Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 04/11/2024 09:08
Điểm bán hàng Việt Nam tại huyện Đồng Văn

Quảng bá cho hàng Việt và nông sản địa phương

Nằm ngay gần cổng chợ huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), cửa hàng tạp hóa Dũng - Dung gây sự chú ý với khách hàng nhờ có thêm tấm biển đỏ với dòng chữ trắng nổi bật: “Điểm bán hàng Việt Nam”.

Tại đây, trong gian hàng rộng cả trăm mét vuông, đồ điện máy, thực phẩm, đồ khô, đồ uống được bày biện gọn gàng, khoa học. Giữa các kệ hàng đều có lối đi để người mua dễ quan sát, lựa chọn. Đặc biệt, hàng hóa bày bán có tới hơn 90 sản phẩm là hàng xuất xứ từ Việt Nam.

Theo anh Dũng – người phụ trách “Điểm bán hàng Việt Nam” tại Đồng Văn, cửa hàng chính thức khai trương từ tháng 8/2016. Đây là mô hình “Điểm bán hàng Việt Nam” do Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến công thương Hà Giang hỗ trợ. Ngoài việc cho mượn mặt bằng trong 5 năm, cửa hàng còn được hỗ trợ tủ, giá, hệ thống biển hiệu quảng cáo, hệ thống đèn chiếu sáng…

“Điểm bán hàng Việt Nam” tại Đồng Văn đã trở thành điểm mua bán tin cậy của người dân

Để nhận được sự hỗ trợ này, cơ sở phải cam kết với Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến công thương, bán các sản phẩm được sản xuất trong nước, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo của Sở Công Thương Hà Giang, Đội quản lý thị trường huyện Đồng Văn thường xuyên kiểm tra, giám sát “Điểm bán hàng Việt Nam” Dũng - Dung để đảm bảo hàng hóa được bày bán đúng chất lượng, nhãn mác và là hàng có xuất xứ từ Việt Nam.

Theo quan sát của chúng tôi, tại chợ huyện Đồng Văn, cụ thể là gần với “Điểm bán hàng Việt Nam” Dũng - Dung, cũng có rất nhiều quầy bày bán các loại hàng hóa tương tự. “Đây cũng là một khó khăn đối với chúng tôi, vì các cửa hàng khác có trước cửa hàng của tôi hàng chục năm, nên họ rất hiểu về thói quen mua bán của người dân địa phương. Huyện Đồng Văn lại chủ yếu là người đồng bào dân tộc, bà con đã thích cửa hàng nào thì đến phiên chợ sau sẽ lại ghé đúng cửa hàng đó” – anh Dũng chia sẻ.

Cũng chính bởi xác định được những yếu tố không thuận lợi như vậy, nên khi bắt đầu mở cửa hàng, vợ chồng anh chị Dũng – Dung đã chọn cách bài trí để hàng hóa bắt mắt nhất, bà con đi qua có thể nhìn thấy ngay. Với các mặt hàng điện máy như: Nồi cơm điện, bếp từ, máy giặt… cửa hàng chủ động chọn mua hàng Việt Nam có uy tín và giá bán vừa phải để phục vụ bà con. Cùng với đó, tư vấn về chế độ sửa chữa, bảo hành chu đáo để bà con yên tâm mua sắm.

Với các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng như: Bánh kẹo, sữa, mì tôm, dầu gội, xà phòng… anh Dũng cũng tìm đến những nhà phân phối có uy tín của Hà Giang để mua hàng. “Hàng Việt nhiều sản phẩm tốt và rất đa dạng, phong phú. Mong muốn của chúng tôi là cửa hàng sẽ là một kênh để giúp bà con tiếp cận với các sản phẩm của Việt Nam sản xuất. Do được hỗ trợ về mặt bằng nên giá cả, chúng tôi bán bằng, thậm chí nhiều sản phẩm rẻ hơn các cửa hàng khác. Tôi cũng hướng dẫn để người bán hàng giải thích cho bà con biết, đây là cửa hàng chuyên bán hàng do người Việt sản xuất, mua hàng Việt Nam cũng là góp phần giúp kinh tế đất nước phát triển” – anh Dũng chia sẻ.

Nhờ tâm huyết, trách nhiệm và sự kiên trì như vậy, nên sau 2 năm mở cửa, đến nay “Điểm bán hàng Việt Nam” Dũng - Dung đã thu hút được khá nhiều khách đến mua sắm. Trong đó, nhiều đồng bào đã trở thành khách quen của cửa hàng mỗi dịp phiên chợ.

Song song với bán hàng Việt, mùa nào thức ấy, “Điểm bán hàng Việt Nam” Dũng - Dung còn thu mua ớt, mật ong bạc hà, chè… của bà con, giới thiệu và bán tại cửa hàng để phục vụ khách du lịch. Đây cũng là một cách để quảng bá cho những sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương. Vừa giúp người sản xuất tiêu thụ hàng hóa thuận lợi hơn, vừa giúp khách du lịch mua được những sản phẩm thơm ngon, chất lượng.

Được biết, từ những thành công ban đầu của 4 “Điểm bán hàng Việt Nam” đang được hỗ trợ, Sở Công Thương Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2020, mỗi huyện, thành phố sẽ có ít nhất 2 “Điểm bán hàng Việt Nam”. Trong đó, sẽ biến các “Điểm bán hàng Việt Nam” thành nơi giới thiệu và tiêu thụ các mặt hàng sản phẩm đặc trưng của Hà Giang cũng như các địa phương lân cận.

Hi vọng, với những nỗ lực này, các “Điểm bán hàng Việt Nam” sẽ tạo điều kiện tích cực để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang xây dựng thị trường ổn định cho hàng Việt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách trực tiếp cho khách hàng tại thị trường nông thôn, miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức