Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thương mại hoá sản phẩm của đồng bào miền núi: Câu chuyện từ thổ cẩm Lan Rừng

Các sản phẩm thổ cẩm của HTX Lan Rừng đều làm thủ công rất tinh xảo, được thêu tay và dệt bằng khung cửi. Đây cũng là nét riêng giúp sản phẩm thương mại hoá.
Cuộc thi Dự án khởi nghiệp 2021: Nhiều dự án tiềm năng đã được thương mại hoá Thương mại hóa, nâng tầm cho bánh Pía

Nhiều giải pháp thương mại hoá sản phẩm

Du khách đến với Sapa (Lào Cai) thường được người dân địa phương dẫn đến mua các sản phẩm thổ cẩm thủ công của HTX Lan Rừng với các sản phẩm đa dạng và phong phú như trang phục truyền thống của các dân tộc, túi, khăn, gối… được thêu dệt tỉ mỉ và vô cùng khéo léo. Hơn 15 năm xây dựng và giữ gìn, phát triển văn hóa thổ cẩm, các sản phẩm của Lan Rừng đã được các du khách nước ngoài rất ưa chuộng và mua làm quà mỗi khi đến tham quan và du lịch tại Sapa.

Thương mại hoá sản phẩm của đồng bào miền núi: Câu chuyện từ thổ cẩm Lan Rừng
Các sản phẩm của thổ cẩm Lan Rừng

Ông Võ Văn Tài, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Lan Rừng cho biết, Sapa là một mảnh đất du lịch gắn liền với hình ảnh của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng cao. Văn hóa thổ cẩm dường như cũng gắn liền với văn hoá địa phương từ đó.

Ban đầu, Lan Rừng không có ý định xây dựng thương hiệu bởi Làng thổ cẩm Lan Rừng Sapa vốn là nơi trải nghiệm gắn kết của nghề se lanh, dệt vải, may vá, thêu thùa chứa đựng những giá trị văn hóa của nhiều sản phẩm thổ cẩm truyền thống bà con các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó... sinh sống dọc theo dãy núi Hoàng Liên. Tức là se lanh, dệt vải đã gắn bó với người dân nơi đây như một phần của cuộc sống.

Nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm thổ cẩm của Lan Rừng là sợi cây đay (cây lanh) có sẵn tại địa phương. Để có sản phẩm thổ cẩm hoàn chỉnh phải trải qua nhiều các công đoạn tỉ mỉ và vô cùng kì công như tuốt đay, se sợi, dệt, nhuộm vẽ sáp ong, thêu... Nếu như một số làng nghề thổ cẩm đã hiện đại hóa việc dệt nhuộm bằng các loại máy móc thì tại Làng Thổ cẩm Lan Rừng vẫn giữ được quy trình sản xuất truyền thống.

Cho đến khi Sapa bắt đầu mở cửa và phát triển du lịch, khi cơ sở hạ tầng của Sa Pa bắt đầu phát triển và nhu cầu trang trí nội thất cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, homestay, nhà hàng gắn liền với văn hóa bản địa ngày càng nâng cao, Lan Rừng mới có ý thức phát triển những sản phẩm thổ cẩm của mình nổi bật lên.

“Ví dụ như trước đây, những sản phẩm chỉ đặc thù là quà tặng nhưng bây giờ thì nâng lên trở thành sản phẩm có tính ứng dụng cao hơn. Đó là sản phẩm decor trang trí nội thất, làm sofa hay trang trí trong phòng khách sạn…”, ông Võ Văn Tài chia sẻ. Đây là cách để thương mại hoá hiệu quả các sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng và cả làng thổ cẩm Lan Rừng nói chung.

Không giống như nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác thường dễ tìm đường xuất khẩu, các sản phẩm của Lan Rừng khá khó khăn để xuất khẩu bởi có những đặc thù rất riêng.

Cụ thể, do làm hoàn toàn thủ công nên hàng sản xuất ra không thể giống nhau hoàn toàn. Dưới tay nghề của bà con, chất lượng hàng hoá cũng không để đồng đều 100%. Trong khi đó, để xuất khẩu được thì hàng hoá phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn rất cao của thị trường nước ngoài, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Do đó, Lan Rừng đặt mục tiêu chinh phục thị trường trong nước và xuất khẩu tại chỗ cho du khách. Bởi vì hiện nay, tại thị trường trong nước có rất nhiều khách hàng thích dùng sản phẩm thổ cẩm để trang trí nội thất. Đây là cơ hội để vừa tiêu thụ vừa quảng bá sản phẩm.

Thương mại hoá sản phẩm của đồng bào miền núi: Câu chuyện từ thổ cẩm Lan Rừng
Thổ cẩm được làm hoàn toàn thủ công

Bên cạnh đó, 5 gian hàng ở phố Cầu Mây, thị xã Sapa và Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch Lào Cai đã được mở để phục vụ du khách. Ngoài phục vụ khách du lịch mua lẻ tại hệ thống các cửa hàng, gian trưng bày, sản phẩm của Lan Rừng còn xuất khẩu sang thị trường các nước Úc, Mỹ theo một số đơn đặt hàng của du khách với các sản phẩm là đồ trang trí nội thất gia đình, nhà hàng, khách sạn, quà tặng lưu niệm…

HTX hiện có hơn 100 thành viên tham gia; chủ yếu ở các bản Tả Van, Tả Phìn, Trung Chải, Lao Chải, Cát Cát. Thu nhập từ làm nghề và phát triển du lịch giúp bà con có cuộc sống ổn định.

Giữ gìn văn hoá truyền thống

Hiện nay, khi du khách đến với Sa Pa hay các địa phương khác của vùng Tây Bắc, có thể thấy thiết kế trong nhiều phòng ở đều có hơi hướng thổ cẩm. Khi Lan Rừng đi tới vùng nào, ở khu vực nào thì sẽ dựa theo văn hóa nơi đó để thiết kế sản phẩm.

Ví dụ như ở Sa Pa thì làm theo văn hóa của người Mông, người Dao; lên Điện Biên thì làm theo văn hoá của người Thái… Đấy là cách mà Lan Rừng truyền tải được văn hóa, sản phẩm để cho khách trong nước cũng như là khách quốc tế và đặc biệt là các bạn trẻ sẽ hiểu hơn được về ngành thủ công đặc thù ở miền núi như thế nào.

Hiện tại, Lan Rừng đang hướng tới xây dựng một khu đặc thù nghề của đơn vị, để cho các bạn học sinh, các bạn trẻ, du khách trong và ngoài nước đến đến đây được trải nghiệm cách làm nghề thổ cẩm như tập dệt, tập thêu hoặc tập vẽ sáp ong trên những tấm vải, tập nhuộm chàm… Khi làm ra những sản phẩm đó thì du khách cũng có thể là mang về để làm quà. Đây cũng là cách giúp vừa kinh doanh được sản phẩm, vừa phát triển du lịch, vừa truyền bá được văn hóa thổ cẩm địa phương ra thế giới.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ công mỹ nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.
Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra

Công nghệ số đưa nông sản Lạng Sơn vươn ra 'biển lớn'

Hình ảnh người nông dân Xứ Lạng livestream bán na và các nông sản đặc sản của tỉnh không còn là điều xa lạ với người dùng mạng xã hội tại Việt Nam.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Giang: Nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

"Cho cần câu chứ không tặng con cá", cách làm này đã giúp nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang cải thiện sinh kế, từng bước thoát nghèo.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Lai Châu: Diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Phong Thổ

Sáng nay (24/5), huyện Phong Thổ (Lai Châu) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024.
Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Thông qua việc xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian nhằm khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa.
3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ triển khai hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dân tộc số có nguy cơ mai một tại 3 địa phương.
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động