Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 17:41

Phát triển ngành cà phê Việt Nam đồng bộ và bền vững

Đó là nhận định của ông Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - tại hội nghị "Đánh giá kết quả tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020 và bàn giải pháp tái canh cà phê hiệu quả trong thời gian tới" do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại TP. Đà Lạt ngày 31/10.

Ông Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) - cho biết, tổng diện tích cà phê trồng tái canh và ghép cải tạo tại các tỉnh Tây Nguyên đến tháng 6/2019 là 118.202ha (đạt trên 98,5%, kế hoạch đến năm 2020 là 120.000 ha), trong đó diện tích tái canh là 84.165ha, diện tích ghép cải tạo là 34.037 ha (chủ yếu tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắc Nông).

Để tái canh cà phê bền vững, Dự án VnSAT đã tham gia tổ chức đào tạo, tập huấn của dự án đã thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra với 19.614 hộ nông dân, 19.322ha được đào tạo, tập huấn các giải pháp kỹ thuật nhằm tái canh bền vững và thích ứng biến đổi khía hậu. Diện tích cà phê tái canh chủ yếu trồng bằng giống mới, đã từng bước phát huy tiềm năng về năng xuất và chất lượng cà phê nhân nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Ông Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) phát biểu tại hội nghị

Theo ông Đức, trong tổng số 617.228ha cà phê của 7 tỉnh (5 tỉnh vùng Tây Nguyên và tỉnh vùng Đông Nam bộ là Bình Phước và Bà Rịa-Vũng Tàu), có đến 116.282ha cà phê có trồng xen hồ tiêu, bơ, sầu riêng, điều và cây khác (điều, mắc ca, hồng, chanh dây…)

Theo số liệu khảo sát, tính đến tháng 12/2018 của Bộ NN&PTNT, 98% các diện tích trồng xen canh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Đặc biệt những mô hình này đã phát huy hiệu quả cao trong giai đoạn giá cà phê xuống thấp đầu năm 2019.

Nâng cấp vườn ươm giống cà phê phục vụ tái canh

Ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng - cho biết, hiện nay Lâm Đồng có 174.000 ha cà phê với sản lượng năm 2018 đạt 508.000 tấn, năm 2019 ước đạt khoảng 523.000 tấn, diện tích cà phê tái canh thực hiện đến nay đạt 62.515 ha, sản lượng xuất khẩu năm 2018 đạt 110.00 tấn, giá trị 183 triệu USD.

“Tuy nhiên, chương trình tái canh cà phê của tỉnh Lâm Đồng vẫn còn một số khó khăn, tỷ lệ nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ít, chỉ chiếm khoảng 10%, nguồn tài chính các hộ dân còn hạn chế, trong khi đó chi phí cho tái canh từ 200 -300 triệu đồng/ha, phần tín dụng ngân hàng cho vay tối đa là 80%, số còn lại tự bỏ ra, thời gian tái canh dài mới có nguồn thu nhập ổn định nên việc tái canh trên diện rộng, do đó số người lớn người dân còn đắn đo, cân nhắc”, ông Châu nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - cho biết, cà phê là cây nông sản chủ lực của Việt Nam, để tái canh cây cà phê bền vững của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng, Bộ NN&PTNT và các địa phương cần có nhiều chương trình hỗ trợ và giải pháp thúc đẩy. Cụ thể, đối với việc tái canh cà phê, giống luôn là yếu tố kỹ thuật quan trọng hàng đầu, tạo ra bước đột phá trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng cũng như các đặc tính chống chịu sâu bệnh.

Trước những đòi hỏi khắt khe về giống cho việc tái canh cà phê như trên, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt dự án giống cà phê thuộc “Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”; xây dựng vườn cây đầu dòng các giống cà phê mới được công nhận như TR4, TR5, TR6, TR9, TR11… nhằm đáp ứng đủ nguồn giống phục vụ ghép cải tạo, trồng tái canh cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên.

Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phá biểu tại hội nghị

“Các địa phương và ban ngành liên quan cần xây dựng kế hoạch sản xuất giống cho tái canh cà phê, nhằm từng bước tăng cường sản xuất giống và quản lý chất lượng giống phục vụ tái canh cà phê. Ngoài ra, trong quá trình tái canh cà phê, bên cạnh tìm được nguồn giống tốt thì giải pháp về vốn cũng hết sức quan trọng”, ông Doanh đề nghị.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, cần xây dựng ngành cà phê Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Đến năm 2025 tiếp tục duy trì ổn định diện tích 600 ngàn ha; năng suất 2,7-2,9 tấn/ha, sản lượng 1,8-2 triệu tấn/năm;

Bên cạnh đó, tiếp tục tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi, phấn đấu đến 2025 tái canh và ghép cải tạo thêm từ 30 - 40 ngàn ha. Các địa phương tiếp tục duy trình Ban chỉ đạo tái canh cà phê. Giai đoạn 2020 - 2025 các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục triển khai tái canh diện tích cà phê già cỗi kém hiệu quả. Đồng thời mở rộng phạm vi tái canh ra các tỉnh trồng cà phê chè có cà phê già cỗi trên địa bàn cả nước.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh: “Sau năm 2020, các địa phương cần tiếp tục có kế hoạch, giải pháp và nguồn vốn cho tái canh cà phê. Xác định cơ cấu giống cà phê có năng xuất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái một số tiểu vùng tái canh, ghép cải tạo cà phê tập trung ở Tây Nguyên góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất cà phê”.
Hoàng Tỷ
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại