OPEC+ giữ nguyên chính sách; Nga cắt giảm xuất khẩu xăng dầu Vị thế của OPEC+ ngày càng mờ nhạt trên thị trường dầu? Vì sao giá dầu không tăng bất chấp nỗ lực của OPEC+ và căng thẳng ở Trung Đông? |
OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu
Theo đó, Saudi Arabia, nhà lãnh đạo trên thực tế của OPEC cho biết sẽ gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 6, duy trì sản lượng ở mức khoảng 9 triệu thùng/ngày.
Cũng trong quý II/2024, Nga sẽ cắt giảm cả sản lượng và xuất khẩu dầu thêm 471.000 thùng/ngày. Ngoài ra, Iraq sẽ gia hạn mức cắt giảm sản lượng 220.000 thùng/ngày, UAE là 163.000 thùng/ngày và Kuwait là 135.000 thùng/ngày. Algeria cũng cho biết sẽ cắt giảm 51.000 thùng/ngày và Oman là 42.000 thùng/ngày.
OPEC+ tiếp tục giảm sản lượng đến hết quý II. Ảnh: Reuters |
Hãng thông tấn nhà nước SPA cho biết, việc cắt giảm sẽ được đảo ngược dần dần tùy theo điều kiện thị trường. Quyết định trên nhằm đảm bảo mức tăng trưởng cho thị trường dầu mỏ, trong bối cảnh các nước nằm ngoài OPEC+ tăng sản lượng.
Được biết, tổng mức cắt giảm theo cam kết của OPEC+ kể từ năm 2022 ở mức 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu hàng ngày của thế giới.
Giá cước vận chuyển đến các cảng ở Biển Đỏ tăng mạnh
Chủ tịch Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập, ông Osama Rabie cho biết, giá cước vận chuyển đến các cảng ở Biển Đỏ đã tăng lên 6.800 USD/container, từ mức 750 USD/container ghi nhận trước thời điểm xảy ra khủng hoảng ở Biển Đỏ.
“Căng thẳng ở Biển Đỏ đã khiến giá cước vận chuyển tăng mạnh, tuy nhiên SCA cam kết hỗ trợ khách hàng giảm thiểu thiệt hại trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay”, ông Rabie nói.
Bên cạnh đó, theo ông Rabie, chi phí nhiên liệu và bảo hiểm cũng tăng cao, đặt ra những thách thức chưa từng có đối với ngành hàng hải nói chung và hoạt động vận chuyển qua kênh đào Suez nói riêng.
“Để đối phó với khủng hoảng hiện nay, SCA đã tổ chức các cuộc họp với nhiều bên liên quan khác nhau để giải quyết tình trạng gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. SCA và các bên đã tập trung thảo luận vấn đề giảm thiểu tác động của hải trình kéo dài qua Mũi Hảo Vọng cũng như giải quyết tình trạng thiếu cảng và các dịch vụ hậu cần dọc tuyến đường biển này”, Chủ tịch Rabie cho hay.
Theo dữ liệu từ nền tảng PortWatch của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khối lượng vận chuyển hàng hóa qua kênh đào Suez trong tuần kết thúc ngày 13/2 đã giảm 55% so với cùng kỳ năm 2023, trong khi khối lượng vận chuyển quanh Mũi Hảo Vọng tăng gần 75%, do các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ, khiến các công ty vận tải biển chủ chốt phải chuyển hướng khỏi tuyến hàng hải quan trọng này.