Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sản xuất bền vững - Những kiến nghị của ngành Thép và Xi măng

Buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Để ngành Thép và Xi măng phát triển bền vững” do Vuasanca điện tử tổ chức mới đây, khách mời giao lưu đã đề cập nhiều vấn đề “nóng” của 2 ngành.
Cần tiết kiệm nguồn tài nguyên đá vôi

Cần tiết kiệm nguồn tài nguyên đá vôi

CôngThương - Ngay sau cuộc giao lưu, ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp Hội Xi măng Việt Nam và ông Nguyễn Tiến Nghi – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đã trao đổi với phóng viên Chuyên đề Dân tộc thiểu số và miền Núi (Báo Công Thương) về những kiến nghị, đề xuất quản lý tài nguyên, khoáng sản, nhằm bảo đảm cho ngành thép và xi măng phát triển bền vững.

Ngành Xi măng - Tiết kiệm tài nguyên được đặt ra hàng đầu

Theo ông Nguyễn Văn Thiện, đá vôi và đất sét là 2 nguyên liệu chính trong sản xuất xi măng (đá vôi chiếm 75%, đất sét 20 %) ở nước ta với trữ lượng khá dồi dào, tới hàng ngàn tỷ tấn, một vài thế hệ chưa có vấn đề gì. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của phóng viên Chuyên đề Dân tộc thiểu số và miền Núi (Báo Công Thương), với tư cách người đứng đầu Hiệp hội Xi măng, ông có đề xuất gì về quản lý tài nguyên, nhất là đá vôi, ông Thiện cho biết, xi măng là ngành công nghiệp lớn, nhu cầu cho xây dựng, phát triển hạ tầng ngày càng lớn. Phát triển bền vững là phải bảo đảm tài nguyên để cho nhiều thế hệ sau. Đá vôi và đất sét của nước ta dù “giàu” đến đâu, cũng không nên sử dụng một cách phung phí. Vì vậy trong quy hoạch chiến lược phát triển ngành công nghiệp xi măng, chỉ tiêu tiết kiệm tài nguyên khoáng sản đá vôi, đất sét là vấn đề được đặt ra hàng đầu và yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc.

“Chúng ta vẫn phải có chính sách tiết kiệm tài nguyên, vì nhiều đến đâu thì cũng hết, do tài nguyên không sản sinh ra, dùng nhiều, lãng phí sẽ sớm cạn kiệt”- ông Thiện khuyến nghị. Ông Thiện còn cho hay, các mỏ đá vôi đa phần ở vùng núi, vùng dân tộc điều kiện khó khăn. Do đó, hiệp hội cũng đề nghị các doanh nghiệp xi măng tích cực tham gia giúp đỡ các huyện nghèo đặc biệt khó khăn bằng tạo việc làm, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, xây dựng hệ thống kênh mương… để góp phần thúc đẩy sản xuất, xóa nghèo bền vững cho người dân miền núi.  Đồng thời, trong khai thác đá vôi cũng chú ý bảo đảm môi trường và an toàn, nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu tới cảnh quan, ô nhiễm môi trường trong sản xuất và đời sống của người dân.

Khai thác khoáng sản bừa bãi đang làm cạn kiệt tài nguyên và phá hủy môi trường nghiêm trọng

Ngành Thép - 3 kiến nghị khẩn thiết

Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết: Tổng trữ lượng các mỏ quặng sắt tại Việt Nam rất ít, theo điều tra chỉ khoảng 1.200 - 1.300 triệu tấn, tập trung chính ở các mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh), Bảo Hà (Lào Cai) và rải rác một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Với trữ lượng này, theo ông Nghi, Trung Quốc dùng một năm là hết nguồn quặng. Nếu chúng ta không quản lý tốt, cứ cho xuất khẩu quặng sắt (chủ yếu xuất sang Trung Quốc) cả chính ngạch, tiểu ngạch và không ngăn chặn được xuất lậu qua đường mòn lối mở, cũng như đường biển, thì mấy năm nữa sẽ hết quặng cho sản xuất thép trong nước. “Chúng tôi rất lo lắng, cho nên đã có báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ Công Thương không nên cho xuất khẩu quặng sắt dưới bất cứ hình thức nào” - ông Nghi nhấn mạnh.

Cho dù Nhà nước đã đưa thuế xuất khẩu quặng sắt rất lớn (40%), nhưng ngân sách thu được không đáng kể, vì thủ đoạn gian lận nhiều. Ví như, khai giá giảm đi, hơn 2 triệu đồng chỉ khai thác 1 triệu, về lượng thì 1 triệu tấn cũng chỉ khai mấy trăm ngàn tấn. Nguy hiểm là lại cho khai thác quặng thủ công, nên thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường không thu được, bởi vì dân khai thác phân tán, các ngành thẩm quyền không quản được. Điều nguy hại nữa, khai thác thủ công, người dân chỉ chọn chỗ nào quặng tốt thì lấy, còn bỏ nơi quặng nghèo, gây lãng phí tài nguyên và tàn phá môi trường...

Xuất phát từ nhiều nguy hại như vậy, Hiệp hội Thép Việt Nam khẩn thiết đưa ra mấy kiến nghị.

Thứ nhất, vấn đề khai thác, dứt khoát không cấp phép cho dân khai thác nhỏ lẻ, vì để khai thác theo hình thức này, Nhà nước không thu được gì và gây hại, tàn phá môi trường, xã hội phải gánh chịu.

Thứ hai, chỉ cấp phép cho doanh nghiệp chế biến tinh, ví như gang thép Thái Nguyên, Thép Hòa Phát và một số doanh nghiệp có lò cao luyện tinh quặng.

Thứ ba, đề nghị Chính phủ cấm không cho xuất khẩu quặng dưới mọi hình thức, cho dù quặng năm nay khai thác ra chưa sản xuất thì để năm sau, nhất quyết không cho bán ra ngoài nước. Đồng thời, làm sao việc cấm xuất khẩu quặng sắt phải được thực hiện thật nghiêm ở mọi cấp, không nên để tình trạng Trung ương cấm, nhưng địa phương xin, lại cho xuất khẩu.

Được biết, kiến nghị này Hiệp hội Thép Việt Nam đưa rất nhiều lần bằng văn bản và kiến nghị cả trên diễn đàn nhiều hội nghị.

Thanh Hà Thúy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động