Các giới thiệu đầu tư vào tiền ảo ngày càng quảng bá rầm rộ |
Nhiều rủi ro
Vài năm trở lại đây, nhiều loại tiền điện tử, tiền ảo đã xuất hiện tại Việt Nam như Bitcoin, Ilcoin, Onecoin, Octacoin... được du nhập vào Việt Nam. Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước đã nhiều lần khuyến cáo tiền ảo không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam nhưng hoạt động kinh doanh tiền ảo vẫn không hề giảm, thậm chí đang bùng phát ở nhiều địa phương
Mới đây nhất, tại Gia Lai, các đối tượng lừa đảo đã huy động tiền của hàng trăm người dân để lôi kéo họ tham gia vào mô hình giao dịch tiền ảo đa cấp với tên gọi “Ngân hàng cộng đồng Bitcoin”, lãi suất lên tới 144%/tháng. Sau khi đã chiếm đoạt số tiền lên tới trên 22 tỷ đồng của người dân, các đối tượng lừa đảo đã biến mất.
Tại Gia Lai, kết quả xác minh chưa đầy đủ của công an thị xã An Khê cho thấy, khoảng 1.900 ID, tương đương với 1.900 Bitcoin tham gia vào mô hình giao dịch tiền ảo đa cấp (hiện mỗi Bitcoin có giá trị khoảng 13 triệu đồng).
Trao đổi với phóng viên Vuasanca , ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) - khẳng định: Việc tham gia các tổ chức này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro. Đặc biệt, theo quy định hiện hành, các loại tiền ảo và hình thức tương tự không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, người đầu tư sẽ không có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì vậy, cục cũng đã nhiều lần cảnh báo người dân phải thận trọng.
Xây dựng hành lang pháp lý hoàn thiện
Hiện khung pháp lý cho các loại tài sản ảo như Luật Phòng chống rửa tiền năm 2012, Thông tư 24 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Nghị định số 72… vẫn chưa được rõ ràng. Do đó, Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan đang gấp rút thực hiện Đề án “Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo”. Mục tiêu của đề án là đánh giá đầy đủ, toàn diện về khung pháp lý với tài sản ảo, tiền điện tử và tiền ảo ở Việt Nam; xác định rõ vị trí, trách nhiệm, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, chủ trì xây dựng, hoàn thiện pháp lý để giảm thiểu rủi ro hệ thống tài chính từ tiền ảo, tài sản ảo, tiền điện tử.
Đáng chú ý, đề án còn nhấn mạnh việc học tập kinh nghiệm quản lý ở Mỹ, EU, Nhật Bản. Ngoài việc đưa tiền ảo, tài sản ảo, tiền điện tử vào khung pháp lý nghị định, Chính phủ nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung luật quản lý với các phát sinh trong bối cảnh mới.
Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và các bộ ngành khác rà soát thực trạng pháp luật, thực tiễn về tiền ảo, tài sản ảo, tiền điện tử trước tháng 12/2017; nghiên cứu ban hành 3 nghị định về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo trình Chính phủ trong năm 2018. Theo đó, đề xuất các biện pháp thu thuế, xử phạt hình sự với các vi phạm liên quan đến các giao dịch này. Cụ thể, sẽ có 5 phương thức quản lý tiền ảo là cảnh báo, quy định đối với các cơ quan tiền ảo để bảo vệ người tiêu dùng...
Riêng với thực trạng sử dụng tiền ảo trong lĩnh vực đa cấp, để khắc phục lỗ hổng này, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đã xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và các văn bản, thông
Việc ban hành đầy đủ các quy định pháp lý về tiền ảo, tài sản ảo là một bước tiến mới của Chính phủ. Cơ quan quản lý thay vì cấm đoán, phải kịp thời tiếp cận công nghệ, sớm bổ sung quy định phù hợp để ngăn chặn các hành vi lợi dụng công nghệ để lừa đảo, bảo đảm quyền kinh doanh và sở hữu tài sản hợp pháp của người dân. |