Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 05:49
Chè shan tuyết (Hà Giang)

Món quà của núi

Phìn Hồ là bản vùng cao và xa nhất của xã Thông Nguyên, cách trung tâm huyện lỵ Hoàng Su Phì (Hà Giang) hơn 35 km. Đường lên Phìn Hồ gian nan với đèo cao vực sâu, quanh co giữa đèo dốc và những ruộng bậc thang uốn lượn. Điều đặc biệt nhất khi lên Phìn Hồ là những cây chè shan tuyết cổ thụ, giống chè nổi tiếng đã trở thành sản phẩm hàng hóa, giúp bà con thoát nghèo.
Thương hiệu Trà Fìn Hò từng bước được khẳng định

Nhiều gốc chè mọc tự nhiên trên núi cao, sức sống dẻo dai bởi chịu được thời tiết núi cao, quanh năm sương phủ, người già trong bản vẫn kể có cây chè cổ thụ sống cheo leo trên vách núi tới cả trăm năm. Sinh trưởng và phát triển trong môi trường thiên nhiên trong lành, khí hậu núi cao mát mẻ nên giống chè shan tuyết ở Hoàng Su Phì nói chung và Phìn Hồ nói riêng nổi tiếng bởi chất lượng an toàn, nguyên liệu sạch và hương vị thơm ngon tinh khiết. Chè shan tuyết rất dễ phân biệt, lá chè to, búp và lá non có nhiều lông trắng như tuyết, ngay cả khi sao khô vẫn thấy màu trắng đục đặc trưng. Trà shan tuyết có mùi thơm rất đặc trưng, vị đậm, nước xanh ngà, ngọt hậu, pha vài lượt vẫn giữ hương vị đậm đà.

Cây chè mọc tự nhiên trên núi cao

Nhận thức rõ được tiềm năng, thế mạnh của giống chè quý, cùng với chủ trương đúng đắn của cấp ủy chính quyền địa phương, từ năm 2008 bà con bản Phìn Hồ đã bàn bạc và đi đến thống nhất thành lập hợp tác xã (HTX) có tên gọi: HTX chế biến chè Phìn Hồ và sản phẩm có tên gọi “Fìn Hò Trà”. Bước đầu thành lập, hợp tác xã có 38 xã viên, đến nay đã tăng lên 45 xã viên, đều là các hộ trồng chè ở thôn Phìn Hồ góp vốn và xây dựng quy chế. Tất cả mọi người trong HTX cam kết sản xuất đúng quy trình, từ thu hái chè sạch, bảo quản đúng quy cách, cùng tìm hướng tiêu thụ sản phẩm theo quy định của HTX.

Có thêm máy móc thiết bị phụ giúp, bà con không còn phải làm thủ công vất vả nhưng sản lượng và năng suất đều tăng, các công đoạn sau thu hái cũng nhẹ nhàng hơn, chè được xuất bán ở nhiều địa phương trong cả nước và ra nước ngoài khiến cho bà con có thêm lợi nhuận. Chè shan tuyết Phìn Hồ trở thành mặt hàng nông sản tiêu biểu được mang đi giới thiệu, trưng bày trong nhiều hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, dịch vụ của địa phương cũng như tới nhiều nơi. Sau 10 năm nỗ lực, HTX đã trở thành mô hình điển hình tiên tiến cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn học tập và làm theo.

Lá chè to, búp non có nhiều lông trắng như tuyết

Nhờ sản phẩm nông sản đặc trưng này, đời sống của người dân bản xa xôi nơi biên giới này đã trở nên khấm khá. Mỗi héc-ta chè, bà con thu nhập được khoảng 35 triệu đồng. Mỗi tháng, người lao động làm việc trong HTX có thể nhận lương từ 5 - 6 triệu đồng. Người Phìn Hồ tự hào bởi dù ở vùng sâu, vùng xa nhưng toàn bản không có hộ nghèo, thu nhập từ cây chè cũng giúp bà con trong thôn có thêm vài chục triệu đồng/năm.

Nhờ có những chiến lược phát triển và hướng đi vững chắc, sản phẩm chè của HTX chế biến chè Phìn Hồ đã góp phần giảm nghèo, làm giàu cho bà con địa phương, từng bước khẳng định vị thế của Fìn Hò trà trên thị trường.

Khánh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc