Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thuế carbon mới của EU - thách thức với thương mại toàn cầu

EU đã là nơi đầu tiên trên thế giới áp thuế đối với lượng khí thải từ các hoạt động NK sử dụng carbon, bắt đầu từ xi-măng, sắt, nhôm, phân bón, điện và hydro.
EU đạt được thỏa thuận đầu tiên trên thế giới về thuế carbon EU đề xuất chính sách thuế carbon cho hàng hóa của Việt Nam

Liên minh châu Âu (EU) đã là nơi đầu tiên trên thế giới áp thuế đối với lượng khí thải từ các hoạt động nhập khẩu sử dụng nhiều carbon, bắt đầu từ xi-măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, điện và hydro. Thuế có hiệu lực vào năm 2026, nhưng quá trình chuyển đổi đã được tiến hành

Tác động lớn

Đối với châu Âu, việc áp dụng Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) đã được báo trước là một công cụ cân bằng rất cần thiết cho các công ty châu Âu, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng khó khăn. Nhưng đây cũng là một bước quan trọng hướng tới việc phát triển định giácarbon - một biện pháp mà các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia môi trường cho là cần thiết để cắt giảm lượng khí thải nhằm nỗ lực giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5oC - mục tiêu lý tưởng của Thỏa thuận Paris 2015.

Khi CBAM lần đầu tiên được đề xuất, mối quan ngại hàng đầu của một số nhà lập pháp EU là nó sẽ vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và dẫn đến một loạt tranh chấp. Tuy nhiên, trước khi các khoản thanh toán đầu tiên được thực hiện, người ta lo ngại liệu khoản thuế này có hiệu quả hay không?

Đối với thép - chiếm 22% lượng khí thải carbon công nghiệp của EU và là ngành phải chi trả CBAM lớn nhất - nguy cơ lách luật hay “xáo trộn tài nguyên” là đặc biệt nghiêm trọng.

“Ngành thép đặt ra mức độ phức tạp cao đối với CBAM” - Hiệp hội Thép châu Âu (Eurofer) cảnh báo trong một bài xã luận về chủ đề này. Tổ chức cho biết, thép không chỉ bao gồm nhiều danh mục sản phẩm với hơn 100 mã tùy chỉnh, mà còn liên quan đến các tuyến sản xuất và lượng khí thải khác nhau được tạo ra trong quá trình sản xuất cũng như các luồng thương mại lớn.

Thuế carbon mới của EU - thách thức với thương mại toàn cầu
Tại một chợ bán buôn thép ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Adolfo Aiello, Phó Tổng Giám đốc Eurofer, nói rằng các nhà sản xuất thép châu Âu có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh trên nhiều mặt trận: không chỉ từ “thép bẩn rẻ hơn”, mà còn từ “thép xanh hơn từ các nước thứ ba”. Ông cảnh báo thêm rủi ro là EU sẽ trở thành nơi có nhu cầu đặc biệt cao về “thép xanh”, đẩy “thép bẩn” sang những nơi khác, và kết quả là “sẽ tác động tiêu cực đến khí hậu”.

Một số nhà sản xuất trong EU, bao gồm tập đoàn đa quốc gia ArcelorMittal có trụ sở tại Luxembourg, hoan nghênh CBAM nhưng tin rằng kế hoạch hiện tại “có một số thiếu sót”. Các giám đốc điều hành của ArcelorMittal cho rằng khoản thuế này nên được mở rộng để bao trùm phạm vi rộng hơn các sản phẩm được sản xuất bằng một lượng lớn thép, chẳng hạn như các bộ phận được sử dụng trong máy móc.

Bỏ qua điều này được cho sẽ có nguy cơ đẩy các nhà sản xuất ở châu Âu - với nhiều công ty xây dựng cơ sở hạ tầng xanh quan trọng như tấm pin mặt trời và dây cáp điện - phải chuyển sản xuất ra ngoài EU.

Ngành năng lượng gió, vốn đòi hỏi những tấm thép lớn cho tua-bin, cũng đã lưu ý về những lo ngại này. Cơ quan công nghiệp Wind Europe cảnh báo trong một bài xã luận rằng chỉ đánh thuế nguyên liệu thô “có thể làm biến dạng chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp gió EU”.

Jose Noldin, giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp GravitHy - dự định xây dựng nhà máy “sắt xanh” đầu tiên ở Pháp sử dụng hydro làm từ các nguồn tái tạo, cảnh báo CBAM có “nguy cơ các nhà sản xuất châu Âu không chấp nhận thay đổi và bị các nhà sản xuất ở các nước khác vượt mặt”.

Nhìn chung, nhiều nhà sản xuất châu Âu lo ngại rằng CBAM có thể dẫn đến chi phí cao hơn, làm xói mòn sức hấp dẫn của khu vực và của chính họ. Xa hơn, các quan chức và giám đốc điều hành ở các quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil lo ngại rằng CBAM sẽ làm gián đoạn dòng chảy thương mại và tạo ra một hệ thống phân tầng - giữa các sản phẩm được sản xuất bằng năng lượng sạch được gửi đến EU và những sản phẩm được sản xuất bằng năng lượng truyền thống được xuất khẩu sang các nước nghèo hơn, với luật khí hậu ít nghiêm ngặt hơn.

Phản ứng của các nước

Trung Quốc đã lên tiếng phản đối nhiều biện pháp phòng vệ thương mại mà EU và Mỹ đang thực hiện, chẳng hạn như cuộc điều tra chống trợ cấp của EU đối với xe điện của Trung Quốc - động thái mà Bắc Kinh coi là một hình thức “bảo hộ lén lút”. Đáp lại, Trung Quốc đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với rượu brandy nhập khẩu của Pháp.

Một số quốc gia khác lại đang lợi dụng sự bất mãn ngày càng tăng với CBAM như là cơ hội hiếm có. Mehmet Fatih Kacir, Bộ trưởng Công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng EU nên coi đất nước của ông là một sự thay thế đáng tin cậy cho Trung Quốc về các tấm pin mặt trời, xe điện và tua-bin gió có giá cạnh tranh.

“Nhưng do vị trí gần EU và việc gia nhập liên minh hải quan cho phép những hàng hóa đó vào thị trường chung mà không có thuế quan hoặc hạn ngạch, Thổ Nhĩ Kỳ nên được miễn CBAM” - ông Kacir lập luận - “Rõ ràng, chúng tôi nghĩ rằng biên giới của liên minh hải quan nên trùng với biên giới của hoạt động buôn bán carbon”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal đã gọi CBAM là một loại thuế “thiếu hiểu biết” và nói rằng ông hy vọng các công ty EU sẽ chuyển sản xuất sang Ấn Độ.

Ủy ban châu Âu (EC) đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ tuyên bố nào cho rằng CBAM không tương thích với các tiêu chuẩn của WTO hoặc sẽ gây bất ổn cho thương mại toàn cầu.

Một quan chức EU cho biết: “Các luật sư của EU tạo ra CBAM tin chắc 100% rằng CBAM tuân thủ WTO vì chúng tôi đang áp dụng mức thuế tương tự đối với các nhà sản xuất trong nước cũng như các nhà sản xuất bên ngoài”.

Xa hơn nữa còn có một trở ngại khác đối với CBAM: từ năm 2025, chỉ phương pháp tính toán phát thải của EU mới được chấp nhận. Các nhà sản xuất thép Nhật Bản nằm trong số những công ty có vấn đề với Brussels về chi tiết báo cáo được yêu cầu và các khoản tiền phạt tiềm năng có thể phải chịu ngay cả trong thời gian áp dụng thử nghiệm. Ngay cả đánh giá tác động của chính ủy ban cũng ước tính rằng, việc tuân thủ CBAM có thể khiến các công ty phải trả tới 27 triệu euro mỗi năm.

Tuy nhiên, rủi ro lớn hơn cả là CBAM cuối cùng sẽ được hiện thực hóa trên toàn thế giới, nhưng lại không có tiêu chuẩn tối thiểu chung cho các sản phẩm như “thép xanh” hoặc hướng dẫn thực thi tốt nhất. Điều này, theo các chuyên gia tại Hội nghị bàn tròn châu Âu về biến đổi khí hậu và chuyển đổi bền vững, sẽ dẫn đến một chính sách khí hậu không hiệu quả, gây nhầm lẫn cho các nhà sản xuất.

Trước thềm hội nghị về khí hậu thường niên của Liên Hợp quốc COP28 hồi tháng 12 vừa qua, các quốc gia phương Tây đầy tham vọng đã tăng cường kêu gọi áp dụng định giá carbon toàn cầu, coi đây là một cách để khuyến khích các DN cắt giảm khí thải.

Nhưng thay vì nỗ lực toàn cầu, nhiều quốc gia khác bao gồm Canada và Vương quốc Anh lại đang theo dõi chặt chẽ CBAM của EU với mục đích giới thiệu một CBAM của riêng mình. Đánh giá của Canberra về việc có nên thực hiện thuế biên giới carbon hay không sẽ được công bố vào năm tới, trong khi Chính phủ London cho biết CBAM theo kế hoạch của họ cần được tư vấn thêm.

Mohammed Chahim, một nhà lập pháp Hà Lan, người dẫn đầu các cuộc đàm phán về đề xuất CBAM tại Brussels, gợi ý rằng có một giải pháp đơn giản: các nước khác chỉ cần liên kết với EU.

“Chúng ta có thể điều chỉnh chính sách của mình một chút, nhưng ít nhất chúng ta cần phối hợp về cách áp dụng nó, vì nếu không nó sẽ phân mảnh thương mại toàn cầu” - ông nói.

kinhtedothi.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thuế carbon (thuế các -bon)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 phân hóa rõ nét

Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 phân hóa rõ nét

Mặc dù không đạt như kỳ vọng, song bức tranh lợi nhuận ngân hàng trong quý III/2024 được đánh giá là khả quan.
BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

BAOVIET Bank: Phát triển ổn định trong 9 tháng đầu năm 2024

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng 2024, thể hiện sự phát triển ổn định và chiến lược kinh doanh linh hoạt.
Bổ nhiệm tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Bổ nhiệm tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

App MBBank chủ động chặn phần mềm độc hại chiếm quyền trên điện thoại

MB tiếp tục cho ra mắt gói giải pháp trên App MBBank chủ động phát hiện và cảnh báo khi điện thoại có dấu hiệu bị các phần mềm xâm hại và chiếm quyền.
Tự động hóa quy trình COB đem lại cách mạng cho hoạt động ngân hàng

Tự động hóa quy trình COB đem lại cách mạng cho hoạt động ngân hàng

Tự động hóa quy trình COB mang lại nhiều lợi ích vượt trội, đảm bảo tính chính xác và trung thực của dữ liệu, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục

Nam A Bank –

Nam A Bank – 'Số và Xanh' tiếp tục là động lực phát triển

Kỷ niệm 32 năm thành lập (21/10/1992 – 21/10/2024), Nam A Bank tiếp tục ghi dấu ấn trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam qua hàng loạt hoạt động nổi bật.
TS Nguyễn Quốc Việt: Bức tranh kinh tế tư nhân đã khởi sắc

TS Nguyễn Quốc Việt: Bức tranh kinh tế tư nhân đã khởi sắc

TS Nguyễn Quốc Việt – Phó Viện trưởng VEPR cho rằng, bên cạnh những gam màu tươi sáng, bức tranh kinh tế những tháng cuối năm vẫn còn nhiều vấn đề cần lưu tâm.
Điểm danh loạt thương hiệu lớn

Điểm danh loạt thương hiệu lớn 'rơi rụng' khỏi sàn chứng khoán năm nay

Âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế tăng cao... là những chỉ báo về khả năng sinh tồn của mọi doanh nghiệp, đồng thời là tiêu chí cần khắc phục nếu họ muốn ở lại sàn.
Các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động như thế nào?

Các ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động như thế nào?

Sau khi chuyển giao bắt buộc, các ngân hàng có thể sáp nhập, duy trì như một ngân hàng con hoặc bán/chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới...
Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Vì sao cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương bị xem xét huỷ niêm yết bắt buộc?

Cổ phiếu SJF của Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương bị Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh xem xét huỷ niêm yết bắt buộc.
Nhiều băn khoăn về đề xuất kê khai, thu thuế qua sàn thương mại điện tử

Nhiều băn khoăn về đề xuất kê khai, thu thuế qua sàn thương mại điện tử

Đề xuất sàn thương mại điện tử kê khai và đóng thuế hộ người bán của Bộ Tài chính đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ doanh nghiệp, người bán hàng.
CII phát hành thành công lô trái phiếu 200 tỷ đồng

CII phát hành thành công lô trái phiếu 200 tỷ đồng

Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (mã CK: CII) vừa thế chấp 6,8 triệu cổ phần Công ty CP Đầu tư Cầu đường CII để phát hành trái phiếu.
Áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng

Áp lực nợ xấu tiếp tục gia tăng

Nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng khi quy mô dư nợ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 lên tới 165 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 1,12% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Cho vay bất động sản tăng hơn 9%, lãi suất vay mua nhà đang xuống thấp

Cho vay bất động sản tăng hơn 9%, lãi suất vay mua nhà đang xuống thấp

Tín dụng bất động sản nhích tăng và lãi suất cho vay mua nhà có xu hướng giảm. Các ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy vốn cho lĩnh vực này.
Tỷ giá

Tỷ giá 'dậy sóng', nhà điều hành mở lại kênh hút tiền

Chiều 18/10, Ngân hàng Nhà nước phát hành hơn 12.000 tỷ đồng tín phiếu sau gần 2 tháng tạm ngừng trong bối cảnh áp lực tỷ giá gia tăng từ đầu tháng 10 đến nay.
Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cho MB

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức nhận Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) trở thành một thành viên mới.
Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank vừa hợp tác với Databricks triển khai Nền tảng trí tuệ dữ liệu của Databricks nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng AI trên quy mô toàn ngân hàng.
Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Khi Luật Thủ đô 2024 đi vào cuộc sống với các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ là động lực để Hà Nội có thêm sức hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới với 9 dự án thuộc chương trình “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân” của JICA, chỉ sau Brazil.
VietinBank tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị

VietinBank tổ chức đại hội cổ đông bất thường bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị

Ngày 17/10/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024.
Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank và Oceanbank cho MB

Chính thức chuyển giao bắt buộc CB cho Vietcombank và Oceanbank cho MB

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank sẽ là các ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ.
BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

BIDV sẽ cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho các doanh nhân trẻ và hội viên VYEA, tăng cường hợp tác và hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp.
Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần xem xét thận trọng, khách quan

Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần xem xét thận trọng, khách quan

Một vấn đề đang nhận được sự quan tâm của dư luận là nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml được đưa vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm bảo lãnh đã trở thành công cụ tài chính thiết yếu cho doanh nghiệp.
Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền khi chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng

Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền khi chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, quyền lợi của người gửi tiền tại các ngân hàng sẽ được đảm bảo trước, trong và sau quá trình chuyển giao bắt buộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động