Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi gắn với xây dựng nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm vực dậy và từng bước phát triển địa bàn khó khăn này.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc thiểu số Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021 - 2030: Đề xuất cơ chế điều phối

Gắn với mục tiêu nâng cao các tiêu chí nông thôn mới

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, trên 3,3 triệu hộ (chiếm 14,7% dân số cả nước), cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố. Do địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng kém nhất cả nước, xuất phát điểm rất thấp; chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên rất khó khăn để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhiều mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất triển khai có hiệu quả đã giúp nâng cao đời sống của người đồng bào dân tộc
Nhiều mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất triển khai có hiệu quả đã giúp nâng cao đời sống của người đồng bào dân tộc

Hiện nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang là “lõi nghèo của cả nước”. Cụ thể, thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,7% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 60% tổng số hộ nghèo của cả nước. Một số nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo đang ở mức rất cao như: Ơ Đu, Co, Khơ Mú, Xinh Mun, La Ha, Kháng, Mông và Xơ Đăng...

Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó, giai đoạn I được triển khai từ năm 2021 - 2025 (Chương trình).

Với 10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung và 158 hoạt động, Chương trình bao quát hầu hết các ngành, lĩnh vực trong đó mỗi dự án, tiểu dự án, nội dung, hoạt động đều gắn liền với mục tiêu nâng cao các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể, về vấn đề Quy hoạch (Tiêu chí số 1), nhiệm vụ quy hoạch trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được đưa vào nội dung của Chương trình, trong đó tập trung vào 02 nội dung có liên quan trực tiếp đến công tác quy hoạch trên địa bàn: Sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Dự án 2; Quy hoạch phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và vùng dược liệu thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3.

Về hạ tầng kinh tế - xã hội (Tiêu chí số 2 - 9), nhiệm vụ phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội là một nhiệm vụ cơ bản và trong tâm của Chương trình nhằm cải thiện rõ nét bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thông qua đầu tư xây dựng các công trình phục vụ đời sống và sinh hoạt của người dân như: Hỗ trợ đất ở và nhà ở thuộc Dự án 1; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh thuộc Tiểu dự án 1 Dự án 4 và Tiểu dự án 1 Dự án 9; hỗ trợ xây dựng, duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 10…

Xóa khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân giữa miền núi và đồng bằng

Về kinh tế và tổ chức sản xuất (Tiêu chí 10 - 13), đi đôi với nhiệm vụ nâng cấp, cải thiện và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, nhiệm vụ ổn định tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho đồng bào cũng được chú trọng và đưa vào nội dung của Chương trình.

Điểm mới trong hoạt động tổ chức sản xuất của Chương trình chính là thay vì hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ có điều kiện cho đồng bào, Chương trình tập trung chủ yếu đến việc nghiên cứu và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thành lập vùng nguyên liệu nhằm khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững; đồng thời thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số (Tiểu dự án 2 Dự án 3).

Đồng thời, với mục tiêu nâng cao chất lượng và chuyển dịch cơ cấu lao động, Chương trình cũng đưa nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Tiểu dự án 3, Dự án 5) để đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế phi nông nghiệp,

Về văn hóa - xã hội - môi trường (Tiêu chí 14 -17), Chương trình cũng đã có thiết kế riêng dự án đối với phát triển giáo dục (Dự án 5), phát triển văn hoá (Dự án 6) và phát triển hệ thống y tế cơ sở (Tiểu dự án 1 Dự án 4 và Dự án 7) vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó tập trung vào các nội dung như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ; Hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng;…

Để đảm bảo các vấn đề về môi trường, các hoạt động của Chương trình cũng tập trung hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 236.700 hộ; hỗ trợ xây dựng hơn 800 công trình nước sinh hoạt tập trung với hơn 32.200 hộ thụ hưởng (Dự án 1); hỗ trợ kinh phí cải tạo cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải (Nội dung số 2, Tiểu dự án 2, Dự án 3); Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng thí điểm 04 nhà hỏa táng điện cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (Tiểu dự án 1 Dự án 4).

Với thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ cũng như đặc thù về địa bàn, nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng và an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng được xác định thông qua các nội dung, hoạt động cụ thể của Chương trình.

Có thể nhận thấy các nội dung, hoạt động của Chương trình luôn bám sát và nhằm nâng cao các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Việc triển khai hiệu quả Chương trình chính là thiết lập nền tảng cơ bản, đồng bộ, từng bước tạo điều kiện giúp các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hoàn thiện các tiêu chí để ổn định, phát triển và xây dựng các xã, thôn nông thôn mới một cách bền vững.

Đến thời điểm này, nguồn lực của Chương trình đã được phân bổ. Ủy ban Dân tộc đề nghị các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương chung sức, đẩy nhanh tiến độ triển khai các nội dung, hoạt động của Chương trình, trong đó tập trung đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, truyền thông; thí điểm và đẩy mạnh triển khai các mô hình phát triển sản xuất hiệu quả; sớm hoàn thiện và đưa các công trình hạ tầng vào khai thác, sử dụng, tạo điều kiện để thay đổi nhận thức, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập cho đồng bào ngay từ năm đầu triển khai Chương trình.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Sáng nay (24/5), huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024.
Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.
3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc số có nguy cơ mai một tại 3 địa phương.
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động