Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sẽ có 3 đợt lấy nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2018-2019

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp giữa Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng một số đơn vị chuyên môn về công tác chỉ đạo, điều hành các đợt lấy nước phục vụ gieo cấy lúa đông xuân năm 2018-2019, khu vực Trung du và đồng bằng Bắc bộ diễn ra sáng 16/1, tại Hà Nội.

Theo Tổng cục Thủy lợi, kế hoạch gieo cấy lúa vụ đông xuân sẽ thực hiện tại 12 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và đồng bằng Bắc bộ. Theo đó, sẽ gieo cấy khoảng 602.500 ha lúa, giảm 9.340 ha so với vụ đông xuân 2017-2018 do các tỉnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu từ đất trồng lúa sang cây trồng khác. Trong đó, diện tích phụ thuộc vào nguồn nước xả gia tăng từ các hồ chứa thủy điện khoảng 480.000 ha. Thời gian gieo cấy tập trung trà xuân muộn với thời gian gieo mạ từ 25/1-10/2, cấy trong tháng 2/2019.

san sang ke hoach xa nuoc do ai dam bao du nuoc gieo cay vu dong xuan
Ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm điều độ điện quốc gia (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết: Tập đoàn Điện lực đã sẵn sàng kế hoạch xả nước đổ ải đảm bảo đủ nước gieo cấy trong khung thời vụ đông xuân

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời gian vụ đông xuân 2018-2019, tổng lượng mưa mùa khô thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%. Nhiệt độ trung bình trong vụ đông xuân 2018 - 2019 có khả năng cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm. Có thể xuất hiện rét đậm, rét hại trong tháng 1/2019 và nửa đầu tháng 2/2019. Mực nước trên các sông suối khu vực Bắc bộ tháng 1 và tháng 2/2019 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Mực nước thấp nhất trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng ở mức 0,3-0,4, xuất hiện vào tháng 2 hoặc tháng 3/2019. Các hồ chứa thủy điện hiện tại đã tích cơ bản đầy. Dự kiến đến thời gian bắt đầu xả dung tích trữ đạt khoảng 90-95% thiết kế.

Theo kế hoạch, tổng thời gian lấy nước gồm 3 đợt, với 16 ngày, rút ngắn 2 ngày so với vụ đông xuân 2017-2018. Cụ thể: đợt 1 từ 0 giờ ngày 21/1 đến 24 giờ ngày 24/1; đợt 2 từ 0 giờ ngày 31/1 đến 24 giờ ngày 3/2; đợt 3 từ 0 giờ ngày 15/2 đến 24h ngày 22/2. Trong thời gian 3 đợt lấy nước, mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội được duy trì từ dương 2m 2 trở lên.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng quản lý công trình, Cục Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) - cho biết: Trên cơ sở lịch lấy nước, dự kiến trong đợt 1 diện tích có nước trung bình khoảng 15- 20%, trong đó các tỉnh ven biển sẽ đạt diện tích lấy nước cao hơn từ 30-50%. Đợt 2 sẽ đạt khoảng 50-70%. Đợt 3 lấy nước chủ yếu đưa dẫn nước các vùng khó khăn về nước như các tỉnh ở khu vực Trung du Bắc bộ

Thông tin thêm về nguồn nước các hồ chứa, ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm điều độ điện quốc gia (EVN) - cho biết: Tình hình thủy văn không thuận lợi, đến cuối năm 2018, thiếu hụt khoảng hơn 5 tỉ m3 nước trên toàn hệ thống các hồ chứa. Riêng 3 hồ chính xả nước phục vụ đổ ải gồm: Tuyên Quang, Thác Bà và Hòa Bình mực nước dâng đang thấp hơn mực nước dâng bình thường là 520 triệu m3 khối so với năm 2018. Do đó, EVN cũng như các đơn vị của tập đoàn rất mong trong các đợt xả nước, Tổng cục Thủy lợi cũng như Bộ NNN&PTNT chỉ đạo các đơn vị, các công ty khai thác thủy nông, sở nông nghiệp ở các tỉnh đảm bảo huy động mọi nguồn lực lấy nước một cách tập trung, triệt để, rút ngắn càng nhiều số ngày xả nước và lượng nước để xả phát điện trong các tháng mùa khô đảm bảo tưới dưỡng lúa.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Lợi - cho hay: Tổng cục sẽ phối hợp với Cục Trồng trọt, EVN và các cơ quan liên quan thực hiện thông báo chính thức lịch lấy nước cho các địa phương để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường công tác truyền thông, phổ biến lịch lấy nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ lấy nước phục vụ gieo cấy, đồng thời tích trữ nước trong hệ thống kênh mương, ao hồ, vùng trung để phục vụ tưới dưỡng. Theo dõi, cập nhật thường xuyên tình hình nguồn nước, tiến độ lấy nước của các địa phương. Kịp thời tham mưu điều chỉnh, rút ngắn thời gian lấy nước khi tiến độ lấy nước vượt kế hoạch.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Để ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi), các địa phương cần lên phương án phòng, chống với tinh thần không hối tiếc.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Sáng 24/10, diễn ra lễ khai mạc Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”.
Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội hiện có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng chuyển đổi số, trong đó có 262 mô hình ở lĩnh vực trồng trọt.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông thôn mới chỉ đạt 45% tổng kế hoạch vốn được giao.
Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế ban hành nhiều kế hoạch, chính sách phát triển nghề truyền thống, làng nghề, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận tăng đột biến tới 80% so với cùng kỳ 2023.
Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘bủa vây’ mô hình du lịch canh nông tại Lâm Đồng, trong đó khó khăn lớn nhất là việc áp dụng Luật Đất đai, Luật Du lịch và Luật Xây dựng.
Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Sáng 18/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.
Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với chủ đầu tư Dự án nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai và nghe báo cáo kết quả triển khai tại dự án này.
Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Vốn, đất đai và thị trường là những lĩnh vực còn tiềm ẩn khó khăn mà nhiều nông dân vẫn đang phải đối mặt.
Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Việc bắt tay với đối tác ngoại thực hiện chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao đã và đang giúp Hùng Nhơn khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.
Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, Tuyên Quang đã huy động các nguồn lực, vận động cộng đồng chung tay giúp hộ nghèo có một nơi an cư dài lâu.
Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động “nâng cấp” hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, ứng dụng công nghệ số với quy mô lớn.
Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 được tổ chức cùng Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam.
Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,… mỗi lĩnh vực gắn liền với trí tuệ, tâm huyết của cố Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn.
Đà Nẵng:

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Nhiều mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang tại TP. Đà Nẵng bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần chống hoang hóa, lãng phí nguồn lực đất đai.
Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Đã xác định được nguyên nhân hàng nghìn con giun đất chui lên mặt đất, bò lổm ngổm ngay tại mặt ruộng, thành từng búi, cuộn vào nhau tại Hàm Yên, Tuyên Quang.
Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nước ta quá chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng doãng ra. Cản trở chính là nhận thức.
Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Trong khi chờ đến năm 2028, Việt Nam hình thành thị trường các bon chính thức thì nhà nước cần có bước đi linh hoạt để định hình thị trường.
Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn

Tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Hội thảo quốc gia “Đất và Phân bón” lần 1-2024

Hội thảo quốc gia “Đất và Phân bón” lần 1-2024

Nhiều giải pháp hữu ích góp phần nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Thúc đẩy ứng dụng drone phun thuốc bảo vệ thực vật

Thúc đẩy ứng dụng drone phun thuốc bảo vệ thực vật

So với phương pháp thủ công, phun thuốc bằng drone giúp giảm tới hơn 90% lượng nước, tăng tốc độ phun 30 lần mà vẫn đảm bảo hiệu lực phòng trừ tương đương.
Vựa rau lớn nhất Hà Nội vực dậy sau bão Yagi

Vựa rau lớn nhất Hà Nội vực dậy sau bão Yagi

Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường rau tại Hà Nội, bà con xã Tráng Việt đang khôi phục sản xuất sau khi cơn bão Yagi khiến khu vực này gần như "mất trắng".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động