Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Sơn La: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản mùa vụ 2023 qua sàn thương mại điện tử

Với sản lượng cao, lên đến 452.000 tấn, tăng 28% so với năm 2022, Sơn La đang lên kế hoạch tăng cường tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử.
Longform | Sơn La: Sẵn sàng phương án tiêu thụ nông sản năm 2023 Longform | Khai thác bền vững thị trường nội địa cho tiêu thụ nông sản

Nhằm giúp người trồng quả tiêu thụ hết sản lượng này, các sở, ngành, địa phương ở Sơn La đang đẩy mạnh kết nối, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ bằng nhiều hình thức; trong đó, đặc biệt chú trọng việc tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.

Sơn La: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản mùa vụ 2023 qua sàn thương mại điện tử
Nông sản Sơn La kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Postmart

Trong 4 tháng qua, Sơn La đã phối hợp với các cơ quan truyền thông, Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp tiêu thụ, xuất khẩu nông sản các tỉnh: Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh, thành phố Hà Nội… giới thiệu về các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương. Đồng thời, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức chuỗi hội nghị tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp sản xuất, HTX, hộ sản xuất về quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản trên nền tảng Tiktok trực tiếp tại vườn… Qua đó, giúp các HTX, doanh nghiệp và người trồng quả có cơ hội kết nối khách hàng trong nước, quốc tế để tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Bên cạnh đó, tỉnh còn hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh quảng bá, giới thiệu và đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử như: Shopee, Sendo, Lazada, Postmart, Voso… Các sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử ngày càng phong phú, đa dạng, từ các sản phẩm nông sản sơ chế, chế biến, như: Chè, cà phê, sữa đến các loại hoa quả sấy đến sản phẩm quả tươi, như: Mận hậu, xoài, nhãn, bơ, chanh dây và sản phẩm mật ong Sơn La.

Chỉ tính riêng năm 2022, Hội nông dân tỉnh Sơn La đã hỗ trợ các hộ dân đưa 413 sản phẩm lên sàn Postmart.vn; hỗ trợ cho 26 hợp tác xã đưa 108 sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương lên sàn Postmart.vn (trong đó có 59 sản phẩm OCOP). Đồng thời, xây dựng thí điểm các mô hình sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ số; hỗ trợ 19.500 hộ nông dân kết nối với các sàn thương mại điện tử...

Các hộ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh cá thể và hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn toàn tỉnh còn được hướng dẫn cách thức đưa thông tin giới thiệu về nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh và các sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử Postmart.vn để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Từ đó có thêm kênh phân phối mới, mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Qua các hội nghị tập huấn, các hộ sản xuất nông nghiệp có thể tự sử dụng Smartphone để đưa sản phẩm của mình lên giao dịch tại trang đến tận tay người tiêu dùng với chi phí thấp nhất.

Sơn La: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản mùa vụ 2023 qua sàn thương mại điện tử
Sơn La có nguồn nông sản rất dồi dào

Huyện Sông Mã – một trong những vùng trái cây lớn của Sơn La đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch trái cây. Năm 2023, dự kiến sản lượng sản lượng nhãn, xoài đạt khoảng 82.000 tấn quả, trong đó, dự kiến xuất khẩu khoảng 22.000 tấn quả đi các nước: Trung Quốc, Úc, Vương quốc Anh, Hàn Quốc... còn lại tiêu thụ trong nước và chế biến long nhãn.

Huyện đang đã phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật, cung cấp các thông tin dự báo thị trường để định hướng tổ chức sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trên địa bàn. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX quảng bá, giới thiệu, gửi sản phẩm nhãn chào hàng, tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại trong nước và quốc tế. Hướng dẫn các HTX, hộ sản xuất đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Sendo, Shopee, Lazada, Postmart, Voso... để quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2023.

Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La có trên 84.000 ha cây ăn quả, sản lượng quả thu hoạch năm 2023 ước đạt 452.000 tấn, tăng 28% so với năm 2022. Sản lượng một số loại cây ăn quả lớn, như: 55.000 tấn chuối; gần 90.000 tấn mận; 81.000 tấn xoài, 139.000 tấn nhãn… Thời gian thu hoạch tập trung từ tháng 4 đến tháng 11.

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, những năm gần đây, nông sản Sơn La đã và đang được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Đến nay, sản phẩm nông sản của Sơn La đã giới thiệu và xuất khẩu sang thị trường 21 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm các nước EU, Trung Đông, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ, Ấn Độ, Anh…

Trong kế hoạch tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm nay, tiêu thụ qua các sàn thương mại điện tử là một trong những hướng tiêu thụ chính.

Để xuất khẩu, Sơn La dự kiến sẽ đẩy mạnh chuỗi xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản tại nhiều nước trên thế giới, như tham gia Hội chợ Thương mại Việt - Lào 2023; Hội chợ ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 (CAEXPO 2023); Hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar; Hội chợ triển lãm thực phẩm quốc tế Seoul 2023 và tham gia đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại Vương quốc Anh, Đức, Italia…

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Sơn La đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Với sự chủ động chuẩn bị từ sớm, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn tại Sơn La đã dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Tăng cường quảng bá, nông sản Sơn La rộng mở đầu ra

Những sự kiện xúc tiến thương mại do ngành Công Thương Sơn La phối hợp với các đơn vị tổ chức đã và đang giúp rộng mở đầu ra cho nông sản Sơn La.
Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Đưa nông sản Đắk Nông vào thị trường TP Hồ Chí Minh

Năm 2024, chương trình kết nối cung cầu giữa Đắk Nông và TP Hồ Chí Minh sẽ được triển khai đồng bộ, xuyên suốt cả năm thông qua 3 nhóm nội dung.
Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Lâm Đồng: Mở rộng thị trường cho nông sản, đặc sản địa phương

Với thế mạnh trong sản xuất, chế biến nông sản, Lâm Đồng cũng đang đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho địa phương.
Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Longform | Bắc Kạn: Nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức quảng bá, đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Kạn đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế nông thôn khi các sản phẩm thế mạnh được tiêu thụ tốt.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Bài 2: Đẩy mạnh công tác xúc tiến, dự báo thị trường

Trong bối cảnh thị trường đầu ra còn nhiều khó khăn, sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong công tác xúc tiến, dự báo thị trường là hết sức quan trọng.
Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Bài 2: Đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ

Trong bối cảnh đầu ra nông sản, đặc sản địa phương còn nhiều khó khăn, cùng với yếu tố liên kết, công tác xúc tiến thương mại là yếu tố sống còn.
Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Bài 1: Làm giàu nhờ tư duy mới và nông sản địa phương

Đẩy mạnh liên kết, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản là 'chìa khóa' giúp nông sản Lào Cai nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh.
Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công trên địa bàn Tuyên Quang được coi là động lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển, mở rộng sản xuất.
Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Tăng doanh thu cho nông sản Điện Biên nhờ ‘lên sàn’ thương mại điện tử

Nhiều loạt nông sản, đặc sản của Điện Biên đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, mang lại doanh thu đáng kể cho các hợp tác xã và bà con nông dân.
Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Bài 1: Đưa nông sản, đặc sản địa phương đến gần hơn người tiêu dùng

Kết hợp kênh bán hàng truyền thống và kênh thương mại điện tử trong khâu tiêu thụ nông sản, đặc sản, các HTX cho thấy sự nhạy bén trong công tác thị trường.
Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Bắc Kạn: Đa dạng kênh xúc tiến thương mại cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Bằng việc triển khai đa dạng kênh xúc tiến thương mại, sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bắc Kạn đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành.
Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn huyện Mộc Châu

Hội chợ triển lãm thương mại và nông sản an toàn huyện Mộc Châu năm 2024 đã khai mạc với hàng trăm gian hàng nông sản đặc trưng.
Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Nhờ chuyển đổi số, chè Shan tuyết của Tuyên Quang đã thực sự “lên ngôi” trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao được khách hàng trong, ngoài nước biết đến.
Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới

Phiên chợ vùng cao biên giới Yên Châu năm 2024 dự kiến có 20 - 30 gian hàng với các sản phẩm nông sản, sản phẩm chế biến của các xã huyện Yên Châu và Lào.
Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là

Phú Thọ: Để cây chè trên đất Thanh Ba thực sự là 'vàng xanh'

Cây chè trên đất Thanh Ba được ví như là "vàng xanh" và là cây trồng mũi nhọn, làm giàu… song, để phát huy giá trị cho loài cây chủ lực này vẫn là câu hỏi khó.
Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Xây dựng chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chè vươn xa

Hương Vân Trà – một hợp tác xã (HTX) chè ở Thái Nguyên đã đẩy mạnh liên kết với người nông dân nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chè.
Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Bài 3: Kết nối chuỗi, tạo lập thị trường bền vững cho sầu riêng

Để sầu riêng đi những bước xa hơn, bền vững hơn, bên cạnh câu chuyện chất lượng, cần có những chính sách hỗ trợ cho liên kết chuỗi.
Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Mới có khoảng gần 13% hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi giá trị

Hiện cả nước đang có trên 4.000 hợp tác xã (HTX) tham gia liên kết theo chuỗi giá trị, chiếm gần 13% tổng số HTX.
Bài 2:  Nỗi lo phát triển quá nóng

Bài 2: Nỗi lo phát triển quá nóng

Giá sầu riêng liên tục lập đỉnh, diện tích trồng loại nông sản này tăng ồ ạt. Tuy nhiên, sầu riêng đang đối diện với bài toán đầu ra và chất lượng.
Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Bài 1: Sầu riêng - kỳ vọng mới cho kinh tế nông thôn

Sầu riêng không chỉ là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà còn là sản phẩm mang đậm thương hiệu của miền đất này.
Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Lạng Sơn: Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Việc tổ chức khai mạc mùa hạt dẻ nhằm giới thiệu các khu vườn dẻ đến với nhân dân trong và ngoài tỉnh, kết nối với du khách gần xa, quảng bá sản phẩm.
Hà Giang: Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa, văn hóa ẩm thực đặc sắc

Hà Giang: Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa, văn hóa ẩm thực đặc sắc

Thời gian qua, bên cạnh chú trọng chất lượng sản phẩm thì công tác quảng bá cũng đang được Hà Giang quan tâm để đưa nông sản địa phương đến với người tiêu dùng.
Đắk Nông: Đa dạng giải pháp tiêu thụ sản phẩm thế mạnh

Đắk Nông: Đa dạng giải pháp tiêu thụ sản phẩm thế mạnh

Ngành Công Thương Đắk Nông đã và đang phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thế mạnh, đẩy mạnh thương mại địa phương phát triển.
Khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hoá ẩm thực 6 tỉnh phía Bắc năm 2024

Khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hoá ẩm thực 6 tỉnh phía Bắc năm 2024

Chiều 25/8, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hoá ẩm thực 6 tỉnh phía Bắc năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động