Hàn Quốc phát triển năng lượng hạt nhân Sớm đề xuất cụ thể cơ chế huy động nguồn vốn cho phát triển năng lượng tái tạo Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng |
Theo EPA, khoản tài trợ này được trao cho 8 ngân hàng phát triển cộng đồng và tổ chức phi lợi nhuận để sử dụng cho các dự án chống biến đổi khí hậu ở các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, cũng như giúp người dân tiết kiệm và giảm lượng khí thải carbon.
“8 tổ chức trên đã cam kết thực hiện các dự án về giảm hoặc tránh phát thải khí nhà kính, với lượng khí thải được cắt giảm tương đương 40 triệu tấn CO2 mỗi năm”, EPA cho biết.
Hiện những tổ chức được tài trợ dự định cam kết hỗ trợ hơn 14 tỷ USD cho các cộng đồng có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn, trong đó hơn 4 tỷ USD dành cho các cộng đồng nông thôn và gần 1,5 tỷ USD hỗ trợ các bộ lạc.
Phát triển năng lượng sạch là hướng đi tất yếu |
Được biết, khoản tài trợ trên được huy động dựa trên 2 sáng kiến của Quỹ Giảm Khí thải nhà kính (GGRF), một ngân quỹ được thành lập theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mà Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành hồi năm 2022. IRA đã chuyển hàng tỷ USD vào các dự án năng lượng tái tạo, giúp thúc đẩy sự bùng nổ sản xuất và tạo ra hàng chục nghìn việc làm trên khắp nước Mỹ.
Đây là một trong những khoản đầu tư chống biến đổi khí hậu lớn nhất cho đến nay được chính quyền của Tổng thống Biden công bố. Số tiền này có thể tài trợ cho hàng chục nghìn dự án đủ điều kiện, từ lắp đặt máy bơm nhiệt dân dụng và các cải tiến nhà ở tiết kiệm năng lượng cho đến các dự án quy mô lớn hơn như xây dựng trạm sạc xe điện và trung tâm làm mát cộng đồng.
Theo S&P Global, nguồn đầu tư năng lượng sạch toàn cầu dự kiến đạt khoảng 5,6 nghìn tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2030, do nhu cầu về các nguồn thay thế cho than, dầu và các nguồn năng lượng sử dụng nhiều carbon khác. Mặc dù khoản đầu tư này cần thiết để giảm thiểu biến đổi khí hậu, nhưng S&P Global cho rằng nguồn này vẫn sẽ không đạt được các mục tiêu đặt ra trong Thỏa thuận Paris. Đến năm 2030, đầu tư cho năng lượng mặt trời được dự báo đạt 2,8 nghìn tỷ USD, cao nhất trong số các nguồn năng lượng tái tạo.
Khoản đầu tư vào năng lượng mặt trời chiếm gần một nửa tổng vốn toàn cầu, với 26% dành cho các hệ thống năng lượng mặt trời “phân tán” quy mô nhỏ hơn, chẳng hạn như các tấm quang điện mặt trời trên mái nhà cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức công cộng khác. Năng lượng mặt trời quy mô tiện ích được ước tính sẽ chiếm 23% nguồn đầu tư đến năm 2030.
Trong khi năng lượng gió, được dự đoán sẽ thu hút phần đầu tư lớn tiếp theo, với tổng trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Phần lớn khoản đầu tư dự kiến sẽ dành cho các dự án gió trên bờ (20%), trong khi gió ngoài khơi dự kiến sẽ nhận được 774,2 tỷ USD hay 14% vốn ước tính.