Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp

Qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhiều địa phương nhanh chóng bứt phá vươn lên về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng Tăng trưởng bền vững phải tập trung vào khu công nghiệp
Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp
Sản xuất tại một công ty ở Khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai. (Ảnh Thiên Vương)

Tuy nhiên, việc phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguy cơ khiến nền kinh tế mất tự chủ và nội lực trở nên suy yếu. Để giữ vững nhịp độ tăng trưởng, các địa phương cần sớm có giải pháp phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng.

Bài 1: “Cú huých” từ FDI

Mặc dù chịu ảnh hưởng tác động của suy thoái kinh tế thế giới và khó khăn trong nước nhưng những năm qua, nhiều tỉnh, thành phố vẫn thu hút được lượng vốn đầu tư lớn để phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, vốn FDI luôn chiếm ưu thế, đem lại tiền đề quan trọng để các địa phương có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

FDI là ngoại lực quan trọng, góp phần giải quyết thiếu hụt về vốn trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý; đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách,... Nguồn vốn này trở thành “cú huých” thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập quốc tế.

Đầu tư nước ngoài bứt phá

Cuối những năm 1980, thời điểm Việt Nam bắt đầu mở cửa tiếp nhận dòng vốn FDI, các địa phương khu vực Đông Nam Bộ như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đã nhanh nhạy nắm bắt, mời gọi các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Trải qua quá trình phát triển, Đông Nam Bộ đã trở thành khu vực dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI; hình thành tứ giác phát triển kinh tế của khu vực phía nam, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu.

FDI là ngoại lực quan trọng, góp phần giải quyết thiếu hụt về vốn trong quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý; đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách,... Nguồn vốn này trở thành “cú huých” thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập quốc tế.

Đồng Nai vốn là cái nôi của ngành công nghiệp Việt Nam. Từ năm 1963, Khu kỹ nghệ Biên Hòa - nay là Khu công nghiệp Biên Hòa 1 được thành lập, là khu công nghiệp đầu tiên của miền nam. Đến thời điểm hiện tại, Đồng Nai đã thu hút được 46 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với 1.589 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư 33,87 tỷ USD.

Một số dự án FDI có quy mô khá lớn như Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) 2,2 tỷ USD, SMC Manufacturing (Nhật Bản) 670 triệu USD, Nestlé (Thụy Sĩ) 618 triệu USD, Bosch (Đức) 530 triệu USD,... Quá trình hoạt động, các dự án liên tục mở rộng, tăng vốn đầu tư, nâng quy mô, công suất so với đăng ký ban đầu.

Bình Dương cũng là bến đỗ lý tưởng của các nhà đầu tư. Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phạm Trọng Nhân, đến nay tỉnh đã thu hút 4.185 dự án FDI từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 40,2 tỷ USD. Bình Dương đang đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó, ngày càng có nhiều dự án lớn của các tập đoàn quốc tế đầu tư vào tỉnh như: Tokyu, Aeon, Mitsubishi (Nhật Bản), Procter & Gamble (Hoa Kỳ), Kumho (Hàn Quốc), Uni-President (Đài Loan, Trung Quốc), Lego (Đan Mạch),...

Ở phía bắc, các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,... là những đại diện tiêu biểu thành công trong thu hút FDI. Ngày 11/10/2023, tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C (Bắc Ninh), nhà máy lớn nhất thế giới của Tập đoàn Amkor với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD (giai đoạn 1 là 520 triệu USD) đã đi vào hoạt động, hứa hẹn đưa Bắc Ninh trở thành cứ điểm quan trọng về lĩnh vực bán dẫn, sản xuất chíp gắn với công nghệ cao trên nền tảng thông minh.

Nhiều năm qua, Bắc Ninh luôn duy trì vị trí tốp 10 tỉnh, thành phố của cả nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trên địa bàn tỉnh, hiện còn hơn 2.000 dự án FDI từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh đạt hơn 24,6 tỷ USD.

Các dự án FDI chủ yếu của Hàn Quốc, Nhật Bản, tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (phần lớn là công nghiệp điện tử). Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết, sau 15 năm đầu tư liên tục, đến cuối năm 2022, lũy kế đầu tư của Samsung vượt 20 tỷ USD. Bên cạnh đó, Samsung cũng xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội với quy mô 220 triệu USD. Hiện tại, tập đoàn vẫn liên tục đầu tư bổ sung với quy mô khoảng 1 tỷ USD mỗi năm.

Khơi thông điểm nghẽn

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế tính đến ngày 20/10/2023, cả nước có 38.622 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 460 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 292 tỷ USD, bằng 63,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Là “thỏi nam châm” hút dòng vốn FDI nhưng thời gian qua, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại các địa phương cũng còn những hạn chế, bất cập. Phó Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai Dương Thị Xuân Nương cho biết, chất lượng các dự án FDI ở địa phương còn “non”, chưa thu hút được nhiều dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, hiện đại từ các tập đoàn lớn trên thế giới.

Số dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại còn thấp, không nổi trội so với doanh nghiệp trong nước. Mối liên kết giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với khu vực trong nước chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của hai bên.

Về giá trị gia tăng trên diện tích đất công nghiệp, so sánh với các tỉnh công nghiệp đứng đầu cả nước, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trên diện tích đất công nghiệp của Đồng Nai ở mức thấp, chỉ đạt 18 tỷ đồng/ha trong khi trung bình các tỉnh công nghiệp là 22 tỷ đồng/ha, Thành phố Hồ Chí Minh 43 tỷ đồng/ha; Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh từ 22 đến 31 tỷ đồng/ha. Như vậy, mặc dù là tỉnh đầu tiên trên cả nước phát triển công nghiệp nhưng hiệu quả đầu tư công nghiệp của Đồng Nai hiện đang thấp hơn các địa phương phát triển công nghiệp khác.

Mặc dù là tỉnh đầu tiên trên cả nước phát triển công nghiệp nhưng hiệu quả đầu tư công nghiệp của Đồng Nai hiện đang thấp hơn các địa phương phát triển công nghiệp khác.

Nguyên nhân chủ yếu do Đồng Nai phát triển công nghiệp hỗn hợp, chưa thu hút được các doanh nghiệp công nghệ cao, các dự án chủ yếu sử dụng lao động phổ thông giản đơn. Toàn tỉnh hiện có khoảng 1,2 triệu lao động trong các nhà máy, riêng trong khu công nghiệp khoảng 589 nghìn lao động, trong đó tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm hơn 50% dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng cao, trong khi cơ sở vật chất và công trình tiện ích phục vụ người lao động chưa đáp ứng kịp nhu cầu.

Tại nhiều tỉnh công nghiệp hiện nay, quỹ đất công nghiệp còn lại sẵn sàng cho nhà đầu tư thuê không còn nhiều, do vướng bồi thường giải tỏa. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phức tạp, kéo dài, chưa đáp ứng kịp nhu cầu thuê đất của nhà đầu tư, chưa có hành lang pháp lý về liên kết phát triển vùng, như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển kết nối hạ tầng giao thông,...

Do đó, sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng và liên vùng thiếu đồng bộ, khoa học, ảnh hưởng đến phát huy thế mạnh của từng vùng, liên vùng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển bền vững.

Theo phản ánh của nhiều địa phương, cơ chế chính sách trong quản lý, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở nước ta hiện nay chưa hoàn thiện, thiếu sáng tạo, đột phá để thích ứng yêu cầu phát triển. Cụ thể, tính pháp lý về quy định khung đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa mạnh.

Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động khu công nghiệp, cụm công nghiệp chỉ dừng lại ở cấp nghị định. Tại các nghị định về khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đôi khi vẫn có những quy định trong quy hoạch xây dựng, đầu tư,... khác biệt với luật, nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện các luật chuyên ngành, cho nên không điều chỉnh được.

Điều này gây khó khăn trong quá trình thực thi chính sách về khu công nghiệp, nhất là việc phát triển mô hình mới. Chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa đồng bộ, phức tạp, chồng chéo, thiếu ổn định và khó dự đoán, chưa tính đến yếu tố đặc thù về điều kiện phát triển ở từng địa phương, thiếu chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các dự án trong khu công nghiệp. Thực trạng nêu trên gây ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư về sự ổn định của môi trường đầu tư và tính minh bạch, công bằng của chính sách.

Để tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức hút mới trong hoạt động thu hút đầu tư, thời gian tới, cơ quan chức năng cần tập trung rà soát vướng mắc, khó khăn, từ đó có giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hình thành những động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng ngành công nghiệp thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện bộ tiêu chí thu hút đầu tư nước ngoài thật phù hợp; lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của địa phương, sớm giải quyết tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo ở các văn bản quy phạm pháp luật.

(Còn nữa)

nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Bộ Công Thương ban hành công văn gửi đơn vị liên quan về việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công.
Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương có đủ năng lực làm tổng thầu cho một số dây chuyền thiết bị toàn bộ cho các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Ứng phó sự cố hóa chất: Bài học kinh nghiệm từ diễn tập thực binh

Việc diễn tập thực binh ứng phó sự cố hóa chất sẽ giúp các đơn vị kinh doanh hóa chất, địa phương chủ động, linh hoạt để ứng phó khi sự cố xảy ra.
Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Bộ Công Thương tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với sản xuất hóa chất và phân bón

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng đem lại hiệu quả trong tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam triển khai nhiều giải pháp “xanh hoá” trong sản xuất

Nhằm bảo vệ môi trường, xanh hoá ngành hoá chất, những năm qua, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp.
Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam đại hội nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 25/10/2024 tại Hà Nội diễn ra Đại hội Hội những nhà sản xuất nhôm thanh định hình phục vụ Xây dựng và công nghiệp Việt Nam khoá II, nhiệm kỳ 2024-2029.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số hướng đến nhà máy thông minh

Chuyển đổi số trong sản xuất tại TP. Đà Nẵng đang diễn ra mạnh mẽ. Tại nhiều doanh nghiệp, chuyển đổi số trong quản trị, vận hành sản xuất đã cho hiệu quả thực.
Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sáng 25/10, Cục Công Thương địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng cảm biến sợi quang đã chứng minh được tính đột phá khi áp dụng thực tiễn trong Hải quân Việt Nam.
‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

‘Xanh hóa’ sản xuất hóa chất và phân bón tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày 24/10/2024 diễn ra Tọa đàm “Xanh hóa” sản xuất hóa chất và phân bón: Cơ hội cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tối ngày 24/10, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Sáng 24/10, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức bàn giao máy móc thiết bị thuộc chương trình khuyến công năm 2024.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu, muốn nâng cao giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp thì phải thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 diễn ra ngày 7 - 8/11 tại cơ sở Hoà Lạc của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Ứng dụng máy móc, công nghệ mới vào khai thác và chế biến dầu khí

Việc ứng dụng các trang thiết bị, máy móc mới vào khai thác và chế biến dầu khí giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro vận hành.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Nhiều hội thảo quan trọng bên lề HanoiTex & HanoiFabric 2024

Trong khuôn khổ HanoiTex & HanoiFabric 2024 tổ chức từ ngày 23-25/10/2024 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, sẽ diễn ra nhiều hội thảo quan trọng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động