Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 11:43

Quảng Ninh đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP sau dịch

Để giúp các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, lấy lại đà phát triển, tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện nhiều biện pháp xúc tiến, đẩy mạnh quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Hiệu quả đem lại từ sản phẩm OCOP

Thời gian vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành ra soát các dự án quy hoạch, phát triển sản xuất theo chương trình OCOP, kết quả cho thấy những dự án được thực hiện hiệu quả ở hầu khắp các địa phương. Hiệu quả của các dự án đem lại đã thúc đẩy người dân tái đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tạo đầu ra lâu dài và ổn định. Trong đó, nổi bật như các dự án phát triển nuôi gia súc ở Ba Chẽ, Bình Liêu; chăn nuôi gà ở Tiên Yên; trồng cây trà hoa vàng ở Ba Chẽ; trồng cây dong riềng ở Bình Liêu, Tiên Yên; nuôi trồng thủy sản ở Cô Tô, Vân Đồn…

Đến hết năm 2019, quy mô vùng sản xuất tập trung ở một số địa phương trong tỉnh tăng nhanh, vượt so với kế hoạch đến năm 2020. Cụ thể: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại thị xã (TX) Đông Triều và TX Quảng Yên đạt 107%; vùng trồng cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên đạt 103% kế hoạch; vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại TP Uông Bí, TX Đông Triều, TX Quảng Yên đạt 100,45%...

Năm 2019, Ban Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đã thẩm định, hỗ trợ phát triển 107 sản phẩm mới theo chu trình OCOP chuẩn, vượt 77 sản phẩm so với chỉ tiêu kế hoạch. Đến nay toàn tỉnh có trên 170 doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất với gần 430 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Miến dong Bình Liêu đạt tiêu chí sản phẩm chủ lực cấp tỉnh

Điển hình như tại huyện Bình Liêu, hết năm 2019, có 27 sản phẩm của 9 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã (có 2 sản phẩm hạng 4 sao là miến dong và nước lọc tinh khiết Bình Liêu); 10 sản phẩm đạt 3 sao. Đặc biệt, sản phẩm miến dong đạt tiêu chí sản phẩm chủ lực cấp tỉnh. Nhiều hộ phát triển các sản phẩm OCOP đặc trưng nhằm phục vụ du khách, tạo việc làm, tăng thu nhập. Sản phẩm OCOP trở thành đòn bẩy để giảm nghèo ở huyện Bình Liêu.

Nhờ tham gia tích cực vào Chương trình OCOP, các sản phẩm nông sản mỗi địa phương đều được nâng tầm giá trị, người dân có thêm động lực để phát triển kinh tế.

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Ninh ngày 24/5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh chia sẻ: Thành công của Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm - OCOP tại Quảng Ninh đã mang lại giá trị to lớn về kinh tế, xã hội; được Chính phủ đánh giá cao, chỉ đạo nhân rộng ra cả nước.

Tìm hướng mở rộng thị trường tiêu thụ

Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, xúc tiến sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh đang dần bắt nhịp trở lại. Như việc tổ chức thành công Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2020 (từ 15-21/5). Trong 7 ngày diễn ra, tổng doanh thu bán hàng đạt hơn 12 tỷ đồng. Lượng khách đến hội chợ tham quan và mua sắm khoảng hơn 129.200 lượt người.

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2020 thu hút người dân trong tỉnh và du khách đến tham quan, mua sắm

Hiện tỉnh Quảng Ninh vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ nhằm quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm OCOP. Các sản phẩm được đánh giá, chấm điểm theo các tiêu chí chất lượng tương ứng với mức từ 3 đến 5 sao OCOP; thực hiện dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc…

Ông Vũ Bình Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại (XTTM), Sở Công Thương Quảng Ninh, cho biết: Để xúc tiến sản phẩm OCOP tại thị trường nội địa sau dịch hiệu qua, Trung tâm đã có nhiều giải pháp. Đó là thường xuyên cập nhật tình hình để doanh nghiệp chuẩn bị hàng hóa… đồng thời tích cực tổ chức và tham gia nhiều hội chợ, phiên xúc tiến... Ngoài các hoạt động trong tỉnh, Trung tâm cũng đã xem xét, đề xuất các hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường lớn, ngoại tỉnh, như tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng cùng một số tỉnh, thành trên khắp cả nước có tiềm năng khác.

Cùng với các chương trình xúc tiến truyền thống, Trung tâm XTTM cũng đang quan tâm các sự kiện lớn ở các địa phương này như: Hội chợ triển lãm thực phẩm Food Expo tại TP Hồ Chí Minh (dự kiến tháng 11/2020); Hội chợ Nông - đặc sản vùng miền tại Hà Nội; Hội chợ hành lang Đông Tây theo chương trình xúc tiến quốc gia tại Đà Nẵng...

Trung tâm hướng tới việc lựa chọn các sản phẩm tốt, đặc thù kèm chính sách kích cầu giảm giá, khuyến khích người tiêu dùng. Các doanh nghiệp được yêu cầu lựa chọn sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn cao từ 3-5 sao, đa dạng mẫu mã, bao bì sản phẩm. Đồng thời, vận động các doanh nghiệp thực hiện thêm các chương trình giảm giá, khuyến mãi thực sự hấp dẫn. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng khuyến khích các doanh nghiệp, đẩy mạnh kênh tiêu thụ sản phẩm trực tuyến qua sàn giao dịch thương mại điện tử.

Để hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch của Quảng Ninh, Trung tâm đang nghiên cứu lập các gian hàng ở các địa điểm thu hút khách du lịch như tại khu vui chơi SunWorld và tại sân bay Vân Đồn.

Ngoài ra, Trung tâm cũng chú ý kéo các chương trình xúc tiến quốc gia để các doanh nghiệp OCOP tham gia, như: Hội chợ thương mại quốc gia dự kiến tổ chức vào tháng 9 tại Quảng Ninh, 2 phiên chợ hàng Việt ở Ba Chẽ và Đầm Hà... Đồng thời cũng cân nhắc theo tình hình tham gia các hoạt động xúc tiến quốc tế là Hội chợ ASEAN - Nam Ninh, Móng Cái - Đông Hưng... dịp cuối năm.

Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ các sản phẩm xây dựng thương hiệu, sản phẩm OCOP được tăng cường, bước đầu đã tiếp cận được thị trường, các sản phẩm này đều đạt chuẩn tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác, bao bì... Các giải pháp linh hoạt, kịp thời được kỳ vọng sẽ giúp việc tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Quảng Ninh sớm phục hồi và tiếp tục phát triển.

Tiến Dũng

Tin cùng chuyên mục

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Dòng vốn ngân hàng là chất xúc tác đưa sản phẩm OCOP vươn xa