũng đi vào một con đường mới. Dưới sự dìu dắt sáng suốt của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã thành ra một kinh tế nhân dân, tổ chức và phát triển theo nguyên tắc “bởi dân và vì dân”. Nên Quốc gia có can thiệp vào những tổ chức kinh tế, sự can thiệp đó chỉ có mục đích bảo vệ quyền lợi của Quốc gia và của nhân dân, chứ không phải để cạnh tranh với nhân dân, để bóc lột nhân dân, để phụng sự một nhóm người nào”.

Ngoài ra, trong số báo Xuân này còn có bài viết “Một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng về Bắc Ninh tự túc ăn mặc” nhằm hưởng ứng phong trào thi đua tự túc của Chính phủ; hay tác phẩm “Sự hưng thịnh của chế độ Dân chủ mới và sự suy đồi của Đế quốc chủ nghĩa” cung cấp nhưng con số cụ thể để người dân có thể nắm rõ kinh tế của các nước theo chế độ Dân chủ mới đã phát triển như thế nào và kinh tế của các nước Đế quốc chủ nghĩa đã suy đồi như làm sao…

Tính chiến đấu và... tính kinh tế, tổ chức sự kiện ngay từ số đầu

Có thể thấy ngay trong bối cảnh giữa chiến khu Việt Bắc, thiếu thốn nhiều bề, nhưng tờ báo ngay từ đầu đã thể hiện tính tư tưởng, tính chiến đấu rất rõ với nhiều bài viết mang tính chính luận, phân tích sắc sảo tình hình chính trị, kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong nền kinh tế thời chiến, báo đã tập trung cho nhiệm vụ chính trị hàng đầu là chỉ rõ những mặt trái kinh tế xã hội của chủ nghĩa tư bản và tập trung cho nhiệm vụ trước mắt: Phá hoại kinh tế của địch.

Tờ tin số 1 (theo thông tin đăng trên số 2) cho biết đã ngay lập tức phát động hai cuộc thi gồm:

Cuộc thi “Thi đua phá hoại kinh tế của địch” cho các cá nhân, đơn vị bộ đội, dân quân du kích và đoàn thể trong 3 tháng 11, 12/1948 và tháng 1/1949. Giải nhất sẽ là một chiếc áo quý giá do Hồ Chủ tịch gửi tặng. Giải nhì sẽ là 500 đồng và một sản phẩm nội hoá của Bộ Kinh tế.

Cùng với đó, tờ tin Mặt trận Kinh tế còn tổ chức cuộc thi sáng tác thơ, ca dao, phóng sự về các vấn đề kinh tế với 3 giải thưởng 500 đồng và một sản phẩm nội hoá toà soạn Mặt trận Kinh tế tặng cho 3 tác phẩm hay nhất.

Tờ số 4 xuất bản tháng 3 và tháng 4 với những bài viết nổi bật như “Phá mưu mô giặc Pháp, đánh bại bọn đầu cơ”; “Bài trừ xa xỉ phẩm”; “Nạn hiếm nhân công”; “Nước Phi Luật Tân có được độc lập thật sự hay không?”; “Sự tiến triển của nghề làm giấy”;…

Với tác phẩm “Bài trừ xa xỉ phẩm” điểm nhấn là bài ca dao “Không dùng hàng của địch”: “Răng em trong ngọc trắng ngà/Tóc em chải chuốt mượt mà có duyên/Trắng ngà, em đánh than đen/Mượt mà em chải bấy niên lược sừng/Yêu anh em nói thưa cùng/Dùng chi hàng địch thẹn thùng lắm anh!”.

Tác phẩm cũng nêu rõ, Chính phủ cấm xa xỉ phẩm để phá tan mưu giặc, củng cố kinh tế quốc gia, giữ vững giá trị cho đồng bạc Việt Nam. “Nói tóm lại muốn đánh quỵ quân thù, dùng chính trị và quân sự chưa đủ. Phải đánh mạnh về kinh tế nữa. Triệt để bài trừ xa xỉ phẩm tức là đánh một đòn nặng nề để phá tan âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của địch” - bài báo viết.

Mặt trận kinh tế - tờ tin tiền thân của Vuasanca
Tờ Mặt trận Kinh tế số 11 xuất bản tháng 5/1950, số ra ngày kỷ niệm sinh nhật Hồ Chủ Tịch

Tờ Mặt trận Kinh tế số 11 xuất bản tháng 5/1950, số ra ngày kỷ niệm sinh nhật Hồ Chủ Tịch. Trên trang bìa số báo này, bài viết “1890 - 1950 Lễ thượng thọ của Hồ Chủ Tịch” có nội dung: “Hồ chủ Tịch trước đây 30 năm, là người Việt Nam đầu tiên thấy rõ muốn giải phóng dân tộc Việt Nam phải có một sự liên kết chặt chẽ với phòng trào thợ thuyền thế giới và phong trào giải phóng của các thuộc địa và bán thuộc địa dưới ách đế quốc chủ nghĩa.

Người cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận thấy nước Việt Nam muốn thoát khỏi tình trạng phụ thuộc về kinh tế tất phải nỗ lực chiến đấu giành độc lập về chính trị. Muốn cuộc chiến đấu có kết quả phải có một Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Năm 1930, Người đứng ra thống nhất các nhóm tiền phong cách mạng của thợ thuyền thành một Đảng tiền phong duy nhất của giai cấp vô sản để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc và thực hiện dân chủ thực sự.

Năm 1941, đứng trước nạn phát xít thống trị thế giới Người chủ trương lập mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh, tập trung và thống nhất moin lực lượng của dân tộc thành một trào lưu mạnh mẽ để đánh bại phát xít chủ nghĩa, và chủ nghĩa thực dân phản động, nhờ đó mà cuộc Cách mạng tháng 8 thành công rực rỡ”.

Mặt trận kinh tế - tờ tin tiền thân của Vuasanca
Trang bìa số 14 xuất bản tháng 8/1950 đã đăng nguyên văn “Lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh độc lập 1950”

Trang bìa số 14 xuất bản tháng 8/1950 đã đăng nguyên văn “Lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh độc lập 1950”.

“Cùng đồng bào trong và ngoài nước/Cùng các chiến sĩ Vệ Quốc Quân, bộ đội/Địa phương và dân quân du kích xã/Cùng các cán bộ Chính quyền và Đoàn thể/Cùng các cháu Thanh niên và Nhi đồng.

Lần này là lần thứ 5 chúng ta kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh độc lập. Cuộc kháng chiến của ta cũng đã 5 năm. Chúng ta hãy kiểm điểm qua tình hình trong 5 năm, để ấn định công việc những ngày sắp đến.

Trước ngày Cách mạng tháng 8, chúng ta có 2 kẻ địch trực tiếp là đế quốc Nhật và thực dân Pháp và 1 kẻ địch gián tiếp là phản động Quốc dân đảng Trung Quốc. Nghĩa là sức địch rất to lớn.

Trong ngày Cách mạng tháng 8, chúng ta chưa có chính quyền, chưa có quân đội chính quy, Mặt trận dân tộc còn nhỏ hẹp và bí mật. Nghĩa là sức ta rất thiếu thốn.

Nhưng vì ta khéo lợi dụng điều kiện quốc tế ở ngoài, vì ta khéo đoàn kết và khéo tổng động viên trong nước, cho nên ta đã đổi thế yếu thành thế mạnh, đã thắng 3 kẻ địch, đã đưa Cách mạng đến thắng lợi, độc lập đến thành công”.

Có thể nói, dù đã trải qua gần 75 năm, nhưng những nội dung của tờ Mặt trận Kinh tế vẫn còn vẹn nguyên giá trị với thời gian. Đây cũng là hành trang vô giá cho thế hệ những người làm ngành công nghiệp, thương mại ngày hôm nay phát huy giá trị truyền thống của thế hệ trước để lại.

Hoàng Lan - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Sáng 7/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tại Vùng 3 Hải quân.
Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Vấn nạn lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển xã hội.
Vuasanca
 đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vuasanca đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lần đầu tiên Vuasanca đoạt giải Khuyến khích “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.
Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!

Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!

Nâng cao nhận thức về văn hóa chính trị ở thế hệ trẻ là yếu tố quyết định đến sự ổn định và tiến bộ của quốc gia trong tương lai.
Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Lạng Sơn: Tôn vinh các điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Ngày 30/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức chương trình tôn vinh các điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc biểu dương 95 đảng viên công nhân làm theo lời Bác

Vĩnh Phúc biểu dương 95 đảng viên công nhân làm theo lời Bác

Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị Biểu dương đảng viên công nhân làm theo lời Bác năm 2024.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương

Sáng 29/8, tại Hội trường Diên Hồng đã diễn ra Hội thảo khoa học “55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương (1969 -2024)”.
Vuasanca
 đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vuasanca đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhóm phóng viên Vuasanca đã đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương năm 2024.
Hiệu trưởng EPU đoạt giải Nhất cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Hiệu trưởng EPU đoạt giải Nhất cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực (EPU) đoạt giải Nhất cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương.
Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành Công Thương

Sáng 14/8, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 cho 28 tác phẩm xuất sắc.
Khơi dậy niềm tự hào về ngành Công Thương, tạo ra những giá trị tinh thần mới

Khơi dậy niềm tự hào về ngành Công Thương, tạo ra những giá trị tinh thần mới

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, cuộc thi được triển khai nghiêm túc, bài bản, hiệu quả, tạo được sức lan tỏa sâu rộng, thu hút sự tham gia hưởng ứng rộng khắp.
Lễ trao giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

Lễ trao giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành Công Thương

Sáng 14/8, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 cho 28 tác phẩm xuất sắc.
Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8: Bộ Công Thương trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 2

Ngày 14/8/2024, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương sẽ tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Khẳng định vai trò của báo chí

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng: Khẳng định vai trò của báo chí

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.
Hà Giang: Học tập, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Hà Giang: Học tập, quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy

Ngày 9/8, tỉnh ủy Hà Giang vừa ban hành kế hoạch tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy.
Phát triển đảng song hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế

Phát triển đảng song hành cùng các hoạt động phát triển kinh tế

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Hà Giang: Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Hà Giang: Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định số 144-QĐ/TW là căn cứ để tỉnh Hà Giang lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ cho cán bộ, đảng viên.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa: Ngành Tuyên giáo cần làm tốt vai trò

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa: Ngành Tuyên giáo cần làm tốt vai trò 'đi trước, mở đường'

Ngành Tuyên giáo cần tiếp tục chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, thể hiện tốt vai trò "đi trước, mở đường" của công tác tư tưởng Đảng.
Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ tưởng niệm liệt sỹ và nhân dân hy sinh trong Chiến thắng trận đầu

Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ tưởng niệm liệt sỹ và nhân dân hy sinh trong Chiến thắng trận đầu

Sáng 1/8 tại Quảng Ninh, Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ tưởng niệm liệt sỹ và nhân dân hy sinh trong Chiến thắng trận đầu ngày 02 và 05/8/1964.
Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang

Tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang luôn nhớ mãi hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm và làm việc với Hà Giang năm 2014.
Hà Giang: Nâng cao nhận thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hà Giang: Nâng cao nhận thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hà Giang sẽ tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 từ ngày 22/7 và kết thúc vào ngày 11/8.
Ban Chỉ đạo 35 tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ban Chỉ đạo 35 tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 17/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
196 tác phẩm lọt vòng chung khảo Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024

196 tác phẩm lọt vòng chung khảo Cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương năm 2024 đã tìm ra được 196 tác phẩm lọt vòng chung khảo.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng

Đồng chí Lê Minh Hưng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, cấp ủy các cấp…
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường: Mỗi đảng viên phải tự soi, tự sửa theo chuẩn mực đạo đức cách mạng

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường: Mỗi đảng viên phải tự soi, tự sửa theo chuẩn mực đạo đức cách mạng

Đồng chí Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, 'tự soi', 'tự sửa'…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động