Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Những nguy cơ tiềm ẩn

Viễn cảnh năm 2011 dưới con mắt của giới phân tích kinh tế dường như rất ảm đạm. Nhiều nguy cơ, thách thức, hiểm họa đã được các chuyên gia "vạch mặt, chỉ tên" trong tuần đầu tiên của năm mới.

Công thương - Trước tiên là nhận định về châu Á của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo định chế tài chính này, trong năm 2011, lạm phát và dòng vốn nóng sẽ là hai thách thức lớn đe dọa đà tăng trưởng kinh tế của Á lục địa.

Sự hồi phục mạnh mẽ của châu Á trong năm 2010 là điều không thể phủ nhận khi nó trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng theo nhận định của Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, ông Anoop Singh, dù sức mạnh đó là tích cực, song vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát.

Nguyên nhân là do sự tăng trưởng chậm hơn của nền kinh tế toàn cầu và lượng tiền nóng từ các nền kinh tế phát triển đang tràn ngập tại châu lục này.

Quan chức IMF cho rằng, nguy cơ trên cần được xử lý thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng và sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt. Đặc biệt, các nước cần xây dựng một cơ cấu kinh tế, đảm bảo dòng vốn nóng tạo được động lực cho đầu tư và có sự phối hợp chặt chẽ hơn để ổn định tài chính, nhằm tái cân bằng nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Ngoài ra, chính phủ các nước châu Á cần xử lý thận trọng thời điểm ngừng các chương trình kích thích kinh tế nhằm tránh nguy cơ tăng giá tiền tệ.

Tuy nhiên, theo ông Singh, bức tranh tăng trưởng kinh tế châu Á trong năm 2011 vẫn rất hứa hẹn. Các động lực thúc đẩy phát triển kinh tế châu Á phục hồi mạnh mẽ trong năm qua, bao gồm các chính sách sáng suốt, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu dùng trong nước... sẽ tiếp tục được phát huy trong năm 2011. Kinh tế châu lục này tiếp tục đóng vai trò ngày càng quan trọng thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế thế giới.

Không lạc quan như ông Singh, khi đưa ra 5 yếu tố đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu năm 2011, trang tin Thời sự chính trị cho rằng, châu Á sẽ khó tránh khỏi tình trạng tăng trưởng kinh tế "bong bóng" và tỷ lệ lạm phát cao.

Tốc độ tăng trưởng quá nóng từ 8 - 10% ở châu Á có nguy cơ tạo ra các bong bóng, các nguồn vốn đầu cơ được huy động ào ạt sẽ gây rủi ro không chỉ đối với giá tài sản mà còn cả giá tiêu thụ. Chính vì vậy, chính phủ các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đang cố gắng hành động bằng cách hạn chế luồng vốn và tăng lãi suất.

"Nóng" không kém trong bức tranh toàn cảnh kinh tế thế giới năm 2010 là cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu. Vì thế, hầu hết các nhận định nguy cơ năm 2011 cũng tập trung xoáy sâu vào triển vọng của lục địa này.

Cũng theo trang Thời sự chính trị, khu vực đồng Euro phải tiếp tục gồng mình trả nợ là một nguy cơ khác đối với nền kinh tế toàn cầu. Một hoặc nhiều quốc gia trong khu vực này đang thiếu tiền và gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Nhiều khả năng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có thể phải cầu cứu Quỹ ổn định tài chính châu Âu. Trong trường hợp xấu nhất, Italy và Bỉ có thể lâm vào hoàn cảnh tương tự.

Ngoài ra, hệ thống ngân hàng châu Âu có nguy cơ lâm vào bất ổn. Các khoản nợ chính phủ của các nước châu Âu đang làm suy yếu niềm tin trong các hoạt động của bộ máy tài chính. Ước tính các ngân hàng của Tây Ban Nha sẽ cần 100 tỷ euro, tức 10% GDP quốc gia.

Đi thẳng vào tác động đối với thị trường cổ phiếu, điều tra của CNNMoney cho rằng, rào cản lớn nhất của thị trường năm nay là khủng hoảng nợ vẫn tiếp diễn ở khu vực đồng Euro. Trong số 32 chuyên gia được chọn khảo sát để dự đoán mức tăng của S&P 500, gần một phần ba trong số họ đã đồng ý rằng khủng hoảng tài chính ở châu Âu có thể làm giảm đà đi lên của chỉ số này.

Các nhà đầu tư phản ảnh trái chiều về vấn đề khủng hoảng nợ châu Âu. Một số chấp nhận sống chung với khủng hoảng nợ vì cho rằng khó khăn tại các nước khu vực đồng euro đang được tháo gỡ từng phần nhờ các gói cứu trợ và các biện pháp của chính phủ.

Nhưng một số nhà đầu tư khác không tin rằng “vết thương” của nền kinh tế khu vực này sẽ lành lặn vào cuối năm nay. Họ lo sợ rằng những khó khăn có thể leo thang trước khi chúng được cải thiện và sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu giống như sự sụp đổ của Lehman Brothers, đã đưa thị trường vào tình trạng suy sụp hơn hai năm trước đây.

Thậm chí, một số chuyên gia kinh tế khác còn chắc rằng, các thị trường nợ châu Âu có thể sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng tín dụng thứ hai trong nhiều tháng do những lo sợ ngày càng gia tăng về lượng trái phiếu khổng lồ mới mà các chính phủ và ngân hàng phải bán ra trong năm 2011.

Gần 400 tỷ Euro nợ ngân hàng cần phải được tái cấp vốn trong quý đầu năm 2011, hơn 500 tỷ Euro các chính phủ châu Âu phải thay thế trong cùng kỳ cũng như hàng trăm tỷ Euro nợ dựa vào thế chấp sắp mãn hạn có thể sẽ là “ngòi châm” cho những hỗn loạn trong các thị trường tín dụng.

Celestino Amore - nhà sáng lập hãng IlliquidX cho rằng, “ở đây rõ ràng tiềm ẩn khả năng trở thành một cuộc khủng hoảng tín dụng thứ hai. Tuy nhiên, thời gian này, nó sẽ tồi tệ hơn nhiều so với trước đây. Các chính phủ đã có thể hãm tốc độ của quá trình này nhưng các vấn đề đã không được loại bỏ. Sẽ vẫn còn hàng nghìn tỷ đôla nợ phải được tái cấp vốn hoặc bán đi”.

Ông Amore dự đoán, sẽ có những đợt bán tháo tài sản giống như sự phản kháng lại cuộc khủng hoảng tín dụng đầu tiên xảy ra vào mùa hè năm 2007. Tuy nhiên, nhiều giám đốc đầu tư và các nhà đầu tư thuộc các định chế lớn khác sẽ cố gắng hạn chế đầu tư vào trái phiếu, do đó đã có cảnh báo về sự thiếu nhu cầu mua tất cả các khoản nợ mà các ngân hàng và chính phủ sẽ cần bán ra.

Có lẽ trong số những nhận định về năm 2011, lạc quan thứ hai sau châu Á là kinh tế Mỹ.

Nhiều chuyên gia kinh tế từ cuối năm 2010 đã tin rằng, nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ khả quan hơn trong năm tiếp theo. Nhận định này giờ được củng cố thêm từ tuyên bố của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke.

Trong buổi điều trần trước Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ ngày 7/1, ông Bernanke bày tỏ hy vọng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi vừa phải trong năm 2011. Theo ông, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự phục hồi về chi tiêu tiêu dùng và chi cho doanh nghiệp đang vững chắc.

Ông Bernanke cho rằng, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tháng 12/2010 giảm xuống còn 9,4%, song sẽ phải mất từ 4-5 năm nữa thị trường lao động Mỹ mới hoàn toàn trở lại bình thường. Trên thực tế, giới phân tích cũng không mấy lạc quan với các số liệu vừa công bố, bởi lẽ, thị trường chỉ tuyển dụng thêm được 103.000 việc làm, thấp hơn nhiều so với dự báo.

Song phản ứng trước các số liệu vừa công bố, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp giảm là thông tin tích cực, song nó cũng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc không được từ bỏ các nỗ lực nhằm khôi phục kinh tế.

Trong khi đó, cùng ngày 7/1, JP Morgan Chase dự báo đồng USD sẽ tiếp tục mất giá trong năm 2011 khi FED tiếp tục giữ lãi suất gần bằng 0 và thâm hụt tài chính dự báo đạt mức kỷ lục 1.340 tỷ USD. John Normand, Giám đốc chiến lược tiền tệ của JP Morgan Chase ở London nhấn mạnh, do lãi suất thấp, đồng USD sẽ được các chính phủ hoặc các nhà đầu tư sử dụng để mua các đồng tiền có lãi suất cao.

Tuy nhiên, xét cho cùng, sự thăng giảm của các nền kinh tế không phải là yếu tố cố định, mà có thể xoay chuyển bất ngờ, tùy thuộc vào nội lực và quyết tâm của các bên. Trong khi, một thực tế đáng lo hơn đang diễn ra trên toàn cầu, đe dọa tới 100 quốc gia nghèo ở châu Á và châu Phi. Đó là vấn đề giá cả lương thực.

Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) mới đây tiếp tục đưa ra dự báo, giá lương thực sẽ vẫn tăng nếu sản lượng ngũ cốc toàn cầu không tăng mạnh trong năm 2011. 100 nước nghèo thuộc khu vực châu Á và châu Phi sẽ hứng chịu tác động giá lương thực tăng.

Báo cáo của tổ chức này cho biết chỉ số giá cả của 55 mặt hàng lương thực liên tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2010 và đến tháng 12 đã lên 214,7 điểm (mức cao nhất từ trước đến nay là 213,5 điểm vào tháng 6/2008). Chỉ số giá đường và giá thịt, giá ngô đều tăng lên mức kỷ lục mới.

Nhà kinh tế cao cấp của FAO Abdolreza Abbassian cho rằng, hiện có rất nhiều nguy cơ khiến giá ngũ cốc có thể tiếp tục tăng cao như nạn lụt nghiêm trọng tại một trong những vựa lúa mỳ của thế giới là Australia hay có gì bất lợi xảy ra với vụ mùa tại Nam Phi.

Trước đó, trong báo cáo "Triển vọng lương thực năm 2011", FAO cũng nhận định giá lương thực toàn cầu trong năm nay có thể sẽ tăng từ 10-20% do mùa vụ thất bát và tình trạng sụt giảm của các nguồn dự trữ toàn cầu. Đây được cho là dự báo ảm đạm nhất mà Liên hợp quốc đưa ra, kể từ cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008.

Theo giới phân tích thị trường lương thực thế giới, dự trữ lương thực toàn cầu sẽ giảm đáng kể trong thời gian tới do thời tiết khắc nghiệt trong mùa Đông có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa vụ thu hoạch. FAO cho rằng, dự trữ ngũ cốc sẽ giảm khoảng 7%, lúa mạch giảm gần 35%, ngô là 12% và lúa mì là 10%. Nếu điều này xảy ra, giá một chiếc bánh mì tại Mỹ và châu Âu có thể sẽ tăng tới 10%.

Liên quan tới nỗi lo này, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), ông Robert Zoellick đã kêu gọi các nước thuộc nhóm G20 phải hành động để đảm bảo nền kinh tế toàn cầu tiếp tục quá trình phục hồi ổn định, trước những tác động bất lợi của giá lương thực đang tăng cao. Theo ông, trong bối cảnh này, các nước G20 phải ưu tiên cung cấp lương thực cho các nước nghèo và người nghèo.

Những hành động mà G20 cần thực hiện để đảm bảo người nghèo trên thế giới có thể nhận được lương thực cần thiết cho cuộc sống của họ, trong đó cần hiểu rõ quan hệ giữa giá lương thực quốc tế và giá lương thực ở các nước nghèo; cải thiện sự minh bạch trong cung cấp lương thực và dự báo thời tiết dài hạn; xây dựng các kho dự trữ nhân đạo ở các khu vực hay xảy ra thảm họa và ban hành bộ luật ứng xử quốc tế loại bỏ lương thực viện trợ nhân đạo ra khỏi các danh mục lương thực cấm xuất khẩu.

Theo ông Robert Zoellick, câu trả lời cho vấn đề giá lương thực biến động không phải là ngăn chặn thị trường chợ đen mà là sử dụng thị trường này hiệu quả hơn và tích cực hơn, đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận của công chúng đối với chất lượng và số lượng các kho dự trữ ngũ cốc nhằm tránh sự hoảng loạn trên các thị trường lương thực.

VnEconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề thực tiễn cấp bách

Thảo luận tại tổ chiều 26/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng Luật Điện lực (sửa đổi) cần sớm được thông qua để giải quyết các vấn đề cấp bách
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi 
Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về hạ tầng năng lượng

Chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tổng Bí thư Tô Lâm đã có ý kiến phát biểu với nhiều chỉ đạo, định hướng hết sức quan trọng.
Đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để các dự án điện gió ngoài khơi thành công

Đại biểu Quốc hội đề nghị nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên.
Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Thái Thanh Quý giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Thái Thanh Quý giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Bộ Chính trị đã điều động, bổ nhiệm đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Đại biểu Quốc hội: Xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Đại biểu cho rằng, việc trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn phù hợp với thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm UAE, Qatar và Saudi Arabia

Từ ngày 27/10-2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức UAE, Qatar, Saudi Arabia.
Đại biểu Quốc hội: GDP tăng 7% cả năm 2024 là hoàn toàn khả thi

Đại biểu Quốc hội: GDP tăng 7% cả năm 2024 là hoàn toàn khả thi

Trong phiên thảo luận tại tổ sáng 26/10, nhiều đại biểu Quốc hội tin tưởng mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2024 hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp

Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp.
Điều động Bí thư Quảng Bình Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Điều động Bí thư Quảng Bình Vũ Đại Thắng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại biểu Quốc hội: Thành quả tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp

Đại biểu Quốc hội: Thành quả tăng trưởng đóng góp chủ yếu từ công nghiệp

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội nhấn mạnh, thành quả tăng trưởng chủ yếu từ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp gỡ 'thẻ vàng IUU'

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, sau gần 7 năm thực hiện nhiệm vụ, giải pháp gỡ ''thẻ vàng IUU'', nhưng những vấn đề lớn, bức xúc vẫn chưa được giải quyết.
Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia

Chiều 25/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030-2045

Ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số đến năm 2030-2045

Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 23/10 có Công văn 11819-CV/VPTW về ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi số…
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc

Chiều 25/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Chiều 25/10, Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul

Chiều 25/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari bin Abdul đang thăm chính thức Việt Nam từ 22-25/10.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
75 năm đoàn kết Việt - Lào: Biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị quốc tế

75 năm đoàn kết Việt - Lào: Biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị quốc tế

Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo khoa học về quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hỗ trợ cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm.
Đề nghị văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Đề nghị văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Đề nghị bên cạnh loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Quốc phòng điều động, bổ nhiệm Đại tá Vũ Bá Bộ giữ chức Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 1; Đại tá Trần Viết Năng giữ chức Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, giữ chức Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Thủ tướng: Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ‘đúng, đủ, sạch, sống’

Thủ tướng: Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu ‘đúng, đủ, sạch, sống’

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để chia sẻ dữ liệu với nhau, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Phó Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất

Phó Chủ tịch nước dự Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Cựu chiến binh ASEAN lần thứ nhất.
Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Còn nhiều ý kiến xung quanh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Sáng 25/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động