Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 06:14

Sớm giải bài toán hạ tầng điện cho nuôi tôm

Để giải quyết nhu cầu lớn về điện cho nuôi tôm, mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có buổi làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành; đồng thời thống nhất việc xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và an toàn đập, trồng rừng thay thế...
Nhu cầu điện cho phát triển nuôi tôm rất lớn

Theo EVN, lưới điện miền Bắc, miền Trung đều là lưới 3 pha 4 dây nên việc cung cấp điện cho nuôi tôm khá thuận lợi. Riêng lưới điện của miền Nam, nhiều khu vực lưới điện 1 pha cấp điện phục vụ ánh sáng sinh hoạt, nhưng các hộ dân nuôi tôm tự phát nên khó khăn hơn trong việc cung cấp điện cho khách hàng, dẫn đến tình trạng lưới điện bị quá tải, chất lượng điện áp không bảo đảm. Để gỡ khó khăn, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã sử dụng nguồn vốn vay WB, vốn của tổng công ty và vốn ứng trước của các địa phương gần 900 tỷ đồng thực hiện đầu tư các công trình lưới điện trung - hạ áp, đáp ứng cơ bản các vùng nuôi tôm phát triển nóng. Dù vậy, vẫn chưa đáp ứng kịp thời các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ, không tập trung, phát triển tự phát.

Ông Trần Đình Luân - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) - cho biết: Diện tích nuôi tôm cả nước khoảng 700.000ha, trong đó có 130.000 -135.000ha nuôi tôm công nghiệp. Trong kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành tôm, diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng lên 200.000 - 250.000 ha, chủ yếu tập trung ở miền Trung và miền Nam. Chi phí về điện hiện đang chiếm tới 11-14% giá thành tôm; nếu không có điện mà dùng máy phát điện thì chi phí này có thể tăng lên gấp đôi. Do đó, ông Luân kiến nghị, EVN phối hợp cùng Tổng cục Thủy sản, các địa phương rà soát, bổ sung nguồn điện cho các vùng nuôi tôm trọng điểm để sản xuất hiệu quả. Đồng thời, kiến nghị ngành điện triển khai chương trình giảm tổn thất điện để giảm chi phí cho người nuôi.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện EVN cho biết, qua khảo sát sơ bộ, nhu cầu đầu tư để cải tạo và phát triển lưới điện trung - hạ thế phục vụ nuôi trồng thủy sản tại 6 tỉnh (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang) ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 khoảng hơn 5.000 tỷ đồng. Lượng đầu tư này rất lớn, trong khi nguồn vốn của EVN còn khó khăn. Vì thế, EVN đề nghị Bộ NN&PTNT báo cáo Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ chế ưu đãi huy động sử dụng vốn riêng cho phát triển ngành tôm, bao gồm cả đầu tư kết cấu hạ tầng lưới điện 3 pha cung cấp cho phát triển ngành tôm đồng bộ với các vùng nuôi trồng, chế biến theo quy hoạch được Chính phủ phê duyệt. EVN cũng đề nghị Bộ NN&PTNT thống nhất với UBND tỉnh, chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ban, ngành địa phương phê duyệt quy hoạch vùng nuôi tôm, cũng như vận động nhân dân phát triển nuôi tôm đúng với quy hoạch được phê duyệt, nhằm tạo điều kiện cho việc đầu tư lưới điện được đồng bộ và bảo đảm kỹ thuật…

Để phục vụ chiến lược phát triển ngành tôm, trước kiến nghị của EVN, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo, Tổng cục Thủy sản cần sớm hoàn thiện thiết kế hạ tầng cho ngành nuôi tôm, trong đó có giải pháp về hạ tầng điện. Bộ trưởng đề nghị Tổng cục Thủy sản phối hợp với EVN và các địa phương nuôi tôm trọng điểm thống nhất quy hoạch tập trung; quy hoạch vùng thửa nuôi tôm quy mô công nghiệp. Bộ trưởng cũng gợi ý các đơn vị liên quan nghiên cứu thực hiện mô hình xã hội hóa đầu tư hạ tầng cung cấp nguồn điện; triển khai chùm đề tài khoa học về tiết giảm điện năng cho nuôi trồng thủy sản.

Tính đến hết ngày 31/12/2016, EVN cung cấp điện trực tiếp cho 48.315 khách hàng nuôi tôm với sản lượng điện là hơn 953 triệu kWh, chiếm 46% điện thương phẩm nông - lâm - thủy sản.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại