Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tên lửa SAM2 đã sẵn sàng tái ngộ B52 trên bầu trời Sài Gòn

Tại buổi diễu binh mừng chiến thắng ngày 15/5/1975 tại Sài Gòn, nhiều phóng viên nước ngoài có mặt tại chỗ đã sửng sốt khi thấy đi trong đội hình của quân giải phóng miền Nam là những chiếc xe kéo theo dàn tên lửa đất đối không Dvina75- vốn được quen gọi là SAM2 từng hạ uy lực B52 trên bầu trời Hà Nội 3 năm trước đó.

Trong chiến tranh tại Việt Nam, người Mỹ đã hai lần phải chứng kiến điều không thể lại trở thành có thể về sự có mặt của vũ khí miền Bắc Việt Nam tại chiến trường miền Nam. Lần thứ nhất là sự có mặt của những chiếc xe tăng PT 76 tại trận Làng Vây tháng 2/1968- trận đánh quyết định của chiến dịch Khe San - Đường 9. Lần thứ hai tuy người Mỹ chỉ biết khi cuộc chiến đã kết thúc, đó là sự có mặt của một trung đoàn tên lửa miền Bắc Việt Nam tại Sài Gòn.

Biết muộn hơn thì sự sửng sốt sẽ được nhân lên gấp bội. Nghĩa là trong những binh chủng hợp thành tiến vào giải phóng Sài Gòn trong trận đánh cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tung vào trận tất cả những vũ khí hiện đại nhất đến lúc đó để bảo đảm sự chắc thắng khi mà vũ khí hiện đại, mưu trí và thời thế đã hành tiến cùng các binh đoàn vào giải phóng Sài Gòn, tháng 4/1975. Nếu như người Mỹ trong nỗ lực tuyệt vọng cứu vớt chính quyền Sài Gòn bằng việc đưa con át chủ bài B52 vào trận thì một lần nữa chúng cũng sẽ lại được tiếp đón bằng dàn tên lửa đất đối không SAM2. Và khi ấy, chắc chắn cái kết cục chiến tranh Việt Nam sẽ không thể nào nghiệt ngã, khốc liệt hơn với người Mỹ.

ten lua sam2 da san sang tai ngo b52 tren bau troi sai gon
Tên lửa Trung đoàn 263 tham gia diễu binh mừng chiến thắng (ngày 15/5/1975) tại Sài Gòn

Cho đến nay, hành trình vào trận giải phóng miền Nam với lộ trình trên ngàn cây số từ miền Bắc vào Nam của Trung đoàn tên lửa 263 - một trong ba trung đoàn tên lửa của miền Bắc lúc bấy giờ vẫn là một trong những chương kỳ lạ nhất của cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Càng kỳ lạ hơn khi mà cả đội hình của trung đoàn với hơn 200 xe chở khí tài hành tiến thần tốc cùng một lúc chỉ bằng đường bộ mà vẫn bảo đảm an toàn gần như tuyệt đối về tên lửa, khí tài và độ bí mật cao nhất để bảo đảm áp sát Sài Gòn đúng dự kiến, nhanh chóng triển khai phương án tác chiến, chỉ đợi lệnh ấn nút khai hỏa của Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tháng 2/1975, cả trung đoàn nhận lệnh hành quân vào chiến trường. Không rõ nơi đến nhưng cả trung đoàn từ E trưởng cho đến pháo thủ đều hiểu rằng, khi tên lửa được đưa vào trận thì điều đó có nghĩa là phía trước họ là một trận đánh thực sự lớn, rất có thể là trận đánh cuối cùng quyết định số phận của cuộc chiến.

Từ miền Bắc, đội hình chiến đấu của trung đoàn vào đến Quảng Trị, ai cũng ngỡ đây là nơi ở lại. Nhưng không, cả trung đoàn cấp tốc được lệnh tạt cánh sang Lào tiếp tục con đường vào chiến dịch. Xuyên qua đất bạn Lào trên cung đường Tây Trường Sơn, một tình huống đã xảy ra. Khi đơn vị hành quân đến khu rừng Dongpaam, huyện Sansay thuộc tỉnh Attapeu thì một quả đạn tên lửa SAM2 trên xe rơ mooc chở đạn bị gẫy vì đường xấu quá. Biết là quả đạn tên lửa này đã hỏng, không thể chiến đấu được, chỉ huy trung đoàn quyết định tháo lấy toàn bộ đầu nổ, các cánh lái tên lửa và các bộ phận chứa linh kiện điện tử trong quả đạn rồi để lại quả tên lửa chỉ còn vỏ ấy và tiếp tục hành quân.

Khi hành quân đến ngã 3 biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, một lần nữa trung đoàn lại được lệnh rẽ trái vào Việt Nam tới thành phố Buôn Ma Thuột vừa được giải phóng. Từ Buôn Ma Thuột cả trung đoàn tiếp tục nhận lệnh đi về phía Nam. Bây giờ cả trung đoàn đều đã hiểu - đích đến là thành phố Sài Gòn.

Chiều 18/4/1975 phương án tác chiến của trung đoàn được Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh thông qua với đối tượng tác chiến chính là không quân Mỹ và không quân cường kích của chính quyền Sài Gòn (trong đó trọng điểm là B52). Cùng đó, các tiểu đoàn của trung đoàn được triển khai bảo vệ hướng tiến công của quân đoàn 1 và quân đoàn 3 thọc thẳng vào Sài Gòn.

Có lẽ giờ đây không ít người mới được biết phía sau các đoàn quân chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam dũng mãnh đập nát các cánh cửa thép bảo vệ Sài Gòn xuân 75 có cả những dàn tên lửa sẵn sàng khai hỏa.

Ngày 27/4/1975, trung đoàn đã hoàn thành việc chiếm lĩnh trận địa và triển khai chiến đấu tại cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn. Thế nhưng, sang đến ngày 29/4/1975, trên màn hiện sóng ra đa của trung đoàn vẫn tuyệt nhiên không thấy tín hiệu máy bay cường kích của địch nữa mà chỉ còn tín hiệu máy bay trực thăng Mỹ thực hiện cuộc di tản cuối cùng khỏi Sài Gòn và trung đoàn được lệnh không đánh.

Trưa ngày 30/4/1975, các cánh quân chủ lực từ các hướng tiến vào đánh chiếm Dinh Độc Lập và các cơ quan đầu não của kẻ thù tại hang ổ cuối cùng. Sài Gòn đã được giải phóng!

Hầu như không một cán bộ, chiến sĩ nào của Trung đoàn 263 không khỏi nuối tiếc vì “rồng lửa” của đơn vị không được phóng lên tiêu diệt máy bay địch trong trận chiến cuối cùng! Nhưng ai cũng xúc động khi đoàn xe tên lửa của trung đoàn được tham gia cuộc diễu binh mừng chiến thắng ngày 15/5/1975 tại Sài Gòn trước sự ngưỡng mộ không sao kìm nén được của đồng bào thành phố mang tên Bác vừa được giải phóng.

Dù chưa chính thức khai hỏa nhưng về mặt lý thuyết tên lửa SAM2 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng và có thể “tái ngộ” B52 trên bầu trời Sài Gòn trong trận đánh cuối cùng.
Quang Lộc (tổng hợp)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Từ câu chuyện của Trung Quốc, Dubai, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật Đầu tư đang sửa đổi theo hướng thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư.
Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Kỳ họp thứ 8.
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Ngày 6/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Lam Thiên Lập, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile từ ngày 9-12/11; thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12-16/11.

Tin cùng chuyên mục

Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?

Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc các cơ sở tư nhân sử dụng hình thức mua sắm thông thường lại mua được một số thiết bị y tế giá rẻ hơn so với cơ sở công lập.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung một số quy định mới sẽ góp phần rút ngắn thời gian trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư công.
Luật Đầu tư công (sửa đổi):

Luật Đầu tư công (sửa đổi): 'Nóng' vấn đề phân cấp, phân quyền

Đại biểu Quốc hội nhất trí với việc cần đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tạo chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý đầu tư công.
Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra nghiên cứu quy định thời gian cấp phép khai thác khoáng sản, trữ lượng khoáng sản.
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.
80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

Ngày 5/11 Báo Quân đội nhân dân đã phối hợp với các cơ quan tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “80 năm Linh hồn, mạch sống của Quân đội cách mạng”.
Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có thời gian hoàn thành rất sớm, sử dụng có hiệu quả, chống lãng phí rất lớn.
Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra tại đình làng Kim Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Vuasanca giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc chi thường xuyên cho trả tiền lương đã chiếm tới 45%, còn lại là các khoản chi khác.
Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lần đầu tiên Chỉ tiêu năng suất lao động tăng 5,56%, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc.
Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị Quốc hội, hoặc các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý sử dụng một cách hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc.
Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động