Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Quản lý cơ sở dữ liệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Khắc phục rủi ro

Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) đang dự thảo Thông tư quy định việc quản lý, vận hành, cập nhật và chia sẻ cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hệ thống này cho phép truy cập, cập nhật thông tin, truy xuất, sử dụng dữ liệu để quản lý, phân tích, đánh giá, định hướng về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; được truy cập tại địa chỉ dichvucong.molisa.gov.vn.

Mỗi người lao động đi làm việc tại nước ngoài sẽ có 1 mã số. Mã số lao động là số thẻ Căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân của người lao động.

Quản lý cơ sở dữ liệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Khắc phục rủi ro
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần giảm sức ép về việc làm

Số liệu của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cho thấy: Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm. Tính riêng trong 5 năm gần đây, mỗi năm tăng thêm khoảng 10.000 người, cụ thể: Năm 2016 có 126 nghìn người, năm 2017 là 135 nghìn, năm 2018: 143 nghìn; năm 2019: 152 nghìn; riêng năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài giảm xuống còn hơn 78 nghìn người.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế tạo, giúp việc gia đình, chăm sóc người già, người bệnh, nông nghiệp, thủy sản... tập trung ở các thị trường chính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông, Malaysia... Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ góp phần giải quyết việc làm, giảm sức ép về việc làm cho người lao động trong nước mà còn nâng cao đời sống của người lao động, gia đình.

Tuy nhiên, việc thiếu thông tin về công việc, thị trường lao động tại đất nước mà người lao động sẽ đặt chân đến… đã nảy sinh không ít tiêu cực, thiệt hại lớn cho người lao động. Thảm kịch 39 người bị chết trong container ở Anh năm 2019 là ví dụ điểm hình về thực trạng người Việt Nam đi lao động “chui” tại nước ngoài.

Vì vậy, nhiều chuyên gia nhận định, việc quản lý, vận hành, cập nhật, chia sẻ cơ sở dữ liệu xây dựng, hình thành một hệ thống cơ sở dữ liệu với tất cả các nội dung cần thiết, đáng tin cậy, được cập nhật thường xuyên để cung cấp kịp thời cho người lao động trước, trong và sau khi đi lao động về. Đồng thời, có cơ chế cung cấp thông tin hiệu quả để người lao động được tiếp cận thông tin dễ dàng nhất, hoặc hệ thống sẽ chủ động cung cấp thông tin cho người lao động nhanh nhất khi cần. Điều này góp phần giảm chi phí, tránh tình trạng lừa đảo người lao động; tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài...

Theo dự thảo, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đăng ký tài khoản trên Hệ thống cơ sở dữ liệu tại địa chỉ dichvucong.molisa.gov.vn. Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Điều 12 Luật thực hiện theo các bước: Đăng nhập tài khoản và truy cập vào mục “Cấp giấy phép” để cập nhật thông tin theo mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép; ký số vào mẫu đề nghị cấp giấy phép và đăng tải các tài liệu kèm theo; tình trạng xử lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được hiển thị trên Hệ thống cơ sở dữ liệu. Trường hợp hồ sơ đáp ứng, hệ thống sẽ hiển thị trạng thái chấp thuận chờ phê duyệt giấy phép. Nếu hồ sơ chưa đáp ứng, hệ thống sẽ hiển thị thông tin chưa đáp ứng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh, cập nhật hồ sơ 2 lần. Trường hợp doanh nghiệp không điều chỉnh, cập nhật, hệ thống sẽ tự động xóa hồ sơ. Bản chính giấy phép được trả trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Dự thảo cũng nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh và hàng tháng, phải cập nhật thông tin về người lao động do doanh nghiệp đưa đi trên Hệ thống cơ sở dữ liệu cho đến khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày giao nhiệm vụ cho chi nhánh, chấm dứt giao nhiệm vụ cho chi nhánh, hoặc chi nhánh chấm dứt hoạt động thì phải cập nhật thông tin về chi nhánh trên Hệ thống cơ sở dữ liệu.

Dự kiến năm 2021, sẽ có khoảng 90.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng; những năm tiếp theo, hàng năm sẽ có khoảng 120 - 150 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Tết Nguyên đán 2025: Người lao động, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán 2025: Người lao động, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày

Nhân sự 16/9: Bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Nhân sự 16/9: Bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Nhiều tỉnh bổ nhiệm cán bộ; doanh nghiệp niêm yết liên tục thay

Nhiều tỉnh bổ nhiệm cán bộ; doanh nghiệp niêm yết liên tục thay 'ghế nóng'

Mặt trận Tổ quốc công bố tiếp hơn 2.000 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ từ 10-12/9

Mặt trận Tổ quốc công bố tiếp hơn 2.000 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ từ 10-12/9

Nhân sự 13/9: Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm; Huyện Tam Đảo có tân Bí thư Huyện ủy

Nhân sự 13/9: Văn phòng Chính phủ bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm; Huyện Tam Đảo có tân Bí thư Huyện ủy

Bộ Nội vụ nói về bất cập trong luân chuyển vị trí công tác

Bộ Nội vụ nói về bất cập trong luân chuyển vị trí công tác

Hình ảnh tàu bay chằng néo tứ phía tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài trước siêu bão Yagi

Hình ảnh tàu bay chằng néo tứ phía tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài trước siêu bão Yagi

Nhân sự 6/9: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered Việt Nam lần đầu có CEO Việt

Nhân sự 6/9: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ngân hàng Standard Chartered Việt Nam lần đầu có CEO Việt

Cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia

Cho phép tối đa 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại Australia

Nhân sự 5/9: Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa nhận nhiệm vụ mới; tân Đại sứ Việt Nam tại Lào là ai?

Nhân sự 5/9: Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa nhận nhiệm vụ mới; tân Đại sứ Việt Nam tại Lào là ai?

ManpowerGroup: Phát triển cộng đồng qua việc làm bền vững và ý nghĩa

ManpowerGroup: Phát triển cộng đồng qua việc làm bền vững và ý nghĩa

Bộ Nội vụ nói gì về tuyển viên chức ngành Marketing?

Bộ Nội vụ nói gì về tuyển viên chức ngành Marketing?

Thị trường lao động đã thực sự linh hoạt?

Thị trường lao động đã thực sự linh hoạt?

Bộ Nội vụ phản hồi thắc mắc bậc lương viên chức

Bộ Nội vụ phản hồi thắc mắc bậc lương viên chức

Vietjet tổ chức ngày hội tuyển dụng lớn nhất năm 2024

Vietjet tổ chức ngày hội tuyển dụng lớn nhất năm 2024

Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới, Bắc Ninh bổ nhiệm lãnh đạo Sở LĐ - TBXH

Thiếu tướng Trần Văn Thiện nhận nhiệm vụ mới, Bắc Ninh bổ nhiệm lãnh đạo Sở LĐ - TBXH

Số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị sẽ như thế nào từ 1/9/2024?

Số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị sẽ như thế nào từ 1/9/2024?

Quốc hội điều chỉnh nhân sự, TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm nhiều hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Quốc hội điều chỉnh nhân sự, TP. Hồ Chí Minh bổ nhiệm nhiều hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường?

Đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường?

Xem thêm