Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ

Sáng ngày 22/9 diễn ra Tọa đàm: "Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ" do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Đề xuất cấp bù lãi suất 3% khi cho vay lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tham dự Triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Đà Nẵng 2023 Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thời gian qua, những chính sách khuyến khích của Nhà nước cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực trong phát triển công nghiệp hỗ trợ. Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển về cả số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất trong nước và toàn cầu. Đồng thời, năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam được cải thiện.

Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ - tỷ lệ nội địa hóa được cải thiện

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, (Bộ Công Thương) nhìn nhận, trong gần 10 năm trở lại đây với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương, ngành công nghiệp hỗ trợ của đã có những chuyển biến rất tích cực.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện đạt khoảng 5.000 doanh nghiệp. Đáng chú ý, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã xuất khẩu đi một số thị trường trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ bao gồm các sản phẩm dây cáp điện, hộp số, các linh kiện nhựa….

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp tham gia làm nhà cung ứng cấp một cho các tập đoàn đa quốc gia lên tới 100 doanh nghiệp; cung ứng cấp hai, cấp ba là khoảng 700 doanh nghiệp. Trong đó, ở lĩnh vực điện tử, Samsung hiện có khoảng 50 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp một và khoảng 170 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp hai. Ở lĩnh vực cơ khí - ô tô cũng có khoảng 12 doanh nghiệp tham gia cung ứng cấp một cho Toyota.

Điểm nổi bật là tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được cải thiện đáng kể. Cụ thể như trong lĩnh vực dệt may, da giày, tỷ lệ nội địa hóa khoảng 45 - 50%; cơ khí chế tạo đạt 15 - 20%; sản xuất, lắp ráp ô tô 5 - 20%, riêng đối với một số sản phẩm xe như xe tải và xe khách thì tỷ lệ này nội địa hóa này cao hơn”- ông Phạm Tuấn Anh nêu cụ thể.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn còn hạn chế, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là giá trị gia tăng rất thấp trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra nghiên cứu phát triển (R&D) tại các doanh nghiệp không được quan tâm đúng mức. Cuối cùng là mối liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp FDI chưa chặt chẽ. Mặc dù trong thời gian vừa qua các Bộ, ngành, địa phương cũng đã nỗ lực trong việc kết nối các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước với các tập đoàn đa quốc gia.

Kiến nghị và đề xuất

Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Cường - Giám đốc Công ty Cổ phần Hanel Xốp Nhựa (Hanel Plastics) bày tỏ, trong ba năm gần đây đã có những khó khăn hiện hữu như dịch chuyển chuỗi cung ứng, trong khi đó cạnh tranh thế giới rất là lớn. Đơn cử, đối với Samsung hút bụi, Samsung điện tử, Hanel Plastics đã cung cấp sản phẩm được khoảng 5 năm, sau đó họ chuyển nhà máy từ Quế Võ (Bắc Ninh) vào trong miền Nam thì Hanel Plastics cũng không thể đi theo được vì công ty quy mô bé. Hay Samsung Display trước đó đầu tư khá lớn (khoảng 4 tỷ USD) ở Yên Phong và Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi cũng cung cấp được khá tốt cho họ, nhưng vừa rồi họ đã dừng.

Đấy là những biến động của chuỗi cung ứng. Họ có thể đầu tư vào, họ có thể di chuyển, nhưng doanh nghiệp nội địa vẫn phải tiếp tục gồng mình “chiến đấu”- ông Nguyễn Quốc Cường cho hay và thông tin thêm, năm 2023 có nhiều khó khăn, chiến lược của doanh nghiệp vẫn cố gắng giữ ổn định, sẵn sàng chờ đón qua giai đoạn suy thoái tiếp tục đón đầu cơ hội, chấp nhận lợi nhuận mỏng nhưng làm sao dòng tiền vẫn phải ổn định. “Chúng tôi cũng đang cân đối làm sao trong quá trình này vẫn giữ công nhân, người lao động và đào tạo và nghiên cứu những phương án để chuyển đổi trong nội bộ sản xuất”- lãnh đạo Hanel Plasticsnói.

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) cũng cho biết, về năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu nguồn vốn, công nghệ, thậm chí cần hỗ trợ cả về công tác xúc tiến thương mại, bán hàng.

Thời gian vừa qua, HANSIBA cũng đồng hành với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc thành lập những công ty liên doanh tư vấn phát triển công nghiệp hỗ trợ để chia sẻ lại kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn trên thế giới, rút ngắn khoảng cách đào tạo, hướng đến việc đạt được các chứng chỉ toàn cầu, qua đó các doanh nghiệp tạo được sức mạnh và năng lực cạnh tranh nhất định để vươn ra thị trường thế giới, xuất khẩu các sản phẩm linh phụ kiện sản xuất tại Hà Nội và Việt Nam.

“Trợ lực” cho công nghiệp hỗ trợ

Nêu giải pháp, dưới góc độ doanh nghiệp ông Nguyễn Quốc Cường cho hay, trong thời gian tới, Nhà nước, Bộ Công Thương cũng thúc đẩy thu hút đầu tư nhiều, sẽ có sự chuyển dịch, cụ thể doanh nghiệp vẫn có nhiều cơ hội, nhiều hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối với những tập đoàn như Boeing hay cả Airbus. “Mặc dù sản phẩm của họ phong phú nhưng vẫn sử dụng nhiều linh kiện nhựa, có cả linh kiện đơn giản, chỉ là tiêu chuẩn cao hơn. Với môi trường đầu tư kinh doanh như Việt Nam hiện nay tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều các tập đoàn lớn tìm đến”- ông Cường cho biết và gợi mở giải pháp, quan trọng nhất là phải có sự liên kết trong nước, ở đây vai trò của Hiệp hội, Bộ Công Thương rất là quan trọng.

năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện
Năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện

Ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành từ năm 2015 (Nghị định 111), đến nay đã 8 năm. Với những biến động mới trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ trong bối cảnh hiện nay thì chắc chắn là cần thiết phải sửa đổi Nghị định 111, Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao sửa đổi Nghị định này từ năm 2020, tuy nhiên trong quá trình sửa đổi cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Bộ Công Thương vẫn kiên quyết và kiên trì sửa đổi, thuyết phục các cơ quan có liên quan để sớm trình lên Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 111, đó là việc cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Về danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã bổ sung rất nhiều các sản phẩm mới phù hợp với xu thế hiện nay, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp”- ông Phạm Tuấn Anh thông tin.

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp rất chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp như Samsung, Toyota để hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nâng cao được năng lực cũng như kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với nhau.

Theo Cục Công nghiệp, trong chương trình đầu tư công giai đoạn 2021-2024, Bộ Công Thương cũng được giao nguồn vốn để xây dựng hai trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp tại hai đầu của đất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. “Chúng tôi xác định đây là 2 công trình rất quan trọng, như cánh tay nối dài của Bộ Công Thương trong hỗ trợ các doanh nghiệp, kỳ vọng khi hai trung tâm này được hoàn thiện cơ sở vật chất và bộ máy chức năng thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong thời gian tới”- ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng báo cáo, nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao trong 8 tháng năm 2024.
Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Tình hình sản xuất công nghiệp, đầu tư 8 tháng năm 2024

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp phục hồi và duy trì tăng trưởng tích cực

Sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tích cực, chỉ số ngành công nghiệp ghi nhận chuỗi tăng 6 tháng liên tiếp.
Lai Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Lai Cai: Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng nhẹ trong 8 tháng đầu năm

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Lào Cai tháng 8 năm 2024 ước đạt 4.138 tỷ đồng; xuất nhập khẩu đạt 2.271,63 triệu USD...

Tin cùng chuyên mục

Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương: Đổi mới, sáng tạo triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh mới

Cục Công Thương địa phương là đơn vị thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong nhiều lĩnh vực, như khuyến công, cụm công nghiệp...
Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 18/9-20/9 tại Hà Nội, triển lãm FBC ASEAN 2024 sẽ là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam kết nối với các đối tác quốc tế.
Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số

Tại Nghệ An diễn ra hội thảo hướng đến nâng cao năng lực quản lý, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, ứng dụng chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tăng 8,6%

8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tăng 8,6%

Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục tăng trưởng tích cực, tính chung 8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 8,6% so với cùng kỳ.
Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo về khuyến công tại Long An nhận được nhiều ý kiến hay

Hội thảo đã nhận được 15 ý kiến, trong đó 8 ý kiến của Sở Công Thương các tỉnh, 3 ý kiến của doanh nghiệp và 5 ý kiến của Trung tâm khuyến công.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Cục Công Thương địa phương tổ chức đoàn tham gia Mega Show Part 1

Thực hiện nhiệm vụ khuyến công quốc gia, Cục Công Thương địa phương sẽ tổ chức đoàn cơ sở công nghiệp nông thôn Việt Nam tham gia Mega Show Part 1.
Sản xuất công nghiệp 8 tháng của Nam Định đạt đỉnh mới so với cùng kỳ 5 năm

Sản xuất công nghiệp 8 tháng của Nam Định đạt đỉnh mới so với cùng kỳ 5 năm

8 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,34% so với cùng kỳ năm trước, cũng là mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay.
Tháng 8/2024: PMI trên ngưỡng 50 điểm, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng

Tháng 8/2024: PMI trên ngưỡng 50 điểm, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng

Ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,4 điểm trong tháng 8, giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ.
Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam vừa có một bước tiến đột phá với dự án sản xuất cửa thoát hiểm trên cánh cho A321neo.
Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm nhiều thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm nhiều thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp

Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, Bộ Công Thương đưa ra phương án cắt giảm 4 thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.
Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ: Mở rộng sản xuất nhờ khuyến công

Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ: Mở rộng sản xuất nhờ khuyến công

Sự hỗ trợ kịp thời từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia đã giúp Hộ kinh doanh đông trùng hạ thảo Cao nguyên Sìn Hồ tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Làm gì để mục tiêu xanh hóa ngành ô tô ‘cán đích’?

Làm gì để mục tiêu xanh hóa ngành ô tô ‘cán đích’?

Tìm kiếm nguồn lực tài chính, con người và khoa học công nghệ... là những giải pháp quan trọng để mục tiêu 'xanh hóa' ngành ô tô của Việt Nam 'cán đích'.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ, khi địa phương tích cực đồng hành

Phát triển công nghiệp hỗ trợ, khi địa phương tích cực đồng hành

Mô hình hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa Trung ương, địa phương và DN là chương trình hợp tác mà Bộ Công Thương triển khai, ghi nhận kết quả tích cực.
Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn, xuất siêu cao nhưng do chủ yếu tham gia ở khâu sản xuất hữu hình nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử không cao.
Nam Định sắp có dự án sản xuất nhôm trị giá gần 100 triệu USD

Nam Định sắp có dự án sản xuất nhôm trị giá gần 100 triệu USD

Chiều 29/8, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác phát triển dự án trị giá gần 100 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận.
Phát triển xe xanh - Đường lớn đã mở?

Phát triển xe xanh - Đường lớn đã mở?

Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều hành động thiết thực cùng mở lối cho những chiếc xe 'xanh' lăn bánh, tạo nên một không gian giao thông xanh, sạch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động