Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Longform
02/09/2022 20:38
Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

02/09/2022 20:38

Ông Nguyễn Đức Chính, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị hiện thực hóa tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”.
Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

Nhắc đến Quảng Trị, trước đây nhiều người nhớ đến là vùng “đất lửa”, mảnh đất linh thiêng, và giờ đây họ còn nhắc nhiều về “trung tâm năng lượng”. Vùng đất đầy gió, nắng và cát ấy một thời gian khó, giờ đang “biến bất lợi thành tiềm năng”, dần phát huy hiệu quả.
Khi ngồi với ông Nguyễn Đức Chính, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, được nghe nhiều câu chuyện, biết thêm nhiều điều về mục tiêu mà địa phương này đang hướng tới, kỳ vọng về một tầm nhìn “Trung tâm năng lượng năng lượng miền Trung” dần hiện thực hóa…

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

TỪ KHE GIÓ MANG NGUỒN SÁNG VỀ CHO QUẢNG TRỊ

Khi hỏi cảm xúc về dự án điện gió đầu tiên (Dự án điện gió Hướng Linh 2 của Tân Hoàn Cầu Group) tại Quảng Trị đi vào hoạt động, ông Chính xúc động: “Mình mừng, mừng dễ sợ lắm. Đó là dự án điện gió đầu tiên tại Quảng Trị, mở đầu cho sự phát triển không ngừng của năng lượng tại tỉnh, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, phát huy tiềm năng vùng đất khó khăn bao lâu nay mà sao không vui mừng được…”.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

Hỏi về địa phương có ý tưởng từ đâu mà quyết tâm thực hiện những dự án năng lượng điện gió tại Quảng Trị như thế, ông Chính nhớ lại: Không phải ngẫu nhiên mà có. Đầu tiên là phát hiện của Vestas, là một công ty chuyên cung cấp thiết bị điện gió. Họ đo gió trên vệ tinh và thấy có vùng gió địa hình tốt ở 3 khu vực phía Tây của tỉnh. Từ đó thì có doanh nghiệp vào đo gió để kiểm tra. Đến cuối năm 2014 thì trình ra Bộ Công Thương 4 dự án điện gió đầu tiên dựa trên kết quả đo gió của doanh nghiệp. Bắt đầu cho thực hiện 2 cái, Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2. Năm 2015- 2017 mới triển khai thi công, phát điện, đó là những dự án đầu tiên.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

Khi phát điện thành công, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thống nhất chủ trương giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị trình Bộ Công Thương để xin quy cụ dự án khác để triển khai thực hiện.

Có điện là một chuyện, đường dây truyền tải là một chuyện khác, thấy rõ được tính cấp bách trong việc truyền tải điện. Sau đó, địa phương trình Bộ Công Thương và Chính Phủ để xin làm đường dây 220 KV từ Lao Bảo về Đông Hà để giải phóng công suất điện sản xuất ra, từ đó tạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ sở để phát triển điện gió. Nhiều người thấy dự án đầu tiên thành công nên họ xin làm, và giai đoạn sau này thì gần như họ đã lấy các số liệu tương tự để thực hiện. Như vậy, hiện có trên 19 dự án đã thực hiện và 3 dự án tiếp tục đề xuất triển khai.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

“Mới đầu, Quảng Trị đi nghiên cứu ở Bình Thuận, Ninh Thuận, thấy có triển vọng, do đó mới thúc đẩy, quảng bá, đưa ra các dự án năng lượng tái tạo. Ban đầu lo sợ rằng không có đủ gió bởi vì mình đã đi khảo sát rất nhiều nơi, qua tận bên Thái Lan khảo sát nhưng có trường hợp làm xong nhà máy điện không chạy được, do hiệu suất phát điện thấp. Còn Quảng Trị thì hiệu suất trong một năm rất cao, nhất là khu vực Khe Gió. Đây là khu vực gió đều. Gió địa hình là có luồng gió đi, phía trên đo được, quan sát được. Thứ nhất là nó đều hơn và cái thứ hai nữa là gió phơn hướng Tây Nam vào mùa hè này là phát huy hiệu quả nhất. Bởi vì gió phơn Tây Nam mạnh nên mang lại hiệu suất phát điện cao. Mùa hè là mùa cao điểm dùng điện nên càng hiệu quả. Từ đó Quảng Trị càng có thêm quyết tâm, để tiếp tục triển khai các dự án năng lượng tái tạo”, ông Chính nhớ lại.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

Phát huy tiềm năng năng lượng vùng "đất lửa"

Nói về Quy hoạch Điện VIII, với việc đề xuất của Quảng Trị, ông Chính nhìn nhận: Sơ lược về Điện VII thì hiện nay đang xin để bổ sung về một số dự án điện gió mà tỉnh đã trình lên Bộ Công Thương. Nếu làm được có thể làm thêm 1000 đến 1500 MW nữa, nhưng quan trọng nhất là vấn đề về đường dây truyền tải. Nếu có được đường dây 500KV từ Lào về thì có thể phát triển trên vùng Tây của Quảng Trị khoảng thêm 1000 đến 2000 MW.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

Chia sẻ về các loại hình năng lượng tại Quảng Trị, ông Chính nhìn nhận: Điện bây giờ họ khống chế các vùng, vì miền Trung thì thừa điện, miền Bắc thì thiếu điện, bây giờ phải chuyển tải ra Bắc. Quảng Trị đã có nhiều dự án điện gió, điện mặt trời (Quảng Trị có 3 dự án là 150 MW), giờ làm dự án điện khí. Còn điện than thì bây giờ gặp khó khăn. Khó khăn này là không phải khó khăn từ tỉnh Quảng Trị hay Việt Nam mà khó khăn là việc nhà đầu tư chưa huy động được vốn, chưa thu xếp được vốn bên ngoài. Điện than đã được Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương cho… Cái này của tập đoàn điện lực Thái Lan là làm (tại huyện Hải Lăng-PV) nhưng bây giờ thì gặp khó khăn thu xếp vốn nên giờ đây sẽ có 3 phương án. Phương án thứ nhất là nếu huy động được vốn thì làm nhiệt điện than. Còn phương án thứ 2 là chuyển qua khí. Phương án thứ 3 là nếu không huy động được vốn thì phải dừng lại. Còn cái điện khí (tại huyện Hải Lăng- PV) thì bây giờ đang đề nghị là đưa vào quy hoạch. Dự kiến của tỉnh đến năm 2030 là phát triển khoảng 5000 MW là hoàn toàn có tính khả thi nếu như Trung ương đưa vào sơ đồ Điện VIII.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

“Hiện nay toàn tỉnh đã có 939MW điện gồm mặt trời, điện gió, thuỷ điện. Nhưng trong đó, điện gió là 671 MW, điện mặt trời 150 MW( chưa kể 104 MW điện áp mái nhà). Như vậy là hơn 1000 MW vận hành , đáp ứng được 1/5 mục tiêu. Bây giờ muốn đạt được mục tiêu thì cần phát triển tiếp điện gió, thêm được khoảng 1500 MW nữa, cộng với dự án điện khí đã khởi công với 1500 MW. Như vậy, cộng thêm một số dự án điện mặt trời nữa là có thể đáp ứng được mục tiêu khoảng 5000 MW (chưa kể dự án nhiệt điện than)”, ông Chính nói.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

Nói về việc Quảng Trị vừa đề xuất đưa các dự án vào quy hoạch Điện VIII là hợp lí chưa, ông Chính nhận xét: “Đề xuất là hợp lí. Nếu Trung ương chấp nhận cho vào Quy hoạch Điện VIII để phát triển điện ở vùng đất này là rất hợp lí. Bởi vì thứ nhất, là vùng đồi núi thì phát triển điện gió cũng không chiếm nhiều diện tích lắm. Thứ 2 là, trên vùng điện gió đó ở dưới có thể trồng các loại cây tán thấp, như vậy có thể phát triển được. Vấn đề quan trọng nhất là bây giờ phải làm thế nào để chống sạt lở, vì sạt lở sẽ ảnh hưởng đến nhân dân trong vùng dự án và trực tiếp là các dự án điện gió, có thể mất cả trăm trăm tỉ/trụ”.

Chia sẻ về việc các dự án năng lượng góp phần thu ngân sách cho địa phương, ông Chính phân tích: “Theo lí thuyết thì 1 MW thu ngân sách khoảng 1 tỷ đồng/ năm khi nào phát điện ổn định và hết thời gian ưu đãi. Nhưng mà thường giai đoạn đầu thì chỉ thu từ 300 đến 600 triệu đồng/ 1MW/năm, tuỳ theo dự án”.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

NHỮNG VƯỚNG MẮC CẦN THÁO GỠ

Ông Chính cho rằng, vừa rồi một số chậm trễ trong đấu nối cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Nếu như trong trường hợp chậm trễ trong đấu nối, không làm được truyền tải đến cho nhà đầu tư phát điện lên lưới, thì sẽ thiệt hại. Máy đã chạy nhưng không bán được điện để phát thì đó là lãng phí. Đó là lãng phí xã hội. Doanh nghiệp, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn và nền kinh tế cũng không tăng trưởng được vì do không tận dụng được nguồn lực từ năng lượng.

“Kể cả những đơn vị làm xong rồi nhưng lại bị trễ so với thời điểm giá điện ưu đãi thì càng khó khăn hơn. Những đơn vị làm thì nên có chính sách cụ thể cho cái này và sau này thì vẫn nên tiếp tục. Hiện nay thì có một vấn đề nữa để tạo cho năng lượng phát triển đó là phải sớm xác định giá. Sau khi giá ưu đãi kết thúc rồi thì phải có giá mới, có thể thấp hơn hoặc cao hơn thì phải tính, cần phải khuyến khích”, ông Chính đề xuất.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

Theo ông Chính, thực ra, với năng lượng tái tạo, nếu như Chính phủ mình có chính sách cụ thể như vừa qua, ví dụ như giá ưu đãi cho điện mặt trời, áp mã giá ưu đãi trước ngày 30/6/2019, hoặc là giá ưu đãi điện gió trước 31/10/2021 thì rất nhanh chóng để có thể phát triển nguồn điện ở lĩnh vực năng lượng tái tạo. Và có lẽ đó là một trong những giải pháp thông minh của Chính phủ, có thể là thiệt đi một chút, nhưng được cái an toàn về năng lượng. Sẽ không có tình trạng thiếu điện.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

“Bây giờ nó không xảy ra thì mình thấy bình thường, nhưng khi mà xảy ra tình trạng thiếu điện thì thiệt hại gấp hàng trăm lần so với cái giá ưu đãi. Đất nước này chỉ cần mất điện một vài khu vực thôi là có thể thiệt hại một ngày cả trăm triệu USD. Ví dụ một khu vực mất điện thì sản xuất dừng, công nghiệp tăng trưởng không có, đời sống người lao động gặp khó khăn. Rất là thiệt hại”, ông Chính đánh giá.

Trao đổi về việc hiện nay cơ chế đấu thầu có ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển năng lượng như thế nào, ông Chính cho rằng, đấu thầu, đấu giá là về lâu dài, phải đi theo hướng đó. Đó là hướng để bảo đảm sự công bằng, minh bạch, khách quan, đi theo hướng đó là đúng rồi. Nhưng mà nếu như tại thời điểm cần điện, cần phải có cơ chế. Đó là phải chỉ định cho những nhà đầu tư có năng lực để họ làm. Có thể có sự công bằng khách quan nhưng rơi vào những người không có năng lực, tâm huyết thì cũng gây ra thiệt hại. Sự thiệt hại đó nằm tiềm ẩn ở trong năng lực tài chính, trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, trong vấn đề thời tiết, thiên tai bão lụt. Nếu như mình biết được và khắc phục, hạn chế những tiềm ẩn đó thì sẽ tạo ra tăng trưởng tốt cho nền kinh tế.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

“Còn bây giờ nếu như này thì chưa có vấn đề gì thì thôi, nhưng có vấn đề thiếu điện mà phải cắt điện thì thiệt hại rất lớn. Không những là thiệt hại về vấn đề vật chất mà còn thiệt hại đến vấn đề tâm lí, an ninh chính trị. Và bài học của các nước Châu Âu, của thế giới cho thấy năng lượng rất quan trọng, giống như máu. Thiếu máu thì con người sẽ co giật, có khi thiếu máu là con người bắt đầu bạc nhược, cơ thể yếu đi, thiếu máu lên não là con người bị nhồi máu, đột quỵ não…”, ông Chính ví von.

GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ QUẢNG TRỊ SỚM “CÁN ĐÍCH”
TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG MIỀN TRUNG?

Để năng lượng Quảng Trị phát triển bền vững, ông Chính có đề xuất: “Mình thấy để có một chỗ dựa, thu hút các nhà đầu tư về điện gió, điện mặt trời và các dự án phát triển năng lượng thì nên thành lập một Hiệp hội năng lượng tại Quảng Trị. Và khi thành lập hội thì mình có một tổ chức để phối hợp, tham mưu cho địa phương. Việt Nam cũng có Hiệp hội Năng lượng rồi. Nếu như Quảng Trị có một Hiệp hội năng lượng thì mình có thể kết nối lại các chuyên gia, nhà đầu tư thì sẽ rất hay, hội năng lượng Quảng Trị… có thể tổ chức các hội thảo, thực hiện các hoạt động cho các chương trình liên quan đến năng lượng mà không phải mất kinh phí của địa phương, tự lo trang trải. Bên cạnh đó, Hội sẽ thúc đẩy kết nối nhà đầu tư, kết nối người sản xuất để có tiếng nói chung. Ví dụ khi có vướng mắc, Hội sẽ giúp đỡ cộng đồng doanh nghiệp đầu tư về năng lượng có tiếng nói. Với tư cách là cơ quan phi Chính phủ thì tiếng nói sẽ khách quan hơn”.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

Ông Chính nhìn nhận thời gian tới để năng lượng Quảng Trị phát huy được tiềm năng, trở thành “Trung tâm năng lượng miền Trung” thì cần những giải pháp, như: Cái đầu tiên để tạo điều kiện cho Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng miền Trung đó là sơ đồ điện Điện VIII hiện nay, phải tạo điều kiện để cập nhật những đề xuất của tỉnh và để có cơ sở pháp lí, đó là các dự án nguồn, trong đó là các dự án nguồn điện gió, dự án nguồn điện mặt trời, dự án nguồn điện khí…

Khi có cập nhật rồi, có cơ sở pháp lí kêu gọi nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cũng dễ dàng hơn. Đó là điều rất quan trọng. Trong sơ đồ Điện VIII cũng phải đưa thêm những dự án truyền tải. Nó sẽ tạo điều kiện để tạo ra sự đồng bộ trong dự án nguồn và truyền tải, kết nối. Nó sẽ làm cho các nhà đầu tư yên tâm để đầu tư.


Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

Giải pháp thứ 2, để thực hiện được các dự án đó là về phía chính quyền địa phương. Chính quyền phải tạo điều kiện tối đa trong khâu chuẩn bị đất đai, hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi họ có dự án.

Giải pháp thứ 3, đó là phải tăng cường kết nối, xúc tiến, quảng bá đầu tư để thu hút được nhiều nhà đầu tư có năng lực. Bởi vì đầu tư điện mặt trời, điện gió và điện khí thì cần suất đầu tư rất lớn, phải có doanh nghiệp có tài chính mạnh, đủ năng lực về chuyên môn. Nếu không có những nhà đầu tư mạnh để “chọn mặt gửi vàng” thì sẽ nảy sinh ra tình trạng chậm trễ, hoặc có thể dễ mua bán dự án. Do đó sẽ không mang lại hiệu quả trong việc đẩy nhanh việc đầu tư.

Đó là những giải pháp hết sức quan trọng, quan trọng hàng đầu vẫn là sơ đồ Điện VIII, bởi nếu không có quy hoạch thì không thể có nhà đầu tư, không thể có nhà máy. Cái này là cơ sở pháp lí gốc.

Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”Từ tiềm năng vùng “đất lửa” Quảng Trị đến tầm nhìn “Trung tâm năng lượng miền Trung”

Ở tầm vĩ mô thì nên có sự sắp xếp đúng năng lực của các tỉnh có điều kiện, đừng co hẹp lại. Nơi nào có điều kiện có đề xuất, có tính khả thi thì tạo điều kiện cho làm. Nhất là những tỉnh khó khăn như Quảng Trị, phải biến những thách thức thành lợi thế. Thách thức đó là điều kiện thời tiết khí hậu, thời tiết nắng nóng, gió nhiều, thì cho họ biến cái bất lợi thành có lợi để phát triển.

Bên cạnh đó, công tác truyền tải là phải đi song hành, thậm chí có cái đi trước. Đi trước như là một sự cam kết. Còn nếu như không có truyền tải thì nhà đầu tư làm nguồn phát điện sẽ sạt nghiệp. Bởi vì khi đầu tư là phải có quá trình hoàn vốn, chỉ cần chậm phát điện cái là tiền lãi ngân hàng, tiền hoàn vốn không thực hiện được rồi sẽ thành nợ xấu, ảnh hưởng đến cả hoạt động tài chính tín dụng…

Xuân Hoài

Đồ họa: Đức Thảo

X.H

Có thể bạn quan tâm

Tử hình Quân Idol cùng đồng bọn về tội vận chuyển ma tuý

Tử hình Quân Idol cùng đồng bọn về tội vận chuyển ma tuý

Nguyễn Quốc Quân (Quân Idol) cùng 3 đồng phạm là Lê Văn Sơn, Phạm Công Định, Trần Lê Duy Thịnh vừa bị TAND tỉnh tuyên án tử hình về tội vận chuyển ma tuý.
Quân Idol cùng đồng bọn hầu tòa với hàng loạt tội danh đối diện mức án nào?

Quân Idol cùng đồng bọn hầu tòa với hàng loạt tội danh đối diện mức án nào?

Sáng 28/ 8, Hội đồng xét xử Toàn án Nhân dân tỉnh Quảng Trị đang mở xét xử Quân Idol cùng các đồng phạm với hàng loạt tội danh đặc biệt nghiêm trọng.
Chèn link cá độ vào website của cơ quan Nhà nước: Phó chánh Văn phòng UBND Quảng Trị bị bắt

Chèn link cá độ vào website của cơ quan Nhà nước: Phó chánh Văn phòng UBND Quảng Trị bị bắt

Công an tỉnh Quảng Nam bắt tạm giam Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị vì có liên quan đến đường dây chèn link cá độ vào các website của cơ quan nhà nước.

Xem thêm

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng và những sáng kiến làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện

Nhờ các sáng kiến cải tiến trong quản lý vận hành lưới điện, kĩ sư Nguyễn Sỹ Thắng - Giám đốc TTĐ Hà Tĩnh - đã làm lợi hàng chục tỷ đồng cho ngành điện.
Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ

Bài 1: Đường dây 500kV mạch 3: Những người thợ 'vượt gió' trên dãy Hoành Sơn

Để dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đóng điện toàn tuyến trước 2/9, những vị trí cuối cùng của dự án nằm trên dãy Hoành Sơn đang gấp rút hoàn thiện.
Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Trước giờ đóng điện đường dây 500kV mạch 3, cung đoạn Nam Định 1- Phố Nối

Chỉ còn một ngày nữa cung đoạn Nam Định 1– Phố Nối của dự án đường dây 500kV mạch 3 sẽ chính thức đóng điện, các công việc chuẩn bị đã hoàn tất.
Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Infographic |Kinh tế - xã hội cả nước 7 tháng đầu năm 2024: Nhiều tín hiệu tích cực

Đi qua nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và đặt kỳ vọng cao về khả năng tăng trưởng đạt, vượt mục tiêu.
Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu

Longform | Xây dựng và bảo vệ thương hiệu 'quốc bảo' sâm Ngọc Linh

Các địa phương, cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc bảo vệ, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho cây sâm Ngọc Linh.
Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Kéo dây dự án 500kV mạch 3 Nam Định 1-Phố Nối trong điều kiện mưa gió ra sao?

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Nam Định 1- Phố Nối đang dần về đích, trong điều kiện mưa bão của miền Bắc hiện nay, công tác kéo dây càng trở lên khó khăn hơn.
Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Longform | Xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các hoạt động xúc tiến thương mại giúp hàng Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

Dù đã gặt hái được nhiều kết quả sau thời gian dài trầm lắng, song ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đối diện nhiều thách thức về xuất khẩu.
Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hội chợ thương mại Việt - Lào: Hành trình hơn 1 thập kỷ thắt chặt quan hệ thương mại hai nước

Hơn 1 thập kỷ qua, Hội chợ thương mại Việt - Lào đã góp phần thiết thực trong việc thắt chặt quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Giảm phát thải khí nhà kính, ngành than lo đời sống của hàng vạn thợ mỏ

Việc xây dựng lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP26 để giảm phát thải khí nhà kính là cần thiết, tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức cho TKV.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Hãy sống trọn nghĩa, vẹn tình với những người đã ngã xuống vì Tổ quốc

Cho dù cả cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ nhưng ông vẫn kiên trung, bất khuất, tự hào.
Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

Nữ tướng U60 và Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng

184 lái xe tại TP. Đà Nẵng tiên phong tham gia Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab TP. Đà Nẵng, đứng vào hàng ngũ tổ chức công đoàn Việt Nam.
Những

Những 'chiến binh dũng cảm' trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Mặc nắng gắt, nhiệt độ thân cột “nóng bỏng tay” hay mưa dông những người thợ truyền tải điện vẫn đu mình trên cao, đẩy nhanh tiến độ thi công lắp dựng cột.
Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Bài 3: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Sức mạnh từ sự đoàn kết, sáng tạo

Trong quá trình thi công đường dây 500kV mạch 3, nhờ đoàn kết, sáng tạo, những người lính truyền tải đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Bài 2: Thi công đường dây 500kV mạch 3: Khi lãnh đạo cũng tham gia dựng cột

Hơn một nửa quân số của Truyền tải điện Nghệ An đang tham gia tăng cường cho dự án đường dây 500kV mạch 3, Phó giám đốc cũng tham gia thi công, dựng cột.
Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Thi công đường dây 500kV mạch 3: Bài 1 - Lính truyền tải điện đồng lòng vượt khó

Nắng gắt rồi mưa xối xả liên tiếp, không vì thế mà “cản” tiến độ của những người lính truyền tải trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối.
Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Longform | Vĩnh Phúc: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Việc chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đã mở ra những cơ hội phát triển mới, khẳng định uy tín, chất lượng, giá trị thương hiệu...
Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Longform | Bài 3: Cuộc chiến chống ma túy và sự hi sinh thầm lặng của những người lính vùng biên

Cuộc chiến với tội phạm ma túy là cuộc chiến thầm lặng, vô cùng hiểm nguy nhưng các chiến sĩ biên phòng trên mặt trận chống ma túy vẫn luôn kiên cường bám trụ.
Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Longform | Bài 2: Bộ đội Biên phòng Sơn La và cuộc chiến sinh tử chống ma túy

Nhờ bám sát dân, nhiều khu vực được coi là điểm nóng về buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy tại Sơn La đã kịp thời được Bộ đội biên phòng ngăn chặn, xóa sổ.
Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Longform | Bài 1: Gian nan đấu tranh chống ma túy vùng biên

Biên giới Việt Nam – Lào đoạn qua tỉnh Sơn La luôn là một trong những điểm nóng về vận chuyển, buôn bán ma túy trái phép từ bên kia biên giới.
Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Longform | Bài 3: Điện Biên định vị thương hiệu du lịch từ lối đi riêng

Tin tưởng, hy vọng và chờ đợi, diện mạo mới của du lịch vùng đất hoa lửa Điện Biên sẽ mang đến cho nhân dân và du khách quốc tế những trải nghiệm bất tận…
Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Longform| Bài 2: Tạo đột phá từ hệ sinh thái thương mại, du lịch, dịch vụ

Xác định di tích lịch sử là khởi điểm, là cầu nối để Điện Biên phát triển các loại hình du lịch, thời gian qua Điện Biên tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng.
Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Longform| Biến di sản thành tài sản trên vùng đất hoa lửa Điện Biên. Bài 1: Về miền di tích lịch sử

Di tích lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5 rực màu hoa phượng đỏ, từng đoàn khách du lịch tấp nập về với vùng đất hoa lửa trong niềm hân hoan.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Ở giữa biển khơi mênh mông ấy, những người chiến sĩ hải quân với làn da sạm nắng và nụ cười ấm áp, họ vẫn kiên định, vững vàng trước sóng gió biển khơi.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Trong hành trình này, tôi đã có dịp gặp gỡ với những thiên thần – những người đã mang đến cuộc đời mới cho những người không may gặp nạn ở Trường Sa.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi

Ở Trường Sa, cùng với Hải quân Việt Nam và biên phòng, các âu tàu, làng chài như vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi giúp ngư dân vươn khơi, bám biển.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 2: Chuẩn đô đốc và ký ức siêu bão Linda 1997

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 2: Chuẩn đô đốc và ký ức siêu bão Linda 1997

Trong hành trình ra Trường Sa lần này, tôi may mắn được nói chuyện với Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Khánh, ông đã kể câu chuyện của mình khi làm nhiệm vụ trên biển.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 1: Mùa biển lặng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 1: Mùa biển lặng

Được đến với Trường Sa là ước mơ của bất cứ phóng viên nào trong suốt cuộc đời làm báo. Với tôi ước mơ đó đã trở thành hiện thực sau 22 năm cầm bút.
|< < 1 2 3 4 > >|