Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát huy thế mạnh vùng miền trong xây dựng nông thôn mới

Sáng 5/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021–2025
Phát triển nông thôn mới: Gắn với xây dựng đô thị xanhTổ chức Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025

Còn khoảng cách chênh lệch lớn giữa các vùng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 7/2022, cả nước đã có 5.813/8.227 xã (70,7%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 2,4% so với cuối năm 2021; trong đó có 803 xã đạt nông thôn mới nâng cao, tăng 300 xã so với cuối năm 2021 và 94 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, tăng 51 xã; có 254 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt nông thôn mới; 18 tỉnh có 100% số xã đạt nông thôn mới; trong đó có 5 tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Về kết quả thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Trong tổng số 8.340 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 4.273 chủ thể, có 65,5% sản phẩm 3 sao, 33,3% sản phẩm 4 sao, 1% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 20 sản phẩm 5 sao. Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm.

Tuy nhiên, theo ông Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, kết quả đạt chuẩn nông thôn mới của một số vùng vẫn còn khoảng cách chênh lệch lớn. Điển hình như đồng bằng sông Hồng đạt 99,8%, Đông Nam Bộ 91,3% trong khi đó miền núi phía Bắc mới đạt 44,1%, Tây Nguyên 57,6%. Hiện vẫn còn 5 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, có tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới dưới 30%. Đặc biệt, đến nay vẫn còn 16 huyện thuộc 12 tỉnh còn “trắng xã nông thôn mới”; trong đó, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa bình quân mới đạt 3,4 tiêu chí/xã.

Chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn còn hạn chế, đặc biệt là tiêu chí môi trường, thu nhập, an ninh trật tự xã hội... Chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng sau khi đạt chuẩn ở một số địa phương đã có dấu hiệu xuống cấp do chưa được quan tâm, duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Bên cạnh đó, đến nay, còn 3 bộ, ngành chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới và Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao cấp huyện, xã giai đoạn 2021-2025. Có 7 bộ, ngành chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung thành phần của chương trình. Bộ Tài chính chưa bản hành thông tư quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp… Dự toán chi tiết kinh phí sự nghiệp năm 2022 chưa được giao cho các bộ, ngành Trung ương và địa phương để triển khai thực hiện.

Ông Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, tỉnh có cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng việc lồng ghép thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đối với tỉnh còn lúng túng. Mặc dù, tỉnh đã xác định lấy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới làm trụ cột, các chương trình còn lại sẽ thực hiện theo tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Do đó, ông Đinh Công Sứ đề nghị, Trung ương sớm phân bổ nguồn lực, đặc biệt ưu tiên cho các tỉnh miền núi khó khăn để thực hiện cho các xã vùng III. Các bộ, ngành sớm hoàn thành việc ban hành văn bản hướng dẫn để các địa phương sớm triển khai đến tận cơ sở.

Lấy nông thôn mới nuôi nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu, đến năm 2025, chương trình phấn đấu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí.

Cấp huyện có ít nhất 50% đạt chuẩn nông thôn mới; có khoảng 17-19 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - nhấn mạnh, lấy nông thôn mới nuôi nông thôn mới là cách mà Bộ sẽ cùng các địa phương tìm kiếm nguồn lực ngoài sự hỗ trợ của Trung ương. Với tư duy tìm kiếm giá trị chúng ta có, từ giá trị đó tạo ra nguồn lực, thu hút đầu tư của tư nhân, doanh nghiệp thì sẽ tạo ra sức bật mới.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, mỗi địa phương dựa vào đặc điểm của mình sẽ tạo ra sự đa dạng trong nông thôn mới. Trong thời gian vừa qua, mỗi địa phương đã nhìn ra được mình có cái gì và tích hợp, cộng hưởng những cái đó lại thành giá trị nông thôn mới.

“Nông thôn mới kiểu mẫu không phải là một mẫu. Kiểu mẫu là hình ảnh nông thôn mới có sự khác biệt. Chính sự khác biệt đó trở thành hình ảnh của mỗi địa phương và từ đó thu hút dòng người từ đô thị về nông thôn để trải nghiệm trải nghiệm đời sống nông thôn, hiểu hơn về người dân nông thôn, nông nghiệp”, ông Lê Minh Hoan cho hay.

Ông Lê Minh Hoan cũng cho biết, sau khi khởi động chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia nhỏ những vấn đề cần làm, đặc biệt ở những khu vực đặc thù để có những tư vấn, hướng dẫn sâu thêm. Mỗi vùng đó, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có cách tiếp cận để mỗi địa phương thấy rằng dù khó khăn về hạ tầng nhưng họ có giá trị sinh thái, văn hóa cao… Làm sao kích hoạt được những giá trị văn đó chứ không chỉ trông mong vào nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng.

Về kết quả phân bổ vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 (bao gồm kế hoạch vốn năm 2021 chuyển sang) ở cấp trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ giao 27.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 3.000 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản dự kiến phương án phân bổ 9.632 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương còn lại của Chương trình giai đoạn 2021-2025 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Ở cấp địa phương, đến hết tháng 7/2022 đã có 40/51 địa phương trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương được giao, trong đó, có 28 địa phương hoàn thiện các thủ tục phê duyệt dự toán chi tiết, phê duyệt dự án đầu tư để tổ chức thực hiện; 09 địa phương đã có Nghị quyết của HĐND tỉnh, đang thực hiện rà soát để giao kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc; 03 địa phương đã trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Còn 11/51 địa phương đang trong quá trình xây dựng Nghị quyết và dự kiến trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong tháng 8/2022.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu đóng hai cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.
Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công trên địa bàn Tuyên Quang được coi là động lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển, mở rộng sản xuất.
Khả năng đón siêu bão, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến cấm biển từ ngày 6/9

Khả năng đón siêu bão, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến cấm biển từ ngày 6/9

Bão số 3 khả năng đạt siêu bão nhưng nhiều tuyến đê biển chỉ chịu được bão cấp 9-10. Các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến sẽ cấm biển từ ngày 6/9.
Giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của ai?

Giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của ai?

Theo Quyết định 2124/QĐ-BTNMT, giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Quy hoạch lâm nghiệp: Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 25 tỷ USD vào năm 2030

Quy hoạch lâm nghiệp: Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 25 tỷ USD vào năm 2030

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trao 70 tỷ đồng học bổng cho sinh viên năm học 2024-2025

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trao 70 tỷ đồng học bổng cho sinh viên năm học 2024-2025

Để hỗ trợ sinh viên, nhiều chính sách và hoạt động đã được Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đưa ra, năm học 2024-2025 trường dành 70 tỷ đồng trao học bổng.
Trồng thử nghiệm khoai tây Bliss thu về 48 tấn/ha

Trồng thử nghiệm khoai tây Bliss thu về 48 tấn/ha

Giống khoai tây Bliss không chỉ có năng suất, chất lượng tốt mà còn phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời

Giáo sư Võ Tòng Xuân qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân vừa từ trần vào sáng nay (19/8), hưởng thọ 84 tuổi.
Quảng Trị có thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Quảng Trị có thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định công nhận 2 huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Công nhận 4 huyện của tỉnh Quảng Trị, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới

Công nhận 4 huyện của tỉnh Quảng Trị, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới

4 huyện của tỉnh Quảng Trị, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Nữ nông dân Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau trao đổi cách làm nông nghiệp

Nữ nông dân Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau trao đổi cách làm nông nghiệp

Ngày 13/8, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu vì sự tiến bộ của phụ nữ trong nông nghiệp.
Gia Lai: Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Gia Lai: Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Hiệu quả từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tại Gia Lai
Khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong nông nghiệp

Khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong nông nghiệp

Thu hẹp khoảng cách giới sẽ tạo cơ hội cho phụ nữ đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp. Do vậy, cần xây dựng chính sách hỗ trợ phụ nữ nông thôn.
Trà Vinh: Thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông - lâm - thủy sản

Trà Vinh: Thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông - lâm - thủy sản

UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030.
Thông tin mới nhất về vụ bò sữa tại Lâm Đồng bị chết do tiêm vắc xin

Thông tin mới nhất về vụ bò sữa tại Lâm Đồng bị chết do tiêm vắc xin

Trong số 9.000 con bò sữa tiêm vắc xin viêm da nổi cục tại Lâm Đồng, số lượng bị mắc bệnh sau khi tiêm chiếm hơn 50%, trong đó, đã có 209 con bò sữa bị chết.
Vắcxin có ảnh hưởng đến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

Vắcxin có ảnh hưởng đến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định việc tiêm vắcxin có sự ảnh hưởng đến bò sữa bệnh, chết hàng loạt tại Lâm Đồng.
Thanh Hóa thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thanh Hóa thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Thiệu Giao vừa được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Thanh Hóa lên 98 xã.
Tập huấn về phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã cho cán bộ quản lý thị trường

Tập huấn về phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã cho cán bộ quản lý thị trường

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý thị trường trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm về động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Gia Lai đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hỗ trợ

Gia Lai đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hỗ trợ 'hồi sinh' 12.000 ha cao su

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Gia Lai đánh giá kỹ hơn việc tại sao hơn 12.000 ha cao su chết và nếu chuyển đổi diện tích này thì sẽ trồng cây gì cho hiệu quả.
Các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái sẽ phải trả dịch vụ môi trường rừng

Các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái sẽ phải trả dịch vụ môi trường rừng

Nghị định 91/2024/NĐ-CP quy định, các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái có sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ phải chi trả dịch vụ này.
Cần cơ chế hỗ trợ đột phá để thu hút đầu tư xanh vào nông nghiệp

Cần cơ chế hỗ trợ đột phá để thu hút đầu tư xanh vào nông nghiệp

Để thu hút nguồn đầu tư xanh vào nông nghiệp, Việt Nam cần tận dụng tối đa ưu thế tự nhiên của các vùng, miền và các thủ tục đơn giản cho doanh nghiệp.
Phát triển nông nghiệp hiệu quả dựa trên ứng dụng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp hiệu quả dựa trên ứng dụng công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp đang là hướng đi giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm thách thức cho ngành nông nghiệp.
Nóng: Bão số 2 khiến toàn Vịnh Bắc bộ mưa lớn, cảnh báo ngập lụt

Nóng: Bão số 2 khiến toàn Vịnh Bắc bộ mưa lớn, cảnh báo ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Một số quy định mới về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Một số quy định mới về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 về đăng ký kinh doanh tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thanh Hóa: Động đất hơn 4,1 độ gây rung lắc mạnh

Thanh Hóa: Động đất hơn 4,1 độ gây rung lắc mạnh

Động đất xảy ra tại khu vực huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa có độ lớn lên đến 4,1 độ vào sáng sớm hôm nay khiến nhiều người dân giật mình bởi sự rung lắc dữ dội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động