Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tấm gương phòng, chống tội phạm ma túy

Thoạt nhìn, Hà Văn Phượng khá rắn rỏi, có phần hơi dữ tướng. Tiếp xúc, lại phát hiện ra anh rất cởi mở, tình cảm. “Tôi không chọn công việc mà do đơn vị phân công, nhưng giờ đây tôi lại trót yêu công việc này mất rồi…” - Trung úy Hà Văn Phượng cười ấm áp.
Tấm gương phòng, chống tội phạm ma túy
Những phút sum vầy bên gia đình nhỏ của Trung úy Hà Văn Phượng

Biết tôi từ xa đến, Đồn Biên phòng Lóng Sập (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nhanh chóng sắp xếp cho tôi được gặp Trung úy Hà Văn Phượng. Trong căn nhà gỗ xinh xắn dựng gần cổng đồn, Hà Văn Phượng kể cho tôi nghe về những năm tháng tuổi thơ đầy gian khó. Chính tuổi thơ gian khó đó đã tôi luyện cho anh tính kiên trì và tinh thần vượt khó vươn lên. Chính vì vậy, đi nghĩa vụ quân sự, đi học ở Trường Trung cấp Biên Phòng I và về công tác tại Đồn Biên phòng Lóng Sập, ở vị trí nào, anh Phượng cũng rất năng nổ, tích cực.

Đồn Biên phòng Lóng Sập - nơi Trung úy Hà Văn Phượng công tác hiện quản lý địa bàn 3 xã: Chiềng Sơn, Lóng Sập, Chiềng Khừa – đều là những điểm nóng về ma túy. Chính vì vậy, năm 2012, xét thấy năng lực và tinh thần mưu trí, dũng cảm của anh, Ban chỉ huy đơn vị đã điều động anh sang Đội Phòng chống tội phạm và ma túy. Là trinh sát viên năng nổ, dũng cảm, có khả năng phán đoán, xử lý tình huống khá nhanh nên Hà Văn Phượng mau chóng thích nghi và bộc lộ những tố chất cần có của người chiến sĩ phòng chống tội phạm và ma túy.

Từ năm 2010 đến nay, trong số gần 130 vụ án do Đồn Biên phòng Lóng Sập thực hiện và gần 150 chuyên án, vụ án do đơn vị phối hợp với Công an xã Lóng Sập, phòng Phòng chống tội phạm và ma túy (Bộ Chỉ huy Biên phòng Sơn La) thực hiện… cá nhân anh Phượng đã trực tiếp tham gia truy bắt 136 vụ; cùng đồng đội thu giữ 130 bánh hê-rô-in, hàng chục nghìn viên ma túy tổng hợp, hàng chục ki-lô-gam thuốc phiện và ma túy đá…

“Băng rừng, vượt suối, leo đèo, thức đêm nằm phục trong rừng… là chuyện hàng ngày của những chiến sĩ phòng chống ma túy. Nhiều vụ, đối tượng phạm tội sẵn sàng lao xe với tốc độ cao vào lực lượng chức năng, xả súng, đâm chém điên cuồng. Với những kẻ liều chết này, sự dũng cảm không chưa đủ, anh em còn phải hết sức bình tĩnh, linh hoạt để xử lý tình huống. Mỗi vụ án, chuyên án thành công, được trở về với gia đình nguyên lành, khỏe mạnh là điều hạnh phúc nhất” – Hà Văn Phượng bộc bạch.

Công tác tại xã Lóng Sập, Hà Văn Phượng đã nảy nở tình yêu và kết duyên với cô gái Thái trắng Vi Thị Hồng. Xã Lóng Sập giờ đây đã trở thành quê hương thứ 2 của anh.

Cùng với tình yêu gia đình, giờ đây Hà Văn Phượng có thêm một đam mê mới, đó là được tham gia vào những vụ án, chuyên án phòng chống tội phạm ma túy. Công việc khá nguy hiểm và vất vả, nhưng theo anh Phượng, đó chính là môi trường tôi luyện, giúp anh thêm bản lĩnh, ý chí và luôn vững vàng trước những khó khăn, cám dỗ của cuộc sống. Anh tâm sự: “Ba xã do đơn vị chúng tôi quản lý có tới 476 đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (con số thực có thể lớn hơn). Người nghiện khổ đã đành, gia đình, bản làng có người nghiện cũng khổ lây. Ma túy vận chuyển về xuôi cũng đang tiếp tục gây ra những hệ lụy khó lường. Chứng kiến những vấn đề nhức nhối này, tôi càng thấy rõ hơn giá trị, ý nghĩa của công việc mà tôi và đồng đội đang thực hiện”.

Với những chiến công đã đạt được, Trung úy Hà Văn Phượng 2 lần vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về thành tích trong công tác phòng chống tội phạm và ma túy. Nhận xét về cán bộ của mình, Thiếu tá Đào Mạnh Tưởng – Chính trị viên Đồn Biên phòng Lóng Sập – cho biết: Bên cạnh việc thực hiện công tác chuyên môn xuất sắc, Trung úy Hà Văn Phượng còn giữ vai trò là Phó Bí thư đoàn của Đoàn Thanh niên Đồn Biên phòng Lóng Sập trong 2 nhiệm kỳ. Đây cũng là quãng thời gian Đoàn Thanh niên Đồn Biên phòng Lóng Sập có nhiều kết quả tích cực trong việc tham gia vào Chương trình “Nâng bước em đến trường”; giúp bà con trồng tranh leo thoát nghèo; tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tin cùng chuyên mục

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Múa chiêu - nét văn hoá đặc sắc của người đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum

Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động