Thủ tướng chỉ đạo tập trung gỡ vướng về đất đai, vật liệu xây dựng Chi phí sản xuất hạ nhiệt, ngành vật liệu xây dựng vẫn ở thế khó Giá sắt thép giảm, hi vọng thắp sáng lĩnh vực xây dựng |
Thời “khó” của ngành vật liệu xây dựng
Đầu tư công - vốn được coi là nguồn lực dẫn dắt cho đầu tư tư nhân phát triển - hiện giải ngân rất thấp. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đạt gần 14,7% kế hoạch năm. Mức này mới đạt gần 15,7% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn cùng kỳ 2022 (18,48%). Sẽ rất khó có đột phá tăng trưởng GDP trong QII. (BT Tài chính Hồ Đức Phớc, ngày 25/5).
Ông Tống Văn Nga - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam phát biểu tại tọa đàm |
Ngành vật liệu xây dựng điển hình như xi măng, sắt thép, bê tông, gốm sứ xây dựng... đang lâm vào cảnh khó khăn do thị trường bất động sản “đóng băng”, kỳ vọng vào đầu tư công vẫn chưa khởi sắc, các chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa được khơi thông...
Ông Lương Đức Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, 5 tháng đầu năm sản lượng ngành xi măng sụt giảm 20%. Ông Long cũng đưa ra những khó khăn mà ngành xi măng đang phải đương đầu trong bối cảnh hiện nay.
Cái khó lớn nhất đối với ngành xi măng hiện tại là không tiêu thụ được sản phẩm do tắc nghẽn đầu ra, trong đó có sự tắc nghẽn trong xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Thứ hai là chi phí đầu vào và logistic tăng làm giảm sức cạnh tranh.
Thứ ba là các giải pháp giảm chi phí, tìm nguồn hỗ trợ từ chính sách, ví dụ như sử dụng chất thải làm nguyên, nhiên liệu, điện thay thế (khó khăn về thủ tục triển khai, ưu đãi vay vốn/thuế các ưu đãi khác của Nhà nước,…).
Thứ tư là thuế xuất khẩu clinker tăng cũng dẫn tới gánh nặng cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, hơn một năm qua, các doanh nghiệp ngành thép cũng vật lộn với khó khăn, lợi nhuận sụt giảm. Cụ thể, sản xuất thép thô 4 tháng đạt 5,998 triệu tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2022; Tiêu thụ đạt 6,142 triệu tấn, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu thép thô giảm 78% so với cùng kỳ 2022 với sản lượng xuất khẩu là 518 ngàn tấn.
Riêng đối với thép xây dựng: Sản xuất thép xây dựng 4 tháng đầu năm 2023 đạt 3,447 triệu tấn, giảm 26,4% so với cùng kỳ 2022; Bán hàng đạt 3,362 triệu tấn, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 517 ngàn tấn, giảm 41,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Về giá thép, chỉ mới từ 8/4 đến nay, giá thép trong nước đã có 9 phiên giảm liên tiếp, giá thép đã trở về đáy của 3 năm trước. Ngành thép đang đối diện khó khăn khi giá nguyên liệu sản xuất thép tăng cao, chi phí sản xuất tăng, biên lợi nhuận thép thu hẹp trong khi nhu cầu thép yếu dẫn đến giá thép liên tục điều chỉnh giảm.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Bê tông Việt Nam cũng chia sẻ, các doanh nghiệp sản xuất bê tông trong nước cũng đối mặt với tình trạng sụt giảm nghiêm trọng do thị trường bất động sản đóng băng, các dự báo nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa được “khởi động” nhiều. sản lượng bê tông đầu năm 2023 cũng giống sản lượng của các loại nguyên liệu khác đều đang có sự sụt giảm.
Các dự án đầu tư công chưa khởi động, thị trường bất động sản đóng băng, dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa triển khai tích cực dẫn tới khó khăn chồng chất cho ngành vật liệu xây dựng trong nước |
Các doanh nghiệp trong Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam thậm chí còn đối mặt với nguy cơ phá sản. Đại diện Hiệp hội này cho biết, hiện lượng tồn kho nội địa các sản phẩm của Hiệp hội lên tới 18 –20%, các doanh nghiệp liên tục phải giảm sản xuất. Thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp thiếu vốn, dân thiếu việc làm, lãi suất ngân hàng cao, thuế cao so với điều kiện thực tế nên thị trường vật liệu xây dựng hầu như ngưng trệ. Nếu điều này không được tháo gỡ nguy cơ phá sản của một lượng đáng kể doanh nghiệp gốm sứ xây dựng là hiện hữu.
Đề xuất tháo gỡ điểm nghẽn
Trước những khó khăn trước mắt và lâu dài của thị trường vật liệu xây dựng, các Hội, Hiệp hội đã cùng đưa ra nhiều kiến nghị nhằm gỡ điểm nghẽn.
Hiệp hội Gốm sứ Xây dựng Việt Nam kiến nghị, cần đẩy mạnh đầu tư công để đạt 95 – 100% của kế hoạch năm 2023. Chú trọng khơi thông dòng vốn cho bất động sản, nhất là bất động sản công nghiệp, bất động sản nhà ở và khẩn trương đơn giản thủ tục cho gói 120.000 tỷ để dân được vay vốn kịp thời.
Mục đích để doanh nghiệp có dòng vốn hoạt động, trong điều kiện dù giá bán sản phẩm có thể thấp nhưng doanh nghiệp vẫn bảo toàn được vốn đủ điều kiện tiếp tục vay.
Ông Lương Đức Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cũng đưa ra những kiến nghị để gỡ khó cho ngành này. Ông Lòng nhận định, hiện ngành xi măng trong nước sản xuất đã dư thừa, cung vượt cầu, cho nên phải tìm mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Cụ thể, cần tăng cường xây dựng nhà ở, nhà công nghiệp, đô thị, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; Tích cực sử dụng xi măng trong xây dựng đường giao thông. Bên cạnh đó, hiện xi măng trong nước đã dư thừa, nhà nước cũng cần hỗ trợ xuất khẩu bằng cách giảm hoặc tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker. Tiếp đó, cần tạo điều kiện cho các nhà sản xuất sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế, tận dụng nhiệt thải lò nung phát điện để đạt mục tiêu kép vừa tránh giá năng lượng cao, vừa giải quyết rác thải, chất thải.
Ngành thép cũng ghi nhận giai đoạn khó khăn chưa từng có trong bối cảnh này. Đại diện Hiệp hội thép Việt Nam VSA cũng kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế VAT cho các sản phẩm thép từ 10% xuống 8%. Bên cạnh đó, xem xét hạ lãi suất và ưu tiên cho vay với lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành bất động sản; Cập nhật thông tin và có cảnh báo kịp thời, tư vấn cho doanh nghiệp về biện pháp ứng phó với rào cản thương mại từ các nước. Kiến nghị cơ quan Nhà nước tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp thép xuất khẩu các mặt hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, ống thép hàn đã đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước...
Trước tình trạng bị nợ đọng xây dựng kéo dài dẫn tới khó khăn chồng chất khó khăn, Hội Bê tông Việt Nam cũng kiến nghị Nhà nước có cơ chế, luật pháp rõ ràng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà thầu trước tình trạng bị chiếm dụng vốn của các chủ đầu tư cả trong môi trường đầu tư tư nhân và môi trường đầu tư công. Phải gắn trách nhiệm thanh toán của các chủ đầu tư bằng luật pháp một cách mạnh mẽ, rõ ràng. Đặc biệt, Chủ đầu tư dự án công phải bị nghiêm trị nếu không thanh toán tiền đúng hạn cho nhà thầu và tốt nhất nên có chế độ bảo lãnh thanh toán vô điều kiện không hủy ngang nếu nhà thầu chịu phí bảo lãnh.
Tiếp tục thúc đẩy việc giải ngân, triển khai các dự án đầu tư công mạnh mẽ để tạo động lực và nguồn việc phát triển cho ngành xây dựng và thị trường vật liệu xây dựng. Nhanh chóng giải ngân nguồn vốn vay mua nhà xã hội đều tạo điều kiện khơi thông nguồn vốn và nhu cầu nhà ở thực tế từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, tạo điều kiện cho ngành xây dựng và thị trường vật liệu xây dựng phát triển...