Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 14/11/2024 10:32

Ngành hàng tiêu dùng nhanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường nội địa

Sáng nay (18/12), tại Hà Nội, Vụ Thị trường trong nước và Vuasanca – Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường nội địa ngành hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam”. 

Bước phát triển vượt bậc

Theo thống kê của Bộ Công Thương, GDP và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. GDP năm 2015 dự kiến sẽ tăng 6,5% - cao nhất từ năm 2011. Thu nhập bình quân năm 2015 ước đạt 2.200 USD, trong khi con số này năm 2013 chỉ là 1.908 USD. Trong hai năm qua, thu nhập người Việt Nam ước tăng 15% và kể từ khi chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình năm 2009, mức thu nhập này cũng không ngừng cải thiện, tăng gấp đôi trong 6 năm qua. Đây chính là điều kiện cần để tăng sức mua, đặc biệt các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: 5 năm qua, nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh như nước mắm, dầu thực vật, cà phê, sữa tươi... đã có mức tăng trưởng đáng ghi nhận. Đơn cử, với mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan, theo thống kê của Nielsen Việt Nam cho thấy, đang có 20 nhà sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam, đáp ứng trên 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mức tiêu thụ cà phê hòa tan tại Việt Nam tăng 5% trong năm 2014.

Đối với mặt hàng sữa, do là sản phẩm thiết yếu nên ngành sản xuất này luôn giữ được mức tăng trưởng 2 con số. Trong những năm tới, ngành sữa vẫn có tiềm năng lớn khi nhu cầu tiêu thụ được dự báo tăng trưởng, đạt mức 27 - 28 lít sữa/người/năm vào năm 2020... Những mặt hàng khác như bánh kẹo, nước mắm, mỳ ăn liền... cũng có tốc độ tiêu thụ đáng kể. Điều đó chứng tỏ năng lực sản xuất của các doanh nghiệp (DN) trong nước đã có sự bứt phá đáng kể về đầu tư, đổi mới khoa học công nghệ, phát triển hệ thống phân phối trong tình hình kinh tế khó khăn. Hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam dồi dào, phong phú với chất lượng và mẫu mã đã được cải thiện, giá cả tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu hầu hết tiêu dùng trong cả nước.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa phát biểu tại hội thảo

Chia sẻ kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường, ông Ngô Tiến Dũng, Giám đốc Dự án, Công ty cổ phần Sữa TH chia sẻ, để nâng cao sức cạnh tranh, ngay từ khi ra đời, TH đã xác định áp dụng công nghệ cao và coi đây là bước đột phá. Tại trang trại của TH, tất cả các khâu trong quy trình chăn nuôi đều ứng dụng công nghệ cao, từ công tác chọn lọc, nhân giống, thức ăn, thú y đến vệ sinh an toàn và minh bạch sản phẩm. Nhờ đó, năng suất sữa bình quân toàn đàn bò và chất lượng sữa của TH True Milk rất cao, tương đương với những nước có nền chăn nuôi phát triển như Mỹ, Canada... Việc TH True Milk cung cấp những sản phẩm sữa tươi sạch chất lượng quốc tế đã góp phần đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hợp lực để tạo đà phát triển

Trong thời gian tới, khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA, TPP...) chính thức có hiệu lực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc ngày càng nhiều các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài, các nhãn hàng với nhiều năm nổi tiếng trên toàn thế giới trong đó có ngành hàng tiêu dùng nhanh, ồ ạt chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Nhiều doanh nghiệp tiêu dùng nhanh trưng bày sản phẩm tại hội thảo

Trong khi đó, thực tế, hầu hết các DN công nghiệp tiêu dùng nhanh Việt Nam vẫn đang ở thế yếu về năng lực cạnh tranh do thương hiệu chưa được biết đến nhiều trên thị trường khu vực và thế giới. Đặc thù ngành công nghiệp tiêu dùng nhanh có số lượng DN tham gia khá đông so với các ngành kinh tế khác nên các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường xuyên diễn ra làm mất ổn định thị trường và niềm tin đối với người tiêu dùng...

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế khuyến cáo, các DN Việt cần thiết phải tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư, sử dụng nguồn hàng của nhau... tạo ra sức mạnh tổng hợp cho toàn ngành.

Hội thảo thu hút rất đông doanh nghiệp, người tiêu dùng, chuyên gia...

Bên cạnh đó, các DN cũng cần tự nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, năng lực chế biến; Nâng cao năng lực tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu... Đặc biệt, các DN cần chủ động nắm bắt tình hình nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng để có dòng sản phẩm cạnh tranh; Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản phẩm ở khu vực nông thôn; Xây dựng các kênh phân phối phù hợp ...

Song song với những nỗ lực tự thân của DN rất cần có thêm nhiều sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Ông Nguyễn Việt Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam chia sẻ thêm, trong hoàn cảnh hội nhập sâu rộng. Cụ thể, Nhà nước cần coi đầu tư vào hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống phân phối là yêu cầu của sự phát triển, là một chính sách kích cầu để có cơ chế tài chính hỗ trợ DN. Các cơ quan chức năng của Chính phủ cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các DN và hiệp hội DN, làm cơ sở để DN có thể nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình. Các cơ quan quản lý thị trường, hải quan, thuế... cần tăng cường trong việc chống làm hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, gian lận thương mại. Ngoài ra, cần có những hỗ trợ và định hướng rõ ràng về chi tiêu công theo hướng ưu tiên hàng Việt Nam, nhất là những chi tiêu từ ngân sách Nhà nước.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của báo chí

Khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng DN, đại diện Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết: Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng các điểm bán hàng từ thành thị tới nông thôn, vùng sâu vùng xa; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và hàng rào kỹ thuật thương mại; Nghiên cứu đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho DN...

“Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ban, ngành, hiệp hội và DN. Qua đó, khuyến khích, tạo động lực cho các DN Việt Nam có thể phát huy hết năng lực, sáng tạo, cùng chung sức xây dựng cộng đồng DN lớn mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, cạnh tranh mang thương hiệu Việt để chiếm lĩnh thị trường nội địa và mở rộng xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng như hiện nay” – Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa:

Thời gian tới, cạnh tranh trên thị trường tiêu dùng nhanh được dự báo sẽ rất quyết liệt, đòi hỏi các DN Việt, sản phẩm Việt cần có những quyết định, bước đi đúng đắn để tự tin chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Nhóm phóng viên

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Lâm Đồng: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tiêu biểu, đặc trưng

Tăng nhận diện hàng Việt trên kênh thương mại điện tử

Hà Nội: Kết nối, lan tỏa, đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng