Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
30/04/2022 07:00
Mũi tiến công trên biển mùa xuân 1975: Thu non sông về một mối

30/04/2022 07:00

Hướng tiến công chiến lược trên biển để giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo ở vùng biển phía Nam thuộc chủ quyền của Việt Nam trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là dấu mốc chói lọi của lịch sử dân tộc, mở ra cơ hội để ta làm chủ một vùng biển rộng lớn, kiểm soát được các đảo ven bờ và xa bờ vốn thuộc chủ quyền Việt Nam…
Mũi tiến công trên biển mùa xuân 1975: Thu non sông về một mối

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mũi tiến công chiến lược trên biển để giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo ở vùng biển phía Nam thuộc chủ quyền của Việt Nam, thu non sông về một mối… là dấu mốc chói lọi của lịch sử dân tộc.

Mũi tiến công trên biển mùa xuân 1975: Thu non sông về một mối

Những ngày tháng Tư lịch sử, khắp phố phường Hà Nội rập bóng cờ hoa chào mừng 47 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong bầu không khí đón ngày lễ lớn của dân tộc, Đại tá, PGS.T.S Trần Ngọc Long – nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam hào hứng khi nhắc lại cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đặc biệt là mũi tiến công chiến lược trên biển để giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo ở vùng biển phía Nam thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Mùa Xuân năm 1975, sau thắng lợi của các chiến dịch Tây Nguyên, Trị-Thiên-Huế và Đà Nẵng, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong tháng 4 năm 1975.

Cùng với việc chuẩn bị khẩn trương cho trận quyết chiến, chiến lược cuối cùng để giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong tháng 4 năm 1975, Bộ Tổng Tư lệnh (BTTL) chỉ thị cho BTL Hải Quân và Quân khu 5 tổ chức lực lượng ra giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo ở vùng biển phía Nam thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Mũi tiến công trên biển mùa xuân 1975: Thu non sông về một mối

Theo nhận định nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam Trần Ngọc Long, tổ chức lực lượng giải phóng các đảo, đặc biệt là một số đảo ở xa bờ và có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là một quyết định kịp thời và sáng suốt, thể hiện tư duy chiến lược và tầm nhìn “hướng biển” của các cơ quan chỉ đạo chiến lược.

Đại tá, PGS.T.S Trần Ngọc Long nhấn mạnh, nhiệm vụ giải phóng các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông mà Quân đội Việt Nam cộng hoà đang đóng giữ cũng được đặt ra hết sức cấp bách, đặc biệt là với một số đảo, quần đảo ở xa đất liền và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng như Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc.

Ngày 4/4/ 1975, thay mặt BTTL, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi một bức điện đặc biệt cho Khu uỷ, Quân khu uỷ, BTL Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân chính thức giao nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa. “Đây là bức điện đầu tiên của Quân ủy Trung ương (QUTƯ) và Bộ Tổng Tư lệnh chính thức truyền đạt mệnh lệnh giải phóng các đảo ngay trong tháng 4/1975”- Đại tá, PGS.T.S Trần Ngọc Long cho biết.

Mũi tiến công trên biển mùa xuân 1975: Thu non sông về một mối

Đại tá, PGS.TS Trần Ngọc Long phân tích, quần đảo Trường Sa nằm cách đất liền hàng trăm kilomet, tình hình vùng biển ở đây lại cực kỳ phức tạp; trong khi đó lực lượng làm nhiệm vụ giải phóng đảo của ta mỏng, trang bị lạc hậu, cũ kỹ… Vì thế, nếu ta tổ chức đánh và giải phóng Trường Sa sớm, khi Sài Gòn - sào huyệt của chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa bị suy yếu, thì tổn thất sẽ rất lớn và khó hoàn thành mục tiêu đặt ra. Ngược lại, nếu ta đánh chậm một chút thì hải quân một số nước đang hoạt động tại vùng biển Trường Sa sẽ nhân cơ hội “đục nước béo cò”, đặt ta vào việc đã rồi như đã từng diễn ra trước đó.

Mũi tiến công trên biển mùa xuân 1975: Thu non sông về một mối

Ngày 9/4/1975, khi cuộc tiến công của chủ lực Miền vào phòng tuyến Xuân Lộc mở màn thì cũng là lúc BTTL chỉ thị cho BTL Hải quân xuất quân giải phóng “H.1” ( mật danh của đảo Song Tử Tây ). Ngày 10/4, một biên đội tàu vận tải của Đoàn 125 gồm các tàu 673,674,675 được lệnh tức tốc rời cảng Hải Phòng trực chỉ hướng Đà Nẵng. Sau khi nhanh chóng hoàn tất công tác chuẩn bị, ngày 11/4/1975, biên đội rời cảng Đà Nẵng thẳng hướng ra Trường Sa.

Để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ, theo Đại tá, PGS.TS Trần Ngọc Long các tàu đều được nguỵ trang thành tàu đánh cá, thuỷ thủ đoàn đều mặc sắc phục của ngư dân. Ngày 14/4/1975, các lực lượng đổ bộ làm chủ hoàn toàn đảo Song Tử Tây. Đây cũng là hòn đảo đầu tiên của quần đảo Trường Sa được giải phóng.

Ngày 21/4/1975, phòng tuyến Xuân Lộc bị các lực lượng quân giải phóng chọc thủng, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Lúc này, tình trạng rã đám xuất hiện tại nhiều đơn vị quân đội Sài Gòn, binh lính Việt Nam cộng hoà cả ở trên đất liền lẫn ngoài hải đảo đều rơi vào tâm trạng hoang mang lo sợ.

Thời cơ lớn để giải phóng các đảo còn lại của quần đảo Trường Sa đã đến. BTTL chỉ thị cho Tiền phương BTL Hải quân ngay lập tức mở cuộc tiến công lần thứ 2 tiếp tục giải phóng các đảo còn lại của quần đảo Trường Sa. Sáng ngày 25/4/1975, các lực lượng đã đổ bộ thành công lên đảo. “Mặc dù đối phương chống cự quyết liệt nhưng chỉ sau 2 giờ chiến đấu, bộ đội ta đã giải phóng hoàn toàn và làm chủ hòn đảo này”- Đại tá, PGS.TS Trần Ngọc Long nói.

Sáng 26/4/1975, quân Việt Nam Cộng hòa quyết định rút bỏ đảo Nam Yết, đưa toàn bộ lực lượng về co cụm ở đảo Trường Sa. Không bỏ lỡ cơ hội, Sở chỉ huy tiền phương của Hải quân lập tức lệnh cho Tàu 673 nhanh chóng đưa lực lượng đổ bộ đánh chiếm đảo Nam Yết. Sáng ngày 27 tháng 4 làm chủ hoàn toàn đảo Nam Yết. Trưa 28/4, lực lượng đổ bộ làm chủ hoàn toàn đảo Sinh Tồn. Hoà cùng nhịp độ tiến công thần tốc của các cánh quân trên bộ, Tàu 673 tiếp tục đưa lực lượng thọc sâu xuống đảo Trường Sa - một trong những hòn đảo xa và quan trọng nhất của quần đảo Trường Sa.

Mũi tiến công trên biển mùa xuân 1975: Thu non sông về một mối

Sau chiến dịch giải phóng quần đảo Trường Sa kết thúc thắng lợi, ngày 30/4/1975, BCT và QUTƯ tiếp tục chỉ thị cho BTL và Đảng uỷ Mặt trận Sài Gòn lưu ý việc giải phóng và đưa số tù nhân từ các nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc trở về đất liền. Một ngày sau đó, bộ đội Hải quân được lệnh ra giải phóng Côn Đảo. Trước đó, vào 27/4, Hải đoàn 385 cùng lực lượng vũ trang huyện Tuy Phong (Bình Thuận) đã giải phóng hoàn toàn đảo Cù Lao Thu. Các hòn đảo gần bờ trên vùng biển phía Nam đều được lực lượng vũ trang phối hợp với các lực lượng tại chỗ giải phóng và làm chủ ngay trong quá trình giải phóng quần đảo Trường Sa.

Mũi tiến công trên biển mùa xuân 1975: Thu non sông về một mối

Đại tá, PGS. TS Trần Ngọc Long cho rằng, cái hay ở chỗ, trong bối cảnh tình hình quốc tế và trên biển phức tạp như vậy, chúng ta bảo đảm hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất về lực lượng và phương tiện. Đó là một thành công. Quyết định cũng như quá trình tổ chức lực lượng ra giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo ven bờ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã góp phần tạo cơ sở vững chắc để chúng ta tiếp tục thực hiện chiến lược biển đảo sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Mũi tiến công trên biển mùa xuân 1975: Thu non sông về một mối

Việc kịp thời giải phóng các đảo và đảo trên biển Đông, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, PGS.TS Trần Đức Cường cũng nhận định là có ý nghĩa trước mắt và lâu dài. Bởi đây là một phần lãnh thổ của Việt Nam, không chỉ có vị trí chiến lược về quân sự, mà còn là vị trí kinh tế trong khu vực. Nhờ đánh chiếm và giải phóng sớm các đảo trên quần đảo Trường Sa cũng như các đảo ở biển Tây nam Tổ quốc, chúng ta đã bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải quốc gia từ hướng biển, từ đó rộng đường phát triển kinh tế biển.

Đặc biệt, theo PGS.TS Trần Đức Cường điều này chứng tỏ tầm nhìn hướng biển của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đồng thời cũng thể hiện quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ của các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, quân đội và Nhân dân giao phó.

47 năm sau dấu mốc lịch sử giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo ở vùng biển phía Nam thuộc chủ quyền của Việt Nam, Đại tá, PGS. TS Trần Ngọc Long nhấn mạnh: giải phóng và làm chủ vùng biển, hải đảo trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 chính là sự tiếp nối các cuộc đấu tranh nhằm thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; đưa quần đảo Trường Sa và các đảo ở vùng biển phía Nam bước vào thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ xây dựng chiến đấu và trưởng thành bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc …

Thực hiện: Nhóm phóng viên

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Trường Sa: Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Trường Sa: Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Tại huyện đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146 đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024).
Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế Thủ đô Hà Nội sau 70 năm

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế Thủ đô Hà Nội sau 70 năm

Sau 70 năm giải phóng và chuyển mình, Thủ đô Hà Nội đã và đang là đầu tàu kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.
Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm dịp giải phóng Thủ đô

Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm dịp giải phóng Thủ đô

Để tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, Bộ Tư lệnh Thủ đô đề xuất TP. Hà Nội chỉ tổ chức bắn pháo hoa tại quận Hoàn Kiếm.

Xem thêm

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Văn hóa doanh nhân không chỉ là phong cách lãnh đạo, mà còn là những giá trị cốt lõi được nuôi dưỡng qua thời gian, thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, dũng cảm.
Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Công viên trong nhà máy, sử dụng nhiên liệu sinh khối, tuần hoàn, tái sử dụng 100% nước thải sau xử lý...là cách mà Supe Lâm Thao thực hiện sản xuất xanh.
Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên liên tiếp có những cuộc trao đổi, hội đàm làm việc với người đồng cấp - Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950.
Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ngay từ khi đi vào hoạt động, Công ty CP DAP 2-Vinachem đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Ghi dấu ấn đậm nét và là điểm sáng tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, song vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đối diện nhiều thách thức.
Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những khó khăn thách thức từ yêu cầu sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần coi đây là cơ hội để thay đổi và bứt phá.
Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Nhờ các sáng kiến cải tiến trong quản lý vận hành lưới điện, kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng - Giám đốc TTĐ Hà Tĩnh - đã làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện.
Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ

Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ 'vượt gió' trên dãy Hoành Sơn

Để dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đóng điện toàn tuyến trước 2/9, những vị trí cuối cùng của dự án nằm trên dãy Hoành Sơn đang gấp rút hoàn thiện.
Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Chỉ còn một ngày nữa cung đoạn Nam Định 1– Phố Nối của dự án đường dây 500kV mạch 3 sẽ chính thức đóng điện, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất.
Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Đi qua nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng cao về khả năng tăng trưởng đạt, vượt mục tiêu.
Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 'quốc bảo' sâm Ngọc Linh

Các địa phương, cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc bảo vệ, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho cây sâm Ngọc Linh.
Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Nam Định 1- Phố Nối đang dần về đích, trong điều kiện mưa bão của miền Bắc hiện nay, công tác kéo dây càng trở lên khó khăn hơn.
Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các hoạt động xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Dù đã gặt hái được nhiều kết quả sau thời gian dài trầm lắng, song ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đối diện nhiều thách thức về xuất khẩu.
Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hơn 1 thập kỷ qua, Hội chợ thương mại Việt - Lào đã góp phần thiết thực trong việc thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Việc xây dựng lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP26 để giảm phát thải khí nhà kính là cần thiết, tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức cho TKV.
|< < 1 2 3 4 > >|