Nga hỗ trợ vận chuyển để tăng xuất khẩu ngũ cốc Nga quyết định ngừng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc với Ukraine |
Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, hai bên đã trung gian của thỏa thuận này, ngày 30/10, cho biết rằng họ đang đàm phán để cố gắng đưa Nga trở lại hiệp định.
Ankara cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar "đã họp với những người đồng cấp của mình" về tình hình. Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đang tham gia vào "các cuộc tiếp xúc căng thẳng" nhằm đưa Nga trở lại thỏa thuận, sau khi Điện Kremlin ngày 29/10 quyết định tạm dừng thỏa thuận trong "thời gian không xác định", với lý do một cuộc tấn công vào một căn cứ ở Crimea mà Nga đổ lỗi cho Ukraine.
Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, được thiết kế để đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine có thể tiếp cận thị trường quốc tế, được coi là rất quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu do Ukraine đóng vai trò là nhà sản xuất thực phẩm lớn.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày 29/10 rằng bất kỳ hành động nào của Nga nhằm làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu ngũ cốc quan trọng này về cơ bản là một tuyên bố rằng mọi người và gia đình trên khắp thế giới sẽ trả nhiều hơn cho thực phẩm hoặc nhịn đói.
Khi ngừng thỏa thuận này, Nga lại tiếp tục vũ khí hóa lương thực trong cuộc chiến mà nước này bắt đầu. Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi động thái của Nga là “hoàn toàn thái quá”. Đại sứ của Nga tại Mỹ đã chỉ trích Washington vào ngày 30/10 vì phản ứng của họ trước quyết định của Moscow và nhắc lại những tuyên bố không có cơ sở rằng các lực lượng của Vương quốc Anh đã tham gia vào một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào hạm đội Nga tại cảng Sevastopol ở Biển Đen ở Crimea ngày 29/10.
Mỹ và EU kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin rút lại quyết định về thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen. Josep Borrell - Nhà ngoại giao hàng đầu của EU - cho biết: Quyết định ngừng tham gia vào thỏa thuận Biển Đen của Nga gây ra rủi ro cho con đường xuất khẩu chính của ngũ cốc và phân bón cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do cuộc chiến Ukraine gây ra.
Trung tâm Điều phối chung - cơ quan do Liên hợp quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine thành lập để điều phối xuất khẩu thực phẩm từ các cảng của Ukraine - cho biết họ đang “thảo luận về các bước tiếp theo” sau quyết định của Moscow về việc tạm dừng thỏa thuận Biển Đen. Ít nhất 10 tàu, cả đi và đến, đang chờ để đi vào hành lang nhân đạo do JCC thiết lập.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết Moscow đã “cố tình làm trầm trọng thêm” cuộc khủng hoảng lương thực kể từ tháng 9. Ông cho rằng đây là một ý định hoàn toàn minh bạch của Nga nhằm đẩy mối đe dọa về nạn đói quy mô lớn đối với châu Phi và châu Á. Ông Zelenskyy cho biết trong bài phát biểu ngày 29/10 rằng từ tháng 9 đến hôm nay, 176 tàu đã tham gia trong hành lang ngũ cốc.
Một số tàu đã chờ đợi hơn ba tuần. Ông Zelenskyy kêu gọi "phản ứng quốc tế mạnh mẽ" đối với động thái của Điện Kremlin, chỉ rõ phản ứng của Liên hợp quốc và "cụ thể là" G20. Ba Lan cũng gọi động thái của Điện Kremlin là “một bằng chứng nữa cho thấy Moscow không sẵn sàng duy trì bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào”. Bộ Ngoại giao Ba Lan khẳng định Ba Lan, cùng với các đối tác EU, sẵn sàng làm việc hơn nữa để giúp Ukraine và những người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa thiết yếu.