Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 16:51

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.

Từ bao đời nay, nghề đan lát luôn gắn bó mật thiết với người Hà Lăng (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Với bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, những chiếc gùi, rổ, rá trông có phần đơn giản song lại có giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, mang hơi thở cuộc sống và bản sắc văn hóa của dân tộc.

Nghề sinh ra từ làng

Chúng tôi gặp nghệ nhân A Đeng (80 tuổi, làng Gia Xiêng) tại nhà riêng khi ông đang miệt mài ngồi hoàn thành nốt công đoạn cuối cùng của chiếc gùi. Đôi tay ông thoăn thoắt, điêu luyện khiến những ai đứng gần đó cũng không thể rời mắt.

Ở xã Rờ Kơi này, ông A Đeng nổi tiếng là nghệ nhân có tài đan lát khéo và nhanh nhất nhì xã. Vừa làm, nghệ nhân A Đeng vừa cho biết, nghề đan lát truyền thống của người Hà Lăng được truyền lại hàng trăm năm nay. Theo tục lệ, người con trai lớn lên sẽ được cha ông mình dạy lại cho nghề đan lát. Bởi chỉ cần nhìn vào chiếc gùi, hay từ cái rổ, cái rá cho đến cái nia là đủ biết sự khéo léo, chăm chỉ, cần cù của người đàn ông Hà Lăng.

Ở xã Rờ Kơi, ông A Đeng nổi tiếng là nghệ nhân có tài đan lát khéo và nhanh nhất nhì xã. Ảnh: Hiền Mai

Kể về mình, nghệ nhân A Đeng cho biết, ông đến với nghề một cách tự nhiên như bao nghệ nhân khác, ông cũng được học đan lát từ cha ông mình. Tuy nhiên, khác với những thanh niên cùng trang lứa, ông A Đeng có niềm yêu thích đặc biệt với mây, tre, các kỹ thuật đan nên có thể ngồi cả ngày quan sát cha ông mình làm và cố gắng học theo.

Lớn lên, khi đôi tay chắc khỏe dần dần, ông bắt đầu tập làm các vật dụng đơn giản, đồ chơi bằng mây tre để tiêu khiển và tặng cho bạn bè. Thời gian rảnh, ông phụ các già trong làng chuốt nan, chẻ sợi, luôn để ý những lúc cha, ông miệt mài đan lát để học theo. Ông còn theo cha, ông vào rừng học cách chọn tre, nứa chất lượng để làm nguyên liệu.

“Những lần được xem cha, ông, người già trong làng đan lát, tôi chăm chú, bắt chước từng chút một. Chỉ sau thời gian ngắn, các kỹ thuật đan như ngấm vào máu. Khi có ý tưởng mới, tôi cứ cặm cụi đan không biết mệt mỏi, chỗ nào không biết lại hỏi và được cha, ông chỉ dạy. Cứ thế mà tôi thành thạo nghề đan lát từ lúc nào không hay” - nghệ nhân A Đeng chia sẻ.

Theo ông A Đeng, người Hà Lăng có rất nhiều loại gùi, phổ biến là “Kak”- loại gùi không có nắp nhưng đan dày khít, với nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, dùng để đựng lúa, đựng rau, đồ đạc trong nhà. Chiếc gùi “Ktúp” để bỏ gạo vào sàng, sảy sau khi lúa được giã bong vỏ. Đặc biệt là chiếc gùi “Krok” được đan bằng mây kỹ càng, tinh xảo, có nắp đậy, hình thù giống như chiếc ba lô bây giờ. Từ trước đến nay, gùi “Krok” luôn là vật bất ly thân của đàn ông Hà Lăng khi đi rừng; dùng để đựng cơm, đựng chim thú khi đi săn. Đeo trên vai, gùi “Krok” nằm gọn trên lưng nên rất gọn nhẹ, dễ di chuyển.

Trăn trở nỗi lo bảo tồn

Khác với nghệ nhân A Đeng thành thạo đan lát từ rất sớm, già A Ling (83 tuổi, làng Đăk Đe) sau khi nghỉ hưu mới học đan lát. Già A Ling nói rằng lúc nghỉ hưu, ông đã 54 tuổi, thời điểm đó mới bắt đầu mày mò học đan lát, ngày nào cũng sang nhà anh trai ở bên kia đường để học từ những cái cơ bản đến cái khó nhất. Ông đã phải mất hơn một năm để thành thạo và đan được hoàn chỉnh chiếc gùi, chiếc rổ đơn giản.

Theo già A Ling, để hoàn thiện một sản phẩm như gùi, rổ, rá, yêu cầu rất nhiều công đoạn như đi lấy lồ ô, tre, nứa ở trên rừng. Sau đó, phải chẻ ra nhiều sợi nan nhỏ mới tiến hành đan. Đối với các sản phẩm có yêu cầu họa tiết, hoa văn thì khâu chuẩn bị phải tốn nhiều thời gian hơn. Người nghệ nhân phải dành nhiều thời gian để tính toán, đếm sợi, chia sợi để tạo nên một sản phẩm đan đẹp nhất.

Theo các nghệ nhân, để hoàn thiện một sản phẩm như gùi, rổ, rá, yêu cầu rất nhiều công đoạn. Ảnh: Hiền Mai

Hiện nay, ngoài các vật dụng quen thuộc như gùi, rổ, rá, những nghệ nhân có tay nghề cao còn làm thêm mô hình nhà rông, túi đựng chiêng để bán cho khách hàng trong và ngoài xã.

Già A Ling cũng có nhiều trăn trở khi hầu hết lớp trẻ trong làng không mấy ai mặn mà với nghề đan lát. Bởi đan lát rất tốn công sức, sản phẩm làm ra có giá rất rẻ nên không đảm bảo cuộc sống. “Nhiều người trẻ sau khi học xong cũng không thường xuyên thực hành nên dần dần cũng quên nghề. Những người già thạo đan lát như chúng tôi muốn truyền nghề cũng khó” - già A Ling nói.

Hiện tại, già A Ling thường xuyên được mời đi tham gia dạy nghề đan lát tại các lớp truyền nghề, chương trình ngoại khóa, văn hóa văn nghệ do các đơn vị, địa phương tổ chức. Những lúc ấy, ông cùng với các nghệ nhân khác nhắc nhở, truyền tình yêu nghề cho thế hệ trẻ để ra sức giữ gìn.

Xã Rờ Kơi có gần 90 người biết đan lát và 30 người có thu nhập từ nghề này. Ảnh: Hiền Mai

Được già A Ling truyền nghề, anh A Tiai (30 tuổi, làng Rờ Kơi) đã trở thành một trong những người trẻ có tay nghề đan lát khá ở xã Rờ Kơi. Anh A Tiai phấn khởi nói: “Trong những đồ đan lát của người Hà Lăng, gùi là một trong những sản phẩm đan khó nhất. Đối với những chiếc gùi phải đan 2 lớp đòi hỏi người nghệ nhân phải cần mẫn, kiên trì và đặc biệt phải khéo léo. Còn đối với những chiếc gùi “cao cấp”- có hoa văn, họa tiết đặc sắc thì người làm phải biết cách tư duy, sắp xếp bố cục để cho ra một sản phẩm chất lượng, thể hiện được văn hóa dân tộc của mình”.

Bà Y Chít - Phó Chủ tịch UBND xã Rờ Kơi - cho biết: Toàn xã hiện có gần 90 người biết đan lát và 30 người có thu nhập từ nghề này. Các sản phẩm của những nghệ nhân làm ra như gùi, rổ, rá, nia, được khách hàng trong và ngoài xã ưa chuộng và đặt mua nhiều. Tuy nhiên, trên địa bàn xã, nhiều bạn trẻ lại không mấy mặn mà với việc đan lát. Vì vậy, để nghề không bị mai một, xã khuyến khích người dân duy trì nghề truyền thống và truyền cho thế hệ trẻ đề gìn giữ nghề truyền thống.

Hiền Mai
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng