Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể

Thông qua hàng loạt tổng kho ngoại quan sát biên giới, doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đưa hàng hóa vào Việt Nam khiến hàng Việt chịu sức ép không nhỏ.
Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt Tiếp sức cho hàng Việt

Áp lực giao hàng nhanh, chi phí thấp

Thường xuyên mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, anh Lê Hiệp (Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, mua hàng từ Trung Quốc về đến Hà Nội chỉ mất khoảng 3-4 ngày, nếu áp được mã giảm giá (tùy từng cửa hàng) thì chi phí vận chuyển 0 đồng, với những đơn hàng bình thường, phí vận chuyển dao động trong khoảng 16-30 nghìn đồng/đơn. Anh Lê Hiệp nhẩm tính, nếu mua hàng từ Trung Quốc, chi phí vận chuyển thậm chí còn rẻ hơn cả mua hàng từ TP. Hồ Chí Minh chuyển ra Hà Nội.

Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể
Hàng Việt bán online trước áp lực giao hàng nhanh, chi phí thấp (Ảnh: Thế giới di động)

Có thể thấy, thông qua hàng loạt tổng kho ngoại quan ở sát biên giới phía Bắc và các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy mạnh việc đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng Việt. Đáng chú ý, hàng Trung Quốc phong phú, đa dạng, giá rẻ, giao nhanh, cước vận chuyển thấp… đang gây áp lực rất lớn đến các công ty Việt Nam và hàng Việt.

Số liệu từ Metric - một đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu thương mại điện tử - cho thấy doanh số quy mô năm sàn thương mại điện tử nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop) trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 143.900 tỉ đồng, tăng trưởng 54,91% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này lại sụt giảm gần 7% so với sáu tháng cuối năm 2023.

Mức tăng trưởng chung trong 6 tháng đầu năm 2024 ghi nhận sự tăng trưởng áp đảo của hai sàn Shopee và TikTok Shop. Và đây cũng là hai sàn có tăng trưởng về doanh số, trong khi 3 sàn còn lại "đi lùi". Cụ thể, doanh số 6 tháng đầu năm nay của TikTok Shop tăng tới 150,5% so với cùng kỳ, Shopee ghi nhận mức tăng gần 66%. Trong khi đó Lazada, Tiki, Sendo lần lượt giảm gần 44%, 48% và 70%.

Nói về “làn sóng” hàng Trung Quốc giá rẻ như hiện nay nhờ vào lợi thế xây dựng hàng loạt tổng kho ngoại quan ở sát biên giới Việt Nam, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, đã đưa một dẫn chứng trên sàn thương mại điện tử Shopee, đó là cùng một loại sản phẩm, nếu mua thương hiệu của Việt Nam sẽ có mức giá là 300.000 đồng, còn giá hàng Trung Quốc chỉ có 95.000 đồng, trong khi thời gian giao hàng là tương đương nhau.

Với mức giá chênh lệch cao như vậy, chưa kể hàng Trung Quốc được vận chuyển đến tay người tiêu dùng khá nhanh và còn có thể miễn phí giao hàng với một số mặt hàng cần được giải phóng tồn kho nhanh, hàng Việt đang chịu sức ép cạnh tranh từ “làn sóng” hàng Trung Quốc giá rẻ.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Lào Cai tại Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh khu vực phía Bắc lần thứ 10, cơ quan này đánh giá hệ thống logistics và hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới phía Trung Quốc đang rất phát triển. Qua các chuyến khảo sát và thông tin từ phía Trung Quốc, Sở Công Thương Lào Cao cho biết tỉnh Vân Nam đã hình thành Khu thí điểm thương mại điện tử Trung Quốc - ASEAN (Hà Khẩu) và ở một số cửa khẩu khác dọc trên tuyến biên giới Việt - Trung.

Khu thí điểm thương mại điện tử Trung Quốc - ASEAN (Hà Khẩu), phân khu Hồng Hà cách cửa khẩu đường bộ Hà Khẩu (Cửa khẩu số I) 3 km. Tổng diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng lên tới 660.000 m2. Tổng mức đầu tư là 3,68 tỷ nhân dân tệ (tương đương 525 triệu USD).

Sở Công Thương Lào Cai cho biết các kho hàng, trung tâm thương mại điện tử tại khu vực biên giới này có chức năng: thu gom trong nước và phân phối ở nước ngoài; cung cấp chức năng giao hàng trực tuyến, livestreams bán lẻ… cung cấp dịch vụ khai báo, kiểm tra, khai báo đặt hàng; gửi bưu kiện trong nước đi nước ngoài, tiếp nhận, mở các bưu kiện nước ngoài, trung chuyển các bưu kiện quá cảnh...

Vì vậy, Sở Công Thương Lào Cai nhận định, thời gian tới hoạt động sản xuất trong nước sẽ phải cạnh tranh với nguồn hàng tiêu dùng khổng lồ từ Trung Quốc được nhập khẩu thông qua hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới.

Không để mất chỗ đứng trên sân nhà

Theo báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến năm 2023 của Metric (nền tảng số liệu E-commerce), dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C (mô hình doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng) của Việt Nam có thể đạt 650.000 tỉ đồng vào năm 2024. Trong đó, năm sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam có thể đạt hơn 310.000 tỉ đồng vào năm 2024, tăng trưởng 35% so với năm 2023.

Tăng sức cạnh tranh hàng Việt: Cần những giải pháp tổng thể
Hàng Trung Quốc phong phú, đa dạng, giá rẻ, giao nhanh, cước vận chuyển thấp… đang gây áp lực rất lớn đến các công ty Việt Nam và hàng Việt (Ảnh: Cafebiz)

Trước bối cảnh các công ty Trung Quốc triển khai xây dựng các tổng kho gần biên giới với Việt Nam, đây là thách thức lớn cho các doanh nghiệp nội địa trong việc cải thiện tốc độ giao hàng, giá cước vận chuyển.

Trước thực tế này, theo bà Vũ Kim Hạnh, Nhà nước cần phối hợp cùng với các doanh nghiệp để tìm ra những cách thức để giải quyết vấn đề cạnh tranh sống còn nêu trên. Bên cạnh đó, cần xác định thế mạnh của hàng Việt Nam khi cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ Trung Quốc là nằm ở đâu.

Về phía doanh nghiệp trong nước bên cạnh việc phải luôn duy trì sản phẩm chất lượng tốt, tính toán lại về chiến lược và mô hình kinh doanh, thì cần quan tâm hơn việc tiếp thị và bán hàng bằng các công cụ và công nghệ mới hiệu quả hơn.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Lâm Viên – Tổng Giám đốc Vinamit -cho rằng, các doanh nghiệp không nên hoang mang mà cần tìm giải pháp ứng phó để đứng vững và không mất lợi thế cạnh tranh. Trước hết, các doanh nghiệp Việt phải nghĩ tới các kho ngoại quan tại các tỉnh, thành lân cận và cả chính kho ngoại quan của Trung Quốc để có thể tận dụng, xâm nhập vào thị trường của họ.

Các chuyên gia cũng nhận định, để hàng Việt cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ ngay trên “sân nhà” đang buộc các doanh nghiệp trong nước sẽ phải có những thay đổi lớn hơn nữa. Nhất là trong cách thức bán hàng theo các công nghệ mới nổi. Cùng với đó đẩy mạnh hệ thống logistics thì chắc chắn hàng Việt vẫn sẽ có chỗ đứng.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc đẩy mạnh tốc độ mở rộng quy mô kho hàng tại nước ngoài nhằm thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới. Cụ thể, vào tháng 6/2024 vừa qua, Bộ Thương mại Trung Quốc phối hợp với các Bộ ngành liên quan ban hành "Ý kiến mở rộng xuất khẩu thương mại điện tử qua biên giới, thúc đẩy xây dựng kho hàng ở nước ngoài".

Số liệu cho thấy, hiện nay Trung Quốc đã xây dựng hơn 2.500 kho hàng ở nước ngoài, diện tích hơn 30 triệu mét vuông. Dữ liệu mới nhất do Tổng Cục Hải quan Trung Quốc công bố cho thấy, nửa đầu năm 2024, xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đạt 1,22 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 10,5% so với cùng kỳ, cao hơn tổng mức tăng ngoại thương của Trung Quốc là 4,4% trong cùng kỳ. Từ 1,06 nghìn tỷ Nhân dân tệ năm 2018 đến 2,38 nghìn tỷ Nhân dân tệ năm 2023, trong 5 năm, xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đã tăng 1,2 lần.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Trong sự thành công của hàng Việt, thương hiệu Việt phải kể đến vai trò dẫn dắt của Bộ Công Thương trong định hướng chiến lược, cập nhật thông tin thị trường.
Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc huyện Tánh Linh năm 2024 sẽ có sự tham gia của 10 - 15 doanh nghiệp, với 25 - 30 gian hàng.
Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt tại chợ Hàn - chợ du lịch của TP. Đà Nẵng - đã quảng bá, lan toả hàng Việt đến với khách du lịch quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã kết nối nhu cầu sử dụng hàng Việt, giúp sản phẩm săm lốp DRC được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Trong hành trình 'vươn vai vạn dặm' ra thế giới, với sự xuất hiện trên kệ siêu thị của các 'ông lớn, hai tiếng 'tự hào' hàng Việt hiện diện trong mỗi chúng ta.
Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh là giải pháp trọng tâm ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh triển khai.
Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần cách triển khai mới nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hàng Việt, tỉnh Gia Lai đã chú trọng đến việc triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá, ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.
Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQ Tô Thị Bích Châu đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương được đánh giá là một trong những bộ, ngành đi đầu trong triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam suốt 15 năm qua.
Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Quá trình nỗ lực của doanh nghiệp Việt đã giúp các sản phẩm của mình xây dựng được thương hiệu, trong đó có nhiều thương hiệu mạnh, được ưa chuộng.
Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Phiên chợ đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng khu vực miền núi của tỉnh Bắc Kạn giúp người dân được tiếp cận, tiêu dùng những hàng hóa đảm bảo chất lượng.
Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các địa phương, doanh nghiệp đang “dồn tổng lực” kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam cuối năm.
Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Ngày 7/11, Central Retail Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2024.
Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?
Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Tuần lễ sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh quy tụ hàng trăm gian hàng.
Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Văn bản số 8791/BCT-TTTN ngày 1/11/2024 về việc hưởng ứng Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc năm 2024.
Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Sơn La đã và đang tác động tích cực đến toàn xã hội, người dân, tạo thói quen mua sắm hàng Việt.
Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt.
Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

100% các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Hà Nam hưởng ứng Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’ bằng việc mua sắm đồ dùng là hàng Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động