Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Đồng bào Bru - Vân Kiều sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thuộc miền Tây các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình chủ yếu canh tác nương rẫy, săn bắt. Gần gũi thiên nhiên, gắn bó với cỏ cây hoa lá nên sắc màu, họa tiết trong trang phục truyền thống của dân tộc Bru - Vân Kiều mang đậm sắc thái núi rừng Trường Sơn.

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều
Sự hài hòa trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Trước đây, đàn ông Bru - Vân Kiều ở trần đóng khố. Chất liệu làm khố được lấy từ vỏ cây sui. Khố nam giới dài xuống tới quá gối, màu đỏ nhạt và thường có 3 đến 5 sọc nhỏ màu đen chạy dọc theo thân khố. Trang phục truyền thống trong những ngày lễ như tết, cưới hỏi… đàn ông Bru - Vân Kiều mặc thêm áo chui đầu và đeo thêm vòng đá quý có hình ô van. Áo chui đầu của nam giới không có ống tay, màu sắc chủ đạo là đỏ và đen tương ứng với màu âm và dương.

Cách làm khố cho nam giới người Bru - Vân Kiều được tước từ vỏ cây sui trong rừng Trường Sơn. Sau khi vỏ cây sui được lấy về, người phụ nữ trong gia đình mang ra suối ngâm nước, tước nhỏ thêm lần nữa rồi được phơi khô. Với sự khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ, chiếc khố được dệt ra, công đoạn cuối cùng là nhuộm khố theo màu đỏ, viền đen cố định. Về sau khi biết đến nghề trồng bông, đay để kéo sợi dệt vải thì trang phục của tộc người Bru - Vân Kiều mang màu sắc và kiểu dáng phong phú hơn phù hợp với điều kiện sống môi trường tự nhiên và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào.

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều
Trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều đã được kế thừa và phát huy

Đối với đàn ông, thường ngày họ đóng khố cởi trần hoặc mặc áo chù hoe rộng (là kiểu áo có khuy bằng gỗ cài trước ngực, gần vai có viền chỉ màu đỏ, có hai túi trước bụng). Khi mặc, khố được quấn quanh thắt lưng và qua háng, hai đầu khố thả xuống gần mắt cá chân. Tùy vào mục đích mà người đàn ông Bru - Vân Kiều sử dụng các loại khố có chiều dài và hoa văn khác nhau. Khi ở nhà hoặc đi làm nương rẫy thường họ sử dụng khố có chiều dài ngắn hơn, màu sắc chủ yếu là màu chàm, chất liệu vải thô ráp. Ngược lại, khi đi lễ hội, đi chơi hoặc đi tiếp đãi bạn bè, họ thường mặc khố dài tới mắt cá chân, màu sắc sặc sỡ và có trang trí hoa văn. Trong những ngày giá rét hoặc tham gia lễ hội họ có quàng thêm tấm choàng và khăn quấn đầu, khăn được quấn nhiều vòng trên đầu rồi thắt múi thả sau gáy hoặc lận múi vào trong các vòng khăn.

Trong khi đó, áo truyền thống mà phụ nữ Bru - Vân Kiều thường mặc là loại áo làm từ vải sợi bông nhuộm chàm/đen, dài tay, xẻ hai tà trước ngực có đính cúc hoặc dây để cài hai thân với nhau, thân áo cắt thắt eo. Áo kiểu cổ đứng, cao khoảng 3cm, ở cổ và hai nẹp áo phía trước được bạ thêm các dải hoa văn hình thoi, hình sao, hình tam giác bằng sợi chỉ màu sặc sỡ và có đính thêm từ 2 đến 4 hàng tiền “bạc trắng” ở trước ngực. Phần gấu áo ở cả hai thân trước và sau trang trí các mô típ hoa văn hình quả trám, hình tam giác, hình chữ thập… rộng khoảng 6 - 8cm tạo thành một dải hoa văn chạy quanh thân.

Tất cả những đường may giữa thân áo trước và thân áo sau, giữa tay và nách đều sử dụng chỉ nổi màu đỏ, xanh, vàng móc ngang, ráp theo hình xương rắn... Chỗ thắt eo có những hoa văn hình lá cây màu trắng, vàng và đỏ. Tất cả trang trí này được tạo nên bởi kỹ thuật dệt và khâu chỉ màu. Váy của phụ nữ khá đơn giản, không cắt may mà chỉ là một tấm vải hình chữ nhật có chiều dài khoảng 120 - 140cm và chiều rộng khoảng 80 - 100cm quấn từ trước ra sau và gấp nếp chéo trước bụng. Hoa văn trang trí trên váy phong phú với nhiều loại họa tiết khác nhau chạy ngang, dàn đều từ dưới lên trên thân váy như hình răng cưa, sóng nước, zích zắc, thoi…

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, cũng như trong lao động sản xuất, phụ nữ Bru - Vân Kiều lúc nào cũng sử dụng khăn quấn đầu (taloong). Đó là một loại khăn dài khoảng 150cm được làm bằng vải sợi bông dệt hoa văn kẻ ca rô với nhiều màu trắng, đen, đỏ; khi quấn khăn, người ta vòng từ trước ra sau và thắt hai đầu múi lại ở phía sau gáy.

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều
Khăn choàng chéo vai của phụ nữ Bru - Vân Kiều là nét đặc biệt trong trang phục

Ngoài váy áo, khăn đội đầu, phụ nữ người Bru Vân - Kiều còn sử dụng thêm như thắt lưng, đặc biệt là khăn choàng chéo vai của phụ nữ Bru - Vân Kiều là nét đặc biệt trong trang phục. Chính chi tiết này đã làm cho trang phục Bru - Vân Kiều không lẫn lộn với trang phục của các dân tộc khác.

Trong cuộc sống hàng ngày nhất là vào các dịp cưới xin, lễ tết hội hè, người Bru - Vân Kiều thường đeo một số đồ trang sức để tô điểm làm đẹp cho cơ thể. Đồ trang sức phổ biến mà phụ nữ nào cũng có là chuỗi hạt đeo cổ, vòng đeo cổ, vòng đeo tay, khuyên tai… nó được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như bạc, đồng, mã não, hạt cườm…

Có thể thấy, trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều đã được kế thừa từ quá khứ, tính ứng dụng sáng tạo ở hiện tại và là mạch tiếp nối của tương lai. Để bảo tồn trang phục truyền thống, các địa phương như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình đang có đồng bào Bru - Vân Kiều sinh sống cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá nét đẹp văn hóa từ trang phục, khuyến khích đồng bào sử dụng trang phục của dân tộc mình trong các lễ hội, lễ Tết… Bên cạnh đó, cần có chính sách bảo tồn, phát huy và lưu giữ nét đẹp văn hóa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trang phục truyền thống

Tin cùng chuyên mục

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Xem thêm