Xuất khẩu dệt may điêu đứng vì phí
Ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, chi phí cho một container hàng xuất khẩu tăng gấp ba lần so với cách đây một năm.
Xuất khẩu cao su có thể hơn 3 tỉ đô la
Dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN&PTNT. Dự báo này tăng 600 triệu USD so với năm ngoái, mức cao nhất từ trước đến nay dù sản lượng tăng không đáng kể.
Cho nhập khẩu đường, nhà máy lo lắng!
Bộ Công Thương vừa cấp phép cho các doanh nghiệp nhập khẩu 250.000 tấn đường trong năm nay; trong đó 50.000 tấn sẽ được nhập sau ngày 15-4. Thông tin này đã khiến nhiều nhà máy đường hết sức lo lắng.
Được phép xuất khẩu quặng apatit đến hết năm 2012
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ra quyết định cho phép Công ty TNHHMTV Apatit Việt Nam xuất khẩu quặng apatit tại Lào Cai đến hết năm 2012 với sản lượng 500.000 tấn/năm sau khi đáp ứng đủ nhu cầu trong nước
Tìm cách điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu
Biến động thị trường Nhật đã khiến nhiều doanh nghiệp nghĩ đến việc thay đổi thị trường xuất khẩu.
Cá tra gặp khó tại thị trường Braxin
Đầu năm nay, DN XK thủy sản Việt Nam đã gặp không ít khó khăn khi cơ quan thẩm quyền Braxin có những thay đổi về thủ tục NK đối với cá tra Việt Nam.
Dệt may, thuỷ sản: Xuất khẩu tăng, lo nhiều hơn mừng
Quý 1/2011 các ngành dệt may, thuỷ sản đều có mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng. Tuy nhiên, điều doanh nghiệp lo lắng là xuất khẩu tăng nhưng không có lợi nhuận, thậm chí lỗ. Bước sang quý 2, tình hình có thể còn trầm trọng hơn.
Việt Nam thu hẹp chênh lệch thương mại với Trung Quốc
Hai tháng đầu năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng 60,3% và đang có diễn biến tích cực theo hướng thu hẹp dần khoảng cách trong cán cân thương mại giữa hai nước. Đó là chia sẻ của ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Châu Á- Thái Bình Dương, Bộ Công Thương khi bàn về vấn đề nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc thời gian gần đây.
Xuất khẩu nông sản có thể tăng rất cao trong năm nay
Dù phải đối mặt với những khó khăn về thời tiết khô hạn, rét đậm rét hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, những yếu tố thị trường bất lợi như tăng giá xăng dầu, điện và nhiều nguyên liệu đầu vào, nhưng dự báo sản lượng và kim ngạch nhiều mặt hàng nông sản sẽ tăng rất cao trong năm nay.
Nghệ An: Lần đầu tiên xuất siêu
Theo Cục Thống kê Nghệ An, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2010 ước đạt 153,7 triệu USD, tăng 30,38% so với năm 2009. Trong đó, các thành phần kinh tế tư nhân xuất được 115,3 triệu USD, chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 58,31% so với năm trước; các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xuất 11,3 triệu USD, tăng 18,19%. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu có lượng và giá trị tăng khá như: hàng rau quả sản lượng tăng 160% và giá trị tăng 560%; hạt tiêu sản lượng tăng 22,9%, giá trị tăng 79%, giá trị tăng 79%. Một số sản phẩm công nghiệp có mức tăng khá như: sản phẩm gỗ kim ngạch xuất khẩu tăng 29,94%; hàng dệt may tăng 209,5%; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 8,05%..
Cây sắn đang “đòi” chiến lược dài hơi
Mặc dù giá sắn liên tục tăng 40- 50% trong thời gian qua nhưng doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu sắn trong nước vẫn phải “vất vả” cạnh tranh với thương nhân thu mua sắn xuất khẩu sang Trung Quốc...
Xuất khẩu quý 1/2011: Tăng trưởng cao nhờ "lực đẩy" giá
Giá cao là một trong những yếu tố mang lại nhiều thành công cho hoạt động xuất khẩu (XK) của Việt Nam trong quý 1/2011. Tuy nhiên, đằng sau những thuận lợi này vẫn còn tiềm ẩn không ít khó khăn mà nếu không được giải quyết kịp thời thì hoạt động xuất khẩu từ quý 2/2011 trở đi sẽ gặp trở ngại, thậm chí không ít doanh nghiệp (DN), hiệp hội ngành hàng đã đưa ra cảnh báo nhiều kịch bản bất ổn trong thời gian tới.
Xuất khẩu cao su tháng 3 thu về 227 triệu đô la
Lũ lụt ở Thái Lan và giá dầu mỏ tăng mạnh đã đẩy giá cao su thiên nhiên đảo chiều tái lập mức cao kỷ lục một tháng vào chiều ngày 4/4/2011.
Bổ sung doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sang EU
Ngày 29/3, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngày 25/3/2011 Tổng vụ sức khỏe và bảo vệ người tiêu dùng (thuộc Ủy ban cChâu Âu) đã chính thức công nhận 53 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đăng ký bổ sung và 72 doanh nghiệp thay đổi thông tin trong danh sách các doanh nghiệp được phép chế biến, xuất khẩu vào EU.
Vẫn phải thận trọng khi xuất hàng vào EU
Từ ngày 1/4/2011, mặt hàng giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chính thức không còn chịu mức áp thuế chống bán phá giá (CBPG) 10% kéo dài trong 4 năm qua. Trở lại thế cạnh tranh công bằng, ngành da giày Việt Nam có nhiều thuận lợi trong xuất khẩu. Tuy nhiên, với một năm chịu kiểm soát, vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho giày mũ da Việt Nam.
Tất bật xuất hàng sang Nhật
Nhiều mặt hàng như thủy hải sản, rau củ quả, may mặc, da giày, đồ nội thất, gỗ xây dựng... đang có nhu cầu lớn ở Nhật và dự báo tăng mạnh thời gian tới.
Phân đạm urê: Hướng tới xuất khẩu
Hiện nhu cầu đạm urê cho sản xuất nông nghiệp cả nước vào khoảng 2- 2,2 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, dự kiến sau năm 2015 nước ta sẽ sản xuất được 3,22 triệu tấn urê/năm.
Nhập siêu chưa thể giảm mạnh
Cơ cấu hàng nhập khẩu trong quý I/2011 cho thấy, càng xuất khẩu mạnh thì càng phải nhập khẩu nguyên liệu nhiều, nên nhập siêu chưa thể giảm mạnh trong thời gian tới.
“Bắt bệnh” nhập siêu dịch vụ
Hạn chế về khả năng cạnh tranh khiến dịch vụ Việt Nam khó ra được thị trường thế giới. Ngoài ra, cách thức xuất khẩu hàng hóa hiện tại khiến Việt Nam chịu thêm nhập siêu từ các dịch vụ bên ngoài.
Cơ hội hợp tác Việt Nam- Đan Mạch trong lĩnh vực nước
Với tốc độ phát triển kinh tế- xã hội nhanh chóng như hiện nay, tại các thành phố, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang chịu áp lực rất lớn về vấn đề nước sạch và xử lý nước thải. Nhân dịp “Những ngày Nước Việt Nam- Đan Mạch 2011”, các doanh nghiệp Đan Mạch đã giới thiệu đến Việt Nam công nghệ xử lý nước hiện đại nhất cũng như cách quản lý chống thất thoát hiệu quả.