Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Làm việc tại Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

"Mưa to hàng nghìn mm, cả cánh rừng bạt ngàn cũng phải sạt, đừng có đổ cho thủy điện"!

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong buổi chủ trì làm việc về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn chiều tối ngày 1/11 tại tỉnh Quảng Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát, thăm hỏi người dân chịu ảnh hưởng của bão số 9

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về tình hình cơn bão số 9 và công tác ứng phó khắc phục cho biết, đây là cơn bão lớn, đặc biệt nguy hiểm, là cơn bão lịch sử trong 20 năm trực tiếp tác động vào miền Trung nước ta. Cơn bão số 9 đổ bộ sau thời gian nhiều ngày mưa, lũ gây tổn thất nặng nề.

Với sức tàn phá của cơn bão có cường độ rất mạnh và thời gian lưu bão rất dài 6-7 tiếng, mặc dù đã chuẩn bị ứng phó quyết liệt khẩn trương, căn bản, xong cơn bão và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại rất lớn, cụ thể: có người 80 người (chết 29, mất liên lạc 51 người), trong đó 45 người do sạt lở đất. 47 người ở Quảng Nam chết 23, mất tích 24 người; 23 người mất liên lạc trên 2 tàu cá tại Bình Định; 10 người chết, mất tích ở các tỉnh Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk. 727 nhà sập hoàn toàn (riêng Quảng Ngãi: 325 nhà, Quảng Nam: 288 nhà); 176.797 nhà bị hư hỏng (riêng Quảng Ngãi: 140.033 nhà, Quảng Nam: 27.649 nhà). Thiệt hại ước tính 10.000 tỷ đồng.

Khi cơn bão số 9 vào đến biển Đông, Thủ tướng Chính phủ đã khẩn trương trong công tác chỉ đạo, ban hành công điện và trực tiếp họp trực tuyến để triển khai công tác ứng phó. Đồng thời, quyết định thành lập Ban chỉ đạo tiền phương do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng ban, Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại Đà Nẵng.

2030-slide1
Thủ tướng Chính phủ làm việc với các bộ, ngành và các địa phương về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực để chuyển biến tình hình mưa, lũ đang còn căng thẳng. “Đề nghị, các bộ, ngành, địa phương đều phải có phương án để góp phần vào khắc phục tình trạng khó khăn rất lớn hiện nay” – Thủ tướng yêu cầu.

2022-slide1
Thủ tướng Chính phủ chủ trì buổi làm việc

Thủ tướng yêu cầu, cơ quan báo chí thông tin phải chính xác, trung thực, đúng bản chất. "Tôi chỉ đạo Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phải chấn chỉnh. Mưa to hàng nghìn mm, cả cánh rừng bạt ngàn cũng phải sạt, đừng có đổ cho thủy điện, rừng xanh Trà Leng hàng trăm năm dân đã sống ở đó rồi. Tại Hướng Hóa Quảng Trị sạt doanh trại đoàn kinh tế 337 là cách cả 1,6km chứ có phải tại đó đâu?” - Thủ tướng nói.

“Khắc phục cấp bách trước mắt nhưng phải có định hướng lâu dài; thảo luận nguồn lực cần thiết từ xã hội, làm sao để phát động, huy động được sự chung tay của toàn dân, của các mạnh thường quân, hảo tâm vào cuộc hỗ trợ người dân miền Trung, trước mắt là 4 tỉnh, thành mới gặp ảnh hưởng của bão số 9 và lũ lụt gây ra; sau nữa là với các địa phương đang bị lụt trở lại” – Thủ tướng yêu cầu.

2759-slide1
Tại buổi làm việc,Thủ tướng Chính phủ đã nghe đại diện tỉnh Quảng Nam báo cáo về công tác tìm kiếm cứu nạn người và tài sản bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Phước Sơn và huyện Nam Trà My

Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, Bộ Công Thương đã có những công điện ban hành cho những lĩnh vực phụ trách. Các nhu yếu phẩm về cơ bản được cung ứng vận chuyển đầy đủ. Đã giao cho lực lượng Quản lý thị trường có nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, chống lợi dụng thời cơ để tăng giá, găm hàng. “Với phương châm “4 tại chỗ” cơ bản các địa phương đã giảm thiểu được các thiệt hại chung, đề nghị Thủ tướng biểu dương các địa phương và ngành Điện lực trong công tác phòng chống lụt, bão qua cả hai đợt bão số 8 và số 9” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

“Về vấn đề điện và thủy điện, không chỉ riêng Quảng Nam mà còn cả Quảng Bình và Quảng Trị ảnh hưởng của bão và lượng mưa rất lớn đã có tác động rất mạnh đến môi trường của chúng ta. Và thực tế diễn ra tại rất nhiều nơi, chứ không phải chỉ những khu vực gần công trình thủy điện. Thậm chí đến những công trình như Rào Trăng 3, hay ở Trà Leng thì không có câu chuyện tác động trực tiếp của thủy điện” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ rõ.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, phải nhìn nhận một cách nghiêm túc và khách quan từ các câu chuyện thiên tai liên quan trực tiếp đến môi trường, từ đó có các chính sách đặc biệt. Cần có nghiên cứu kỹ hơn của các bộ ngành với tính dị thường cực đoan của thời tiết để đối phó. Qua đánh giá kiểm tra theo thực tế, thì chúng ta có một số dự án chưa đúng theo quy định. Ví dụ, chưa có phương án với công tác ứng phó thiên tai theo Luật Phòng chống thiên tai, một số chủ đầu tư chưa làm xong và chưa được phê duyệt về phương án phòng chống thiên tai. Bộ Công Thương đề nghị các địa phương kiểm tra, rà soát các dự án chặt chẽ, theo đúng trình tự pháp luật.

“Quá trình vận hành hồ chứa, thủy điện ở các địa phương thời gian qua rất tốt. Điển hình như Thuỷ điện Đăkmi 4, nếu không làm tốt công tác điều tiết nước thì tôi đồng ý với ý kiến địa phương là lũ sẽ đến sớm hơn trước ngày 28/10 và mực độ nước về 17.000m3/s chứ không hẳn là 11.000m3/s như báo cáo và chúng ta đã cắt lũ trên đỉnh lũ lên đến 55%. Do đó quy trình vận hành đơn hồ và liên hồ phải được các được phương quán triệt và điều tiết các đơn vị chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

2036-slide1
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh báo cáo các phương án "vào cuộc" của Bộ Công Thương trong khắc phục hậu quả của bão số 9

Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị, thời gian tới các địa phương phải rà soát tất cả cát công trình thủy điện các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp để đảm bảo phương án phòng chống thiên tai. Đồng thời, cần mời chuyên gia khảo sát, đánh giá nơi sinh sống có địa hình nguy hiểm phức tạp để từ đó có phương án di dời hợp lí. Ngoài ra, phải tạm dừng xây dựng các công trình thủy điện trong thời gian bão, lũ để đảm bảo an toàn cho con người.

“Không có bất kỳ dự án nào sử dụng đất rừng và một mét vuông đất rừng. Thời gian tới sẽ rà soát báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho dừng các dự án có nguy cơ quá nhỏ và không có ý nghĩa với ngành điện”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.

Tiếp ngay sau ý kiến của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết thêm, theo đánh giá hiện nay, hầu hết vụ sạt lở ở các tỉnh miền Trung, từ Quảng Trị, Huế đến Quảng Nam, đều có yếu tố nội sinh hết sức rõ ràng. Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định nguyên nhân nội sinh là lý do chính dẫn đến sạt lở thời gian qua. Thứ nhất, bản đồ dự báo sạt lở tỷ lệ 1/50.000 cho thấy những vùng này là nơi trước đây từng xảy ra sạt lở. Thứ hai, những vùng này đều nằm trên cấu trúc có dải đứt gãy đã được xác định. Thứ ba, những đứt gãy này và hoạt động kiến tạo cho thấy đất đá hình thành vùng phong hóa rất lớn, có nơi dày 15-16m. Do đứt gãy nên phong hóa rất cao, khiến đất đá vỡ vụn, gồm có cát, bùn và đất sét. Về thảm thực vật, hầu hết ở khu vực này, các thảm thực vật cây công nghiệp và cây lương thực có nơi chiếm 100% màu xanh, có nơi chiếm 70%-80%. Ông nhận định những khu dân cư ổn định nhiều năm như điểm sạt lở tại Trà Leng và có độ phủ đầy đủ mà vẫn xảy ra sạt lở cho thấy yếu tố ngoại sinh là nguyên nhân chính. Bộ trưởng dẫn lại báo cáo cho thấy trong 20 ngày, khu vực này phải đồng thời chống chọi 4 cơn bão, một áp thấp nhiệt đới kèm theo lượng mưa kỷ lục 250-300 mm, có ngày mưa đến 500 mm.

"Với lượng mưa này thì những khu vực có cấu trúc địa chất tương tự với lượng mưa mỗi ngày 100 mm thì đã có thể xảy ra hiện tượng như bây giờ. Nhưng do biến động cực đoan của khí hậu và thời tiết thì cộng sinh thêm" - Bộ trưởng Trần Hồng Hà lý giải.

"Mưa to hàng nghìn mm, cả cánh rừng bạt ngàn cũng phải sạt, đừng có đổ cho thủy điện"!
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, biến động cực đoan của khí hậu và thời tiết là yêu tố cộng sinh gây sạt lở đất trong cơn bão vừa qua

Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: "Sạt lở tạo ra yếu tố lũ quét, nhưng lũ quét lại làm gia tăng trượt lở do yếu tố đất đai phong hóa đã có từ trước", sau khi hết bão, Bộ sẽ tiến hành nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề này.

Nói thêm về các hồ điều tiết, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao nỗ lực của các tỉnh miền Trung thời gian qua trong việc điều tiết hồ chứa giúp giảm lũ lớn cho hạ lưu, dù chưa thể cắt đỉnh lũ. Theo báo cáo, có hồ góp phần giảm 30%, có nơi góp phần giảm 80% lượng lũ.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, trong phần phát biểu của mình, nêu vấn đề: "Thủ tướng có nêu việc đánh giá liên quan đến tình hình sạt lở và nguyên nhân. Tại các cuộc họp báo, báo chí cũng đã thông tin nhưng chúng ta phải làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chúng ta phải thật bình tĩnh trước khi đưa ra các kết luận, phải dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn".

Nguyên nhân khách quan phải thừa nhận là lịch sử chưa hề có trong vòng một tháng mà người dân miền Trung đã hứng chịu bão chồng bão, mưa chồng mưa. Lượng mưa gấp đôi một năm thì lượng kết dính của đất, của lòng đất sẽ không còn nữa và khi nó treo dốc, tích tụ lại thì "quá sức". Đây là những nguyên nhân khách quan gây sạt lở, không thể nói khác được. "Trong lịch sử, chúng ta đã chứng kiến, như ở Quảng Nam năm 1964 đã có những diện tích rừng tự nhiên rất lớn bị sạt lớn. Năm 2019, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) rồi Hà Giang do lũ quét, lũ ống quét toàn bộ khu rừng mà không phải do khai thác rừng" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, các tỉnh miền Trung anh hùng phải tìm cách thích ứng và sống chung với lũ, đoàn kết vượt qua thử thách, làm tốt công tác chủ động phòng chống thiên tai.

“Tìm mọi biện pháp cứu người khi chưa tìm thấy ở Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Bình Định. Tích cực cứu chữa người bị thương. Không được để người dân sống màn trời chiếu đất, cơ cực sau lũ. Đặc biệt, ngành Y tế hỗ trợ giúp dân phòng ngừa dịch bệnh. Các địa phương tiếp nhận các nguồn viện trợ công khai, minh bạch, tiện lợi. Các đơn vị lực lượng vũ trang tiến hành dựng lại nhà cho dân sớm nhất, các địa phương sớm di dời dân khỏi vùng nguy hiểm đề phòng bão lũ số 10”- Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công Thương nhanh chóng khôi phục hệ thống điện, sản xuất công nghiệp, cung ứng đủ hàng, nhất là lương thực thực phẩm, vật liệu sửa chữa nhà cửa, kiểm soát giá cả thị trường.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủy điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

Sáng nay 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
Báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều ngày 8/11, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra cuộc họp nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc hội đàm trực tuyến.
Chuyến công tác của Thủ tướng đã củng cố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng đã củng cố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và các đối tác

Chuyến công tác của Thủ tướng tới Trung Quốc đã thành công tốt đẹp. Khẳng định sự chủ động trong xây dựng tiểu vùng, củng cố hợp tác với nước chủ nhà và đối tác
Thủ tướng Chính phủ thăm Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham tại Trùng Khánh (Trung Quốc)

Thủ tướng Chính phủ thăm Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham tại Trùng Khánh (Trung Quốc)

Chiều 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Khu Di tích lịch sử Hồng Nham tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương

Bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương

Chiều 8/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.
Rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, rà soát nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ quan trọng là tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Quy định trách nhiệm

Quy định trách nhiệm 'người có ảnh hưởng' trong quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung

Ngày 8/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, khóa XV, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Tạo đột phá trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC

Tạo đột phá trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC

Chuyến thăm chính thức Chile của Chủ tịch nước Lương Cường kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội mới trong quan hệ thương mại Việt Nam với Peru, Chile và APEC.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội thông qua.
Sự cố máy bay Yak-130: Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn tỉnh Bình Định

Sự cố máy bay Yak-130: Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn tỉnh Bình Định

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen ngợi và biểu dương Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định sau sự cố với máy bay Yak-130.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Khơi thông nguồn lực từ những dự án ách tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu còn một nguồn lực rất lớn đang bị lãng phí, tồn đọng trong nhiều dự án tại các địa phương trên cả nước.
Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Tháo gỡ chính sách, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về điện

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao cơ quan soạn thảo Luật Điện lực (sửa đổi) rất cầu thị tiếp thu ý kiến hoàn chỉnh dự thảo luật.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Công điện của Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão Yinxing.
Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Trao huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng thể hiện sự đánh giá, ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến của đồng chí Võ Thị Ánh Xuân.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Chiều 7/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillén đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 7/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với 423/425 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng biểu dương tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh của Đại tá Nguyễn Văn Sơn và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân trong sự cố máy bay Yak-130 vừa qua.
Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất việc cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, do Luật hiện hành thiếu rất nhiều nội dung đã và đang phát sinh trong thực tiễn.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam, sáng 7/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp.
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ.
Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc.
Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng của đông đảo nhân dân. Công nhân, nông dân và những người lao động Nga đã được giải phóng.
Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Theo ĐBQH, khi điều tra, xử lý một số vụ án lớn xảy ra tại SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của 1 số cơ quan, trong đó có tổ chức kiểm toán.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động